Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 26: Chất lượng cuộc sống

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm tuổi thọ, bình quân thu nhập/đầu người, giáo dục và thứ bậc về chỉ số phát triển con người Việt Nam trên thế giới.

- Hiểu được một số đặc điểm về chất lượng của người dân nước ta.

- Thấy được sự phân hoá chất lượng cuộc sống hiện nay.

2. Kỹ năng

Phân tích các bảng số liệu thống kê, các biểu đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 26: Chất lượng cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2008 Ngày dạy : 19/11/2008 Tiết 26 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm tuổi thọ, bình quân thu nhập/đầu người, giáo dục và thứ bậc về chỉ số phát triển con người Việt Nam trên thế giới. - Hiểu được một số đặc điểm về chất lượng của người dân nước ta. - Thấy được sự phân hoá chất lượng cuộc sống hiện nay. 2. Kỹ năng Phân tích các bảng số liệu thống kê, các biểu đồ. 3. Thái độ Ý thức được sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong quá trình phát triển. II. Phương tiện dạy học - Bảng 24.1 SGK (phóng to) - Một số tranh ảnh thể hiện chất lượng cuộc sống ở các vùng miền trên đất nước ta, một số nước trong khu vực và thế giới (nếu có). III. Hoạt động dạy và học Khởi động: - Gv nói: Các em đã từng nghe nói về chất lượng cuộc sống. Vậy chất lượng cuộc sống là gì? - 2-3 HS trả lời. - GV nói: Chất lượng cuộc sống là khái niện rộng, phức tạp, nó được thể hiện qua hàng loạt các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người được đáp ứng đến mức cao nhất. Chất lượng cuộc sống được đo bằng những chỉ tiêu nào? Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam có đặc điểm gì? Chúng ta cần làm gì để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và của bản thân mỗi chúng ta? Đó là những câu hỏi các em cần trả lời trong bài học hôm nay. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1:Tìm hiểu chỉ số HDI và vị trí của Việt Nam trong xếp hạng HDI trên thế giới HS làm việc theo cặp hoặc nhóm Bước 1: - Gv nói: Để so sánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia, hằng năm chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra bản báo cáo với một hệ thống các chỉ số trong đó có chỉ số phát triển con người (HDI). Vậy chỉ số phát triển con người là gì? Nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới về chỉ số HDI? Muốn biết được điều này, cacd em hãy cùng làm bài tập trong phiếu học tập sau. - GV phát phiếu học tập cho HS Bước 2: - HS các nhóm làm việc và hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: 1 – 2 HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thu nhập bình quân đầu người và xoá đói giảm nghèo ở nước ta (HS làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ) Bước 1: - Dựa vào bảng 24.1, trả lời câu hỏi trang 92 SGK. - HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao xoá đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết ở nước ta? + Nêu những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo ở nước ta. + Giải thích vì sao đạt được những thành tựu đó. + Liên hệ thực tế địa phương về xoá đói giảm nghèo. Bước 2: HS trình bày (một nhóm trình bày về GDP/người, một nhóm trình bày về xoá đói giảm nghèo), các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Hỏi: Vì sao có sự chênh lệch lớn về GDP/người giữa các vùng? (do có sự khác nhau về phát triển kinh tế và qui mô dân số; ví dụ: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nhưng dân số không quá đông nên GDP/người cao nhất) Xoá đói giảm nghèo được quan tâm trong các chương trình mục tiêu quốc gia của Nhà nước, đặc biệt chương trình xoá đói giảm nghèo toàn diện tại các xã điểm, Hoạt động 3: Tìm hiểu về giáo dục, văn hoá (HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp) Bước 1: - HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, nêu những thành tựu trong phát triển giáo dục, văn hoá ở nước ta. - Dựa vào 24.2, nhận xét về sự thay đổi số trường học, số học sinh của nước ta. Bước 2: -HS trình bày, GV giúP HS chuẩn kiến thức. Riêng HS tiểu học và THCS giai đoạn 2003-2004 giảm do tỉ lệ sinh giảm giữa các dân tộc, các địa phương trong nước và với thế giới. -GV: sự phát triển giáo dục, văn hoá có những bước tiến lớn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, nhưng chất lượng còn hạn chế. - Hỏi: Em hãy nêu một số hạn chế trong phát triển giáo dục, văn hoá của nước ta. ( chất lượng giáo dục còn chưa cao, học còn nặng về lý thuyết, khả năng vận dụng còn yếu thực; chất lượng các khu phố làng văn hoá còn có những hạn chế). -GV: Việc nâng cao chất lượng văn hoá, giáo dục là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Hoạt động 4: Tìm hiểu về y tế và chăm sóc sức khoẻ (HS làm việc cả lớp). -Hỏi: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, nêu những thành tựu về y tế và chăm sóc sức khoẻ của người dân nước ta. -Hỏi: Phân tích bảng 24.3 và nêu nhận xét. Hoạt động 5: Tìm hiểu phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư (học sinh làm việc cả lớp). -Hỏi: Dựa vào SGK, nêu các hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta. -Hỏi: Vì sao cần phải đảm bảo công bằng xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống? 1. Việt Nam trong xếp hạng HDI trên thế giới ( Phần phụ lục) 2. Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống a. Về thu nhập bình quân đầu người và xoá đói giảm nghèo. * Thu nhập bình quân đầu người: -Có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn giữa các vùng. -Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa vùng cao nhất và thấp nhất còn quá lớn. Xoá đói giảm nghèo: - Được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. - Thành tựu to lớn: + Tỉ lệ nghèo đói không ngừng giảm + Ngưỡng nghèo không ngừng tăng do mức sống chung của dân cư tăng rõ rệt. b. Về giáo dục, văn hoá - Tỉ lệ biết chữ của người lớn cao, 90,3% - Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, số trường học các cấp tăng nhanh, số HS tăng nhanh - Các trường đại học, cao đẳng và trung học chyên nghiệp tăng nhanh. - Việc học tập được cải thiện đáng kể - Hệ thông thư viện công cộng phát triển rộng khắp. - Việc trao đổi văn hoá nghệ thuật phát triển mạnh. c. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ - Y tế phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. - Số bác sĩ, y sĩ tăng nhanh. - Thường xuyên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như phong chống sốt rét, sốt xuất huyết,... 3. Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư IV. Đánh giá V. Hoạt động nối tiếp VI. Phụ lục Phiếu học tập của hoật động 1

File đính kèm:

  • docBai 24 Chat luong cuoc song DL 12 NC.doc