Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 26 - Tuần 4 - Bài 23 : Thực hành : Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

I. Mục tiêu bài học :

1. Về kiến thức :

- Củng cố kiến thức về ngành trồng trọt.

 2. Về kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết.

 3. Về thái độ :

- Rèn luyện tinh thần, ý thức học tập của học sinh.

 4. Kiến thức trọng tâm :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 26 - Tuần 4 - Bài 23 : Thực hành : Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 04/02/2009 Ngày dạy : 06/02/2009 Tiết : 26 Tuần : 4 ( HKII ) BÀI 23 : THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Củng cố kiến thức về ngành trồng trọt. 2. Về kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết. 3. Về thái độ : - Rèn luyện tinh thần, ý thức học tập của học sinh. 4. Kiến thức trọng tâm : - Vẽ biểu đồ về tốc độ tăng trưởng. - Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. II. Đồ dùng dạy học : - Các biểu đồ được chuẩn bị trên giấy khổ lớn. - Bảng số liệu đã được tính toán. III. Phương pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Trình bày vai trò và tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua ? à Sgk trang 93, 94. CH 2 : Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta ? à Sgk trang 94, 95. 3. Bài mới : GV nêu nhiệm vụ của bài học : - Vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng. - Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HĐ 1 : Cả lớp/cá nhân. Bài tập 1 : Bước 1 : Tính tốc độ tăng trưởng Giáo viên yêu cầu học sinh : - Đọc nội dung bài và nêu cách tính. - Học sinh tính và ghi kết quả lên bảng. - Giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả tính, lưu ý thống nhất làm tròn số. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây từ 1990 – 2005. Lấy 1990 = 100% Năm Tổng Số Lương thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0 2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3 Bước 2 : Vẽ biểu đồ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách vẽ. - Cử 1 học sinh lên bảng vẽ, cá nhân toàn lớp cùng vẽ. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn trong quá trình học sinh vẽ. ( Chỉ vẽ một phần biểu đồ ). - Giáo viên treo biểu đồ mẫu, học sinh so sánh sửa chữa. - Giáo viên nhận xét, bổ sung biểu đồ học sinh vẽ. Biểu đồ : Thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng từ 1990 - 2005. Biểu đồ đường biểu diễn (Giống biểu đồ SGV) Bước 3 : Nhận xét - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhận xét ( nêu các ý chính, bám sát và khai thác các thông tin từ bảng số liệu và biểu đồ ). - Học sinh trình bày, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức : Xu hướng tăng tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. - Giá trị sản xuất nhĩm cây cơng nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung ( nhĩm cây công nghiệp tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng chung 2,17 lần ) à Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng. - Ngược lại tốc độ tăng của các nhĩm cây cịn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ trọng của các nhĩm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt. à Chứng tỏ : - Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã cĩ sự phân hố và đa dạng, cây rau đậu được đẩy mạnh sản xuất. - Sản xuất cây cơng nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây cơng nghiệp đặc biệt là nhĩm cây cơng nghiệp nhiệt đới. HĐ 2 : Cả lớp Bài tập 2 : Bước 1 : Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp : - Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 – 2005 được dễ dàng hơn, giáo viên có thể căn cứ vào bảng số liệu vẽ biểu đồ đường biểu diễn về diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta. - Giáo viên định hướng cách phân tích. + Nhận xét về tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 1975. + Những mốc quan trọng về sự biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp. - Sau đó học sinh trình bày, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức : + Từ 1975 – 2005 diện tích cả 2 nhĩm cây cơng nghiệp đều tăng nhưng cây cơng nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn. + Cây cơng nghiệp hàng năm : Tốc độ tăng 4,1 lần và tăng khơng đều : 1975 – 1985 tă ng ( gấp 2,9 lần ); đến 1990 giảm 58,7 nghìn ha. Từ 1990 – 2005 tăng nhanh liên tục ( gấp 1,6 lần so với năm 1990 ). + Cây cơng nghiệp lâu năm : Tốc độ tăng 9,5 lần và tăng liên tục; tỷ trọng tăng nhanh. Bước 2 : Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây cơng nghiệp. - Giáo viên cho học sinh tính tốn thành lập bảng số liệu mới sau : Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ( 1975 – 2005) % Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm 1975 54,9 45,1 1980 59,2 40,8 1985 56,1 43,9 1990 45,2 54,8 1995 44,3 55,7 2000 34,9 65,1 2005 34,5 65,6 - Giáo viên định hướng cho học sinh vẽ biểu đồ : Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005 ( Biểu đồ dạng miền ) để dễ nhận biết. - Giáo viên định hướng cách nhận xét về xu hướng biến đổi cơ cấu diện tích. + Cả giai đoạn. + Những mốc quan trọng. + Học sinh rút ra được kết luận : Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp liên quan đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. . Cây công nghiệp hàng năm từ 1975 – 2005 giảm liên tục ( 2005 giảm gần 2 lần so với năm 1975 ). . Cây công nghiệp lâu năm từ 1975 – 2005 tăng nhanh liên tục ( 2005 tăng 1,5 lần so với 1975). 4. Củng cố : - GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành của học sinh. Tuyên dương những mặt tích cực và rút kinh nghiệm cho các giờ thực hành sau. 5. Dặn dò : - Về nhà hoàn thiện bài thực hành. Chuẩn bị bài mới “ Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp ”.

File đính kèm:

  • docBai 23 Thuc hanh Phan tich su chuyen dich co cau nganh trong trot.doc