I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.
- Nêu được đặc điểm phát triển của ngành Bưu chính và Viễn thông.
2. Về kỹ năng :
- Đọc bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện theo các vùng.
3. Về thái độ :
- Thấy được tầm quan trọng của việc phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. Mỗi loại hình vận tải có những đặc điểm riêng và có vai trò riêng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 30 - Tuần 8 - Bài 30 : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ
Ngày soạn : 01/03/2009
Ngày dạy : 03/03/2009
Tiết : 33
Tuần : 8 ( HKII )
BÀI 30 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.
- Nêu được đặc điểm phát triển của ngành Bưu chính và Viễn thông.
2. Về kỹ năng :
- Đọc bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện theo các vùng.
3. Về thái độ :
- Thấy được tầm quan trọng của việc phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. Mỗi loại hình vận tải có những đặc điểm riêng và có vai trò riêng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Sự đa dạng của mạng lưới thông tin liên lạc nước ta.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Atlát địa lý Việt Nam.
III. Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận..
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở thực hành của 1 số học sinh.
3. Bài mới :
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi : Hãy nêu vai trò của ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Sau đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1 : Nhóm
Bước 1 : Giáo viên đặt câu hỏi : Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào, sau khi học sinh trả lời , giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao việc :
Dựa vào Sgk, bản đồ giao thông vận tải Việt Nam, Atlat địa lý Viêt Nam và sự hiểu biếtmỗi nhóm tìm hiểu 1 loại hình giao thông vận tải.
- Nhóm 1 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải đường bộ.
- Nhóm 2 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải đường sắt.
- Nhóm 3 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải đường sông.
- Nhóm 4 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải đường biển.
- Nhóm 5 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải đường hàng không.
- Nhóm 6 : Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải đường ống.
Bước 2 : Đại diện các nhóm trình bày ( Khi trình bày các tuyến đường chính , học sinh phải chỉ được các tuyến đường đó trên bản đồ), các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. Giáo viên có thể đặt thêm 1 số câu hỏi :
* Dựa vào hình 30 ( hoặc Atlat địa lí Việt Nam) hãy kể tên một số tuyến đường quan trọng theo hướng Đông – Tây ?
? Ý nghĩa của quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh ?
- Những tuyến đường quan trọng theo hướng Đông – Tây : 9, 14, 19
Học sinh lên bản chỉ bản đồ.
- Ý nghĩa của quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh :
+ Nối liền các vùng kinh tế.
+ Phát triển kinh tế xã hội của dải phía tây đất nước.
? Hãy kể tên các tuyến đường xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam mà em biết ? ( Tuyến A17, A15, )
? Dựa vào hình 30 (SGK) hãy kể một vài sân bay trong nước và quốc tế ?
- Nội bài
- Tân sơn nhất.
- Đà Nẵng.
- Vinh.
HĐ 2 : Cả lớp.
Bước 1 : Học sinh đọc Sgk và trả lời các câu hỏi sau :
? Nêu đặc điểm của ngành bưu chính ?
? Hãy kể tên một số loại hình dịch vụ của ngành bưu chính nước ta ?
? Những giải pháp trong giai đoạn tới ?
Bước 2 : Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức.
+ Gửi thư, quà,
( trên 300 bưu cục, khoảng 18.000 điểm phục vụ và hơn 8.000 điểm bưu điện văn hóa xã)
HĐ 3 : Cả lớp
Bước 1 : Học sinh đọc Sgk và cho biết :
? Quá trình phát triển của ngành viễn thông?
? Kể tên một số mạng lưới viễn thông ở nước ta?
Bước 2 : Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức.
1. Giao thông vận tải :
- Phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.
a. Đường bộ : ( đường ô tô)
* Đặc điểm :
- Nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa.
- Mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Phương tiện nâng cao về số lượng và chất lượng.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh.
- Tồn tại : mật độ và chất lượng đường còn thấp.
* Các tuyến đường chính :
- Quốc lộ 1.
- Đường Hồ Chí Minh ( Đang xây dựng)
- Quốc lộ 5, 6, 9, 14.
b. Đường sắt :
- Tổng chiều dài đường sắt nước 3143 km.
- Trước 1991, phát triển chậm, chất lượng phục vụ còn hạn chế, hiện nay đã được nâng cao.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh.
- Các tuyến đường:
+ Đường sắt Thống Nhất.
+ Các tuyến đường khác : Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng,
+ Mạng lưới đường xuyên á đang được nâng cấp.
c. Đường sông :
- Sông ngòi nhiều nhưng mới chỉ sử dụng cho giao thông khoảng 11.000 km.
Phương tiện vận tải khá đa dạng nhưng ít được cải tiến và hiện đại hóa.
- Có nhiều cảng sông, với 30 cảng chính.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng.
- Một số hệ thống sông chính :
+ Hệ thống sông Hồng -Thái Bình.
+ Hệ thống sông Mê kông - Đồng Nai.
+ Một số sông lớn ở miền Trung.
d. Ngành vận tải đường biển :
- Điều kiện : Có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh kín gió, nhiều đảo, quần đảo ven bờ, thuận lợi cho vận tải đường biển.
- Cả nước có 73 cảng biển. Các cảng liên tục được cải tạo để nâng cao công suất.
- Tuyến quan trọng: Hải Phòng - Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Cảng biển và cụm cảng quan trọng : Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây,
e. Đường hàng không :
- Là ngành trẻ nhưng phát triển nhanh và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
- Khối lượng vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh.
- Đến năm 2007 cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.
- Các tuyến đường chính :
+ Đường bay trong nước, chủ yếu khai thác 3 đầu mối : Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
+ Mở 1 số tuyến đường bay đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
g. Đường ống :
- Ngày càng phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
2. Thông tin liên lạc :
a. Bưu chính :
* Đặc điểm : Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
* Hạn chế :
- Mạng lưới phân bố chưa hợp lí.
- Công nghệ lạc hậu.
- Quy trình nghiệp vụ mang tính thủ công.
- Thiếu lao động có trình độ cao.
* Giai đoạn tới :
- Triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường.
- Áp dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
b. Viễn thông :
* Đặc điểm :
- Tốc độ phát triển nhanh.
- Đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
* Quá trình phát triển :
- Trước thời kì Đổi mới : Mạng lưới, thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc hậu, dịch vụ viễn thông nghèo nàn
- Những năm gần đây tăng trưởng với tốc độ cao.
* Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.
- Mạng điện thoại.
- Mạng phi thoại.
- Mạng truyền dẫn.
4. Củng cố :
- Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế xã hội?
5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk, làm bài tập 2/136. Đọc trước bài mới “ Vấn đề phát triển thương mại, du lịch ”.
File đính kèm:
- Bai 30 Van de phat trien nganh giao thong van tai va thong tin lien lac.doc