1. Về kiến thức :
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển kinh tế – xã hội.
- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong Atlat.
- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ có liên quan.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 46 - Tuần 15 - Bài 41 : Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /04/2009
Ngày dạy : /04/2009
Tiết : 46
Tuần : 15 ( HKII )
BÀI 41 : VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển kinh tế – xã hội.
- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc trong Atlat.
- Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ có liên quan.
3. Về thái độ :
- Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Tính đa dạng của tự nhiên.
- Thế mạnh ,hạn chế và biện pháp sử dụng tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ tự nhiên ĐBSCL.
- Atlat địa lí Việt Nam.
III. Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
- Chấm vở thực hành của một số học sinh.
3. Bài mới :
- Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng giàu tiềm năng, là vùng trọnng điểm lương thực – thực phẩm số 1 cả nước. Vậy việc sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng hiện nay đang có những vấn đề gì đặt ra ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1 : Cả lớp
Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ hình thể Việt Nam hoặc Atlát địa lý Việt Nam cho biết :
? Kể tên các tỉnh, thành phố của ĐBSCL ?
à Học sinh kể tên 13 tỉnh của ĐBSCL, diện tích và dân số của đồng bằng - so sánh với ĐBSH.
- Giáo viên dựa vào bản đồ tự nhiên + Atlat địa lý Việt Nam dẫn dắt học sinh tìm hiểu các bộ phận hợp thành của đồng bằng.
Bước 2 : Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức.
HĐ 2 : Nhóm/lớp.
Bước 1 : Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức trong Sgk làm các việc cụ thể sau :
- Nhóm 1, 2,3 : Tìm hiểu về tài nguyên đất và cho biết :
? Các loại đất chính và phân bố chúng ?
? Tại sao ĐBSCL có nhiều đất phèn và đất mặn?
- Nhóm 2, 4, 6 : Tìm hiểu về các thế mạnh khí hậu, sông ngòi, sinh vật.
Bước 2 :
- Đạidiện nhóm trình bày kết quả ( kết hợp chỉ bản đồ ), các thành viên trong nhóm và các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét,bổ sung và giúp học sinh chuẩn kiến thức.
- Chuyển ý : Trên cơ sở các thế mạnh mà các nhóm trình bày, giáo viên đặt câu hỏi :
? Hãy nêu các hạn chế của vùng để cả lớp cùng suy nghĩ. Sau đó gọi học sinh trả lời. Giáo viên chuẩn kiến thức.
HĐ 3 : Cả lớp.
Bước 1 : Học sinh dựa vào Sgk :
- So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa ĐBSCL và ĐBSH.
? Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí đất đai ?
? Nêu các biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này ?
Bước 2 : Học sinh trả lời, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức.
1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL :
- ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố.
- Diện tích : 4triệu ha ( 12% diện tích cả nước)
- Dân số : 17,4 triệu người ( 20.7% dân số cả nước ).
- Vị trí địa lí :
+ Bắc giáp Đông Nam Bộ.
+ Tây bắc giáp Campuchia.
+ Tây giáp vịnh Thái Lan.
+ Đông giáp Biển Đông.
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm :
+ Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu :
*Thượng châu thổ : cao 2 - 4m, ngập nước mùa mưa, nhiều vùng trũng.
* Hạ châu thổ : thấp 1 - 2m, chịu tác động của thủy triều và sóng biển, lưỡi nước mặn, có các vùng trũng ngập nước & bãi bồi ven sông.
+ Phần nằm ngoài phạn vi tác động trực tiếp của 2 sông trên nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông : Đồng bằng Cà Mau.
Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu :
a.Thế mạnh :
- Đất : Tài nguyên quan trọng hàng đầu bao gồm 3 nhóm chính :
+ Phù sa nước ngọt : 1.2 triệu ha ( 30% diện tích ) màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn : 1.6 triệu ha ( 41% ) : Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.
+ Đất mặn : 75 vạn ha ( 19 % ) : Phân bố thành vành đai ven Biển Đông và Vịnh Thái Lan.
+ Đất khác : 40 vạn ha ( 10 % ), rải rác ( đất xám bạc màu).
- Khí hậu: Tính chất cận xích đạo.
Tổng giờ nắng trung bình 2200 – 2700 giờ/năm, to trung bình 25 - 27o C, lượng mưa lớn 1300 – 2000 mm/năm ( Mùa mưa T5 –T11).
- Mạng lươi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt à Thuận lợi cho giao thông thủy, sản xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật : + Rừng ngập mặn ( Cà Mau, Bạc Liêu ).
+ Rừng Tràm ( Kiên Giang )
Động vật : + Biển : hàng trăm bãi cá tôm & diện tích mặt nước.
+ Rừng : Nhiều loài chim.
- Khoáng sản : Đá vôi ( Hà Tiên, Kiên Lương), than bùn ( U Minh, Tứ giác Long Xuyên ), dầu khí ở thềm lục địa.
b. Hạn chế :
- Mùa khô kéo dài ( T12 - T4 ) à nước mặn xâm nhập sâu à tăng độ chua mặn, các tai biến về tự nhiên.
- Phần lớn là diện tích đất phèn, mặn. Một số loại đất thiếu dinh dưỡng, đất chặt, khó thoát nước, thiếu nước mùa khô à sử dụng cải tạo khó khăn.
-Tài nguyên khoáng sản : ít.
3. Sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long :
-Tự nhiên có nhiều ưu thế hơn đồng bằng sông Hồng.
- Sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đây là vấn đề cấp bách. Biện pháp :
+ Thủy lợi : Nước là vấn đề quan trọng hàng đầu trong mùa khô để thau chua, rửa mặn, tạo các giống lúa chịa phèn, mặn.
VD : Kênh Vĩnh tế ( S. Tiền – Tứ giác Long Xuyên à rửa phèn ).
+ Cần duy trì và bảo vệ rừng là nhân tố qtrọng nhất đảm bảo cân = sinh thái.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người à phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế phá thế độc canh lúa
+ Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến.
- Đối với vùng biển : Kết hợp khai thác kinh tế giữa đất liền với biển – đảo, quần đảo.
- Đối với đời sống nhân dân : Cần chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi do lũ đem lại.
4. Củng cố :
- So sánh sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa ĐBSH với ĐBSCL.
- Nêu những khó khăn cơ bản của ĐBSCL về tự nhiên và những giải pháp cần thực hiện để khắc phục.
5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. Chuẩn bị bài mới “ V ấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo ”.
File đính kèm:
- Bai 41 Van de su dung hop ly va cai tao tu nhien o dong bang song Cuu Long.doc