Bài giảng môn học Địa lý lớp 7 - Tiết 01 - Bài 01: Dân số (Tiếp)

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 HS cần hiểu và nắm vững về :

 Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi.

 Nguồn lao động của một địa phương

 Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số.

 Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.

 2. Kĩ năng:

 

doc95 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 7 - Tiết 01 - Bài 01: Dân số (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một Thành phần nhân văn của môi trường ******************************************************************* Tiết 01 Bài 01 Dân số A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS cần hiểu và nắm vững về : Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Nguồn lao động của một địa phương Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số. Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết. 2. Kĩ năng: Qua biểu đồ dân số hiểu và nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số. Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi. B. Chuẩn bị: - Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2SGK - Hai tháp tuổi H1.1 SGK - Biểu đồ gia tăng dân số địa phương. - Bảng số liệu, tư liệu sự phát triển dân số C. Lên lớp * KTBC : * Vào bài : Theo tài liệu của UB dân số thì “Toàn thế giới mỗi ngày có 35 triệu đứa trẻ ra đời” Vậy hiện nay trên Trái Đất có bao nhiêu người. Trong đó có bao nhiêu Nam, Nữ, người già, trẻvà cứ 1 ngày số trẻ em sinh ra bằng số dân của 1 nước dân số trung bình, như vậy điều đó có là một thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội không ? * Bài mới : Hoạt động của Thầy và trò Ghi bảng GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ dân số”( tr 186) GV giới thiệu về một vài số liệu nói về dân số, VD: “ Tính đến ngày 31/12/97, thủ đô Hà Nội có 2.490.000 dân” hoặc đến năm 1999 nước ta có 76,3 triệu người hoặc “ Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào” Vậy làm thế nào để biết được số dân, nguồn lao động ở một thành phố, một quốc gia. Đó là công việc của người điều tra dân số. CH: Vậy trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu những gì? GV giới thiệu sơ lược H1.1 SGK cấu tạo, màu sắc biểu hiện trên tháp tuổi( 3 nhóm tuổi) Màu xanh lá cây biểu thị số người chưa đến tuổi lao động. Màu xanh biển biểu thị số người trong độ tuổi lao động. Màu vàng sẫm biểu thị số người hết độ tuổi lao động. GV: cho HS quan sát H1.1 và phân tích: Tỷ lệ Nam- Nữ ở mỗi độ tuổi So sánh các độ tuổi ở hai tháp tuổi Nhận xét hình dạng hai tháp tuổi. Kết luận: Tháp tuổi có hình dạng: đáy rộng, thân hẹp (H1) có số người trong độ tuổi lao động ít hơn tháp tuổi có hình dạng đáy hẹp, thân rộng(H2) Hình đáy tháp 1 cho biết dân số trẻ Hình đáy tháp 2 cho biết dân số già. CH: Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm của dân số? GV mở rộng: Các dạng tháp tuổi Tiêu chí đánh giá dân số trẻ, già GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ tỷ lệ sinh” “ tỷ lệ tử” Hướng dẫn đọc biểu đồ H1.3; H1.4 SGK, tìm hiểu khái niệm gia tăng dân số. CH: Quan sát H1.3; H1.4 đọc chú dẫn, cho biết tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? Khoảng cách rộng hẹp ở giữa các năm 1950, 1980,2000 có ý nghĩa gì? GV giảng giải: Tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Khoảng cách thu hẹp lại thì dân số tăng chậm ( năm 2003 ở H1.3) Khoảng cách mở rộng là dân số tăng nhanh (năm 2000 H1.4) CH: Quan sát Hình 1.2 SGK cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng : + Tăng nhanh từ năm nào? + Tăng vọt từ năm nào? + Giải thích nguyên nhân hiện tượng trên ? GV tổng kết Những năm đầu công nguyên- TK16 tăng chậm do thiên tai dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh Hai thế kỉ gần đây tăng nhanh do cách mạng KHKT tăng mạnh CH: Quan sát 2 biểu đồ H1.3, H1.4 cho biết: Tỷ lệ sinh, tử của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển ? So sánh sự gia tăng của 2 nhóm nước trên? GV cho hoạt động nhóm: Mỗi nhóm nhận xét, so sánh đánh giá một nhóm nước Điền kết quả thảo luận vào bảng sau: 1. Dân số, nguồn lao động Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia. Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong TK XIX và XX Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế. 3. Sự bùng nổ dân số. Các nước phát triển Các nước đang phát triển 1950 1980 2000 1950 1980 2000 Tỷ lệ sinh >20‰ <20‰ <17‰ 40‰ >30‰ 25‰ Tỷ lệ tử 10‰ ,10‰ 12‰ 25‰ 12‰ <10‰ Kết luận tỷ lệ gia tăng tự nhiên - Ngày càng giảm - Thấp nhiều so với các nước đang phát triển - Không giảm vẫn ở mức cao. - Cao nhiều so với các nước phát triển Gv nhận xét và giảng giải. Tỷ lệ sinh của các nước đang phát triển đã giảm nhưng còn khá cao. Tỷ lệ tử giảm mạnh, điều này đẩy các nước trên vào tình trạng bùng nổ dân số. GV giải thích: “ Bùng nổ dân số” CH: Trong hai thế kỉ XIX, XX sự gia tăng dân ssó có điểu gì nổi bật? CH: Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển như thế nào (trẻ em, ăn ở, học hành, việc làm, an ninh, xã hội ) CH: Việt Nam thuộc nhóm nước nào? CH: Nêu những biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng bùng nổ dân số. GV tổng kết các chính sách làm giảm tỷ lệ sinh ở nhiều nước Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới. Dân số ở các nước phát triển đang giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển . Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội tích cực để khắc phục tình trạng bùng nổ dân số. * Củng cố: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Điều tra dân số cho biết..của một địa phương, một nước. Tháp tuổi cho biếtcủa dân số qua.của địa phương. Trong hai thế kỉ gần đây dân số thế giớiđó là * Dặn dò- về nhà: Tìm hiểu sự phân bố dân cư ở nước ta. Tranh ảnh các chủng tộc người trên trái đất . Đọc trước bài 2 – Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới . ========================= Tiết 02 Bài 02 Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Hiểu, biết sự phân bố dân cư không đều và những vùng đông dân trên thế giới. Nhận biết sự khác nhau cơ bản và sự phân bố 3 chủng tộc chính trên thế giới. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ dân số, bản đồ tự nhiên thế giới. Nhận biết qua tranh ảnh và trên thực tế 3 chủng tộc chính trên thế giới B. Chuẩn bị: Bản đồ dân số thế giới . Tranh, ảnh 3 chủng tộc chính trên thế giới C. Lên lớp * KTBC : a. Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số? b. Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? * Vào bài : GV sử dụng vào bài trong SGK * Bài mới : Hoạt động của Thầy và trò Ghi bảng GV giới thiệu và phân biệt rõ 2 thuật ngữ “ dân số” và “ dân cư ” . * Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số” áp dụng hiểu biết về mật độ dân số, tính mật dộ dân số bài tập 2 GV dùng bảng phụ ghi bài tập, gọi HS tính mật độ dân số của các nước sau: Tên nước Diện tích (Km2) Dân số ( nghìn người) Mật độ người/Km2 Việt Nam Trung Quốc In đô nê xi a 330.991 9.597.000 1.919.000 78,7 1237,3 206,1 238 133 107 áp dụng tính mật độ dân số thế giới. CH: Quan sát hình 2.1. 1 chấm đỏ là bao nhiêu người .? Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa, nơi không có, nói lên điều gì? Như vậy mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì? CH: Đọc trên lược đồ 2.1, kể tên khu vực đông dân ủa thế giới? Đối chiếu với bản đồ “tự nhiên thế giới” cho biết: Các khu vực đông dân tập trung nhiều ở đâu? Khu vực thưa dân nằm ở những vị trí nào? CH: Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều? GV kết luận: * Những khu vực đông dân: Thung lũng, đồng bằng châu thổ Khu vực có nền kinh tế phát triển nhất * Những khu vực thưa dân là: Hoang mạc, vùng địa cực, vùng núi hiểm trở * Nguyên nhân: phụ thuộc vào điều kiện sống. CH: Tại sao vùng Ân Độ, Nam á, Đông Nam á là vùng đông dân? ( Là cái nôi văn minh cổ đại, quê hương của nền văn minh lúa nước, nơi phát sinh nguồn gốc loài người ) CH: Tại sao có thể nói rằng: “ Ngày nay con người có hể sống ở mọi nơi trên Trái Đất” - Phương tiện đi lại với kĩ thuật hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ chủng tộc” trang 186 SGK CH: Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên Trái Đất ra thành các chủng tộc? GV: * Hoạt động nhóm: + Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm trao đổi, thảo luận một chủng tộc lớn được giao thảo luận. Địa bàn sinh sống chủ yếu của chủng tộc đó. + Hoàn chỉnh các nội dung của 3 nhóm rồi chuẩn xác lại kiến thức : + Hoàn thành theo bảng: 1. Sự phân bố dân cư trên thế giới - Dân cư phân bố không đều trên Trái Đất . - Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương một nước, một lãnh thổ - Dân cư tập trung sinh sống ở những đồng bằng châu thổ ven biển, những đô thị lớn là nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống, giao thông thuận tiện. 2. Các chủng tộc Tên chủng tộc Đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể Địa bàn sinh sống chủ yếu Mônggôlôít (da vàng) -Da màu vàng: Vàng nhạt: ( Mông Cổ, Mãn Châu) Vàng thẫm: ( Hoa, Việt, Lào) Vàng nâu: (campuchia, Inđônêxia)- -Tóc đen, mượt dài. Mắt đen, mũi tẹt. - Chủ yếu ở châu á ( trừ Trung Đông) - Châu Mỹ, châu Đại Dương, Trung Âu Nêgrôít (da đen) - Da nâu đậm, đen. Tóc đen, ngắn và xoăn - Mắt màu đen, to - Mũi thấp, rộng, môi dày - Chủ yếu ở châu Phi, Nam Ân Độ Ôrôpêôít (da trắng) - Da trắng hồng, tóc nâu hoặc vàng gơn sóng. - Mắt xanh hoặc nâu. - Mũi dài và nhon, hẹp. - Môi mỏng Chủ yếu ở Châu Âu, Trung và Nam á. Trung Đông GV tổng kết: Sự khác nhau giữa các chủng tộc là đặc điểm hình thái bên ngoài khi con người còn lệ thuộc thiên nhiên nên đã xuất hiện chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ( Apacthai) nặng nề ở châu Mỹ, châu Phi trong một thời gian dài . Mọi người đều có cấu tạo cơ thể như nhau. Sự khác nhau bên ngoài do di truyền, không có chủng tộc nào thấp hèn hơn hoặc cao quý hơn: ngày nay chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã bị tiêu diệt. Ba chủng tộc đã chung sống, làm việc ở tất cả các châu lục và các quốc gia trên thế giới. H2.2 SGK thể hiện rõ nét điều đó. * Củng cố và bài tập: 1. Lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực dân cư thế giới so sánhống chủ yếu. 2. Dùng các câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức cơ bản của bài. ( GV phát phiếu học tập có ghi rõ nội dung yêu cầu của câu hỏi để HS chọn nhanh). * Dặn dò: + Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới . + Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau. + Đọc trước bài Quần cư và đô thị hóa. ======================= Tiết 03 Bài 03 quần cư, đô thị hóa A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + HS nắm được những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, sự khác nhau về lối sống giữa hai loại quần cư. + Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thnhà các siêu đô thị. 2. Kĩ năng: + Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh vẽ hoặc trong thực tế. + Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới B. Chuẩn bị: + Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị + ảnh các đô thị Việt Nam, và một số thành phố lớn trên thế giới . C. Lên lớp * KTBC : a. xác định khu vực dân cư thế giới sống tập trung đông dân “ lược đồ dân cư thế giới”. Giải thích tại sao những khu vực trên lại tập trung đông dân? b. Căn cứ trên cơ sở nào để chia dân cư thế giới thành các chủng tộc. Việt Nam thuộc chủng tộc nào? Chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu? * Vào bài : Thời kì con người còn bị lệ thuộc vào thiên nhiên nên sinh sống rải rác ở những nơi có điều kiện sinh sống. Theo thời gian cùng với sự phát triển của KHKT, loài người đã biết sống quây quần, tụ tập gần nhau để có đủ sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên . Các làng xóm, đô thị hình thành trên bề mặt Trái Đất đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người . Con người đã tổ chức các hình thức sinh sống và hoạt dộng kinh tế của mình ngày càng phát triển như thế nào? để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài: * Bài mới : Hoạt động của Thầy và trò Ghi bảng GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ Quần cư” - Giới thiệu thuật ngữ “ dân cư” + Dân cư là số người sinh sống trên một diện tích. + Phân biệt sự khác nhau của hai thuật ngữ đó. CH: Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư của một nơi? ( Sự phân bố, mật độ, lối sống) CH: Quan sát 2 ảnh H3.1, H3.2 SGK và dựa vào hiểu biết của mình cho biết sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư đô thị và nông thôn? GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trả lời: Mỗi nhóm tìm hiểu đặc điểm cơ bản của một kiểu quần cư. Theo yêu cầu; GV bổ sung, hoàn chỉnh các ý kiến của 2 nhóm theo bảng sau: 1. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Các đặc điểm khác nhau cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư thành thị Cách tổ chức sinh sống Nhà cửa xen ruộng đồng, tập hợp thành làng xóm Nhà cửa xây thành phố, phường Mật độ Dân cư thưa Dân tập trung đông Lối sống Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục, tập quán, lễ hội cổ truyền Cộng đồng có tổ chức, mọi người tuân theo quy luật Hoạt động kinh tế Sản xuất nông lâm ngư nghiệp Sản xuất công nghiệp- du lịch CH: Hãy liên hệ nơi em cùng gia đình đang cư trú thuộc loại quần cư nào? Với thực tế địa phương mình em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân tới sinh sống và làm việc? GV yêu cầu HS đọc từ “Các đô thị xuất hiện.trên thế giới” cho biết: CH: Đô thị xuất hiện sớm nhất vào thời gian nào? ở đâu? Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của xã hội loài người ? Đô thị phát triển nhất khi nào? CH: Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị? Sự phát triển của thương nghiệp- thủ công nghiệp ,công nghiệp GV giới thiệu thuật ngữ “ siêu đô thị” CH: Xem H3.3 SGK cho biết: Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới? (23). Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Đọc tên? Các siêu đô thị phần lớn thuộc các nhóm nước nào? Đô thị lớn có trên 8 triệu dân CH: Sự tăng nhanh tự phát của số dân trong các đô thị và siêu đô thị gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì cho những vấn đề của xã hội? Môi trường, sức khỏe, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh... 2. Đô thị hóa, siêu đô thị Ngày nay số người trong đô thị chiếm 50% số dân trên thế giới. Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỉ XIX là lúc công nghiệp phát triển. Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các nước đang phát triển châu á và Nam Mỹ. * Củng cố và bài tập: 1. đặc điểm khác nhau cơ bản của hai loại quần cư chính? 2. Bài tập 2 hướng dẫn cách khai thác số liệu thống kê: Từng cột, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để rút ra sự thay đổi của 10 siêu đô thị đông dân nhất . Theo thứ tự Theo châu lục Nhận xét. * Dặn dò- về nhà: Dặn ôn cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét, phân tích các tháp tuổi. Đọc trước bài 4. Thực hành. ==================== Ngày tháng năm Tiết 04 Bài 04 thực hành A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + Củng cố cho HS kiến thức đã học của toàn chương. + Khái niệm mật độ dân số, và sự phân bố dân cư không đều trên TG. + Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị trên TG 2. Kĩ năng: + Củng cố nâng cao thêm các kĩ năng: nhận biết một số cácáh thể hiện mật độ dân số, phân bố dân số, phân bố dân số trên lược đồ. + đọc và khai thác thông tin trên lược đồ. Sự biến đổi kết cấu dân theo độ tuổi, nhận dạng tháp tuổi. + Vận dụng để tìm hiểu thực tế dân số các nước B. Chuẩn bị: + Sơ đồ tự nhiên châu á, bản đồ hành chính Việt Nam . + Tháp tuổi địa phương ( nếu có) + Lược đồ dân số của tỉnh thành nơi mình sống C. Lên lớp Bài thực hành 1. Yêu cầu đạt được của bài: Bài 1: Phân tích: + Đọc tên lược đồ H4.1 SGK, đọc bảng chú dẫn có mấy thang mật độ dân số ? + Màu có mật độ cao nhất là màu gì . Đọc tên nơi có mật độ cao nhất ? (Đỏ, thị xã,>3000) + Nơi có mật độ thấp nhất là màu gì ? Đọc tên? Mật độ là bao nhiêu ?(Đỏ nhạt, Tiền Hải, <1000) +Mật độ nào chiếm ưu thế trong lược đồ “ Mật độ dân số Thái Bình” Kết luận: Mật độ dân số Thái Bình(2000) thuộc loại cao của nước ta. So với mật độ dân số cả nước là 238người/km2 thì mật độ dân số Thái Bình cao gấp 3-6 lần . Thái Bình là tỉnh đất chật người đông, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế . Bài 2: a. GV hướng dẫn : + So sánh 2 nhóm tuổi: tuổi trẻ (0-4), tuổi lao động (15-60). + Củng cố cách đọc và nhận dạng tháp tuổi dân số già và dân số trẻ . b. Yêu cầu HS: Nhắc lại 3 dạng tổng quát phân chia các nhóm tuổi. + Tháp tuổi có kết cấu dân số trẻ. + Tháp tuổi có kết cấu dân số già + Tháp tuổi có kết cấu dân số ổn định. c.Tiến hành: + So sánh 2 nhóm trẻ: trẻ, độ tuổi lao động của TPHCM 1989-1999 Đáy tháp, nhóm trẻ. Thân tháp, nhóm tuổi lao động. Hình dáng tháp hai thời điểm 89/99 có gì thay đổi. Tháp tuổi 89 có: Đáy mở rộng, thân thu hẹp. Tháp tuổi 99 có: Đáy thu hẹp lại, thân mở rộng hơn . Câu hỏi kết luận: Tháp tuổi 1989 là tháp có kết cấu dân số trẻ. Tháp tuổi 1999 là tháp có kết cấu dân số già. Như vậy sau 10 năm tình hình dân số TPHCM có gì thay đổi? ( già đi) + Câu hỏi: Qua 2 tháp tuổi H4.2; H4.3 SGK cho biết: Nhóm nào tăng về tỷ lệ? ( Nhóm độ tuổi lao động) Tăng bao nhiêu? Nhóm nào giảm về tỷ lệ? ( Nhóm trẻ) Giảm bao nhiêu ? Bài 3: Câu hỏi: Hãy nhắc lại trình tự đọc lược đồ? + H4.4 SGK có tên là gì? + Chú dẫn có mấy kí hiệu? ý nghĩa từng kí hiệu? Giá trị của các chấm trên lược đồ? Câu hỏi: - Tìm trên lược đồ những khu vực tập trung nhiều chấm nhỏ ( 500.000 người). Mật độ chấm dày nói lên điều gì? ( mật độ dân số cao nhất ) - Những khu vực tập trung mật độ dân số cao đó được phân bố ở đâu? - Tìm trên lược đồ vị trí các khu vực có chấm tròn lớn và vừa. Các đô thị tập trung phân bố ở đâu? 2. GV đánh giá kết quả của bài thực hành. Lưu ý HS những kĩ năng trong bài được sử dụng thường xuyên. Biểu dương những kết quả tốt. 3. Dặn dò: Ôn tập lại các đới khí hậu chính trên Trái Đất lớp 6. Ranh giới các đới. đặc điểm khí hậu: 3 yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, gió. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Khí hậu miền Bắc Việt Nam có điểm khác khí hậu miền Nam như thế nào ? Có đặc sắc gì về mùa đông và mùa hạ. ========================= Phần hai Các môi trường địa lý Chương I: Môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng ******************************************************************* Ngày tháng năm Tiết 05 Bài 05 Đới nóng, môi trường xích đạo ẩm A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + HS xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng. + Nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm( nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm) 2. Kĩ năng: + Đọc được lược đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo ẩm xanh quanh năm. + Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua sự mô tả, hoặc tranh ảnh B. Chuẩn bị: - Bản đồ khí hậu thế giới hay bản đồ “ Các miền tự nhiên thế giới” - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác ( rừng ngập mặn). C. Lên lớp * KTBC : * Vào bài : Trên Trái Đất, ở vành đai thiên nhiên bao quanh xích đạo nằm giữa hai chí tuyến, có một môi trường với diện tích không lớn, nhưng lại là nơi có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện cho sự sống và phát triển hết sức phong phú. Đó là môi trường gì? Nằm trong đới khí hậu nào, đặc điểm tự nhiên ra sao? Ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học này * Bài mới : Hoạt động của Thầy và trò Ghi bảng GV giới thiệu chung: Tương ứng với 5 vành đai nhiệt là 5 đới khí hậu theo vĩ độ: trong đó có 1 đai nóng 2 đai ôn hòa, 2 đai lạnh. CH: Quan sát hình 5.1 SGK hãy xác định ranh giới các đới môi trường địa lý? CH: Tại sao đới nóng lại có tên gọi là “Nội chí tuyến”? CH: So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái Đất ? CH: đặc điểm tự nhiên của đới nóng có ảnh hưởng thế nào tới giới thực vật và phân bố dân cư của khu vực này? GV kết luận: Vị trí nội chí tuyến có nhiệt độ cao quanh năm, gió tín phong thổi thường xuyên . 70% thực vật của Trái Đất sống trong rừng rậm của đới. Là nơi có nền nông nghiệp cổ truyền lâu đời, tập trung đông dân. CH: Dựa vào H5.1SGK nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng? Môi trường nào có diện tích nhỏ nhất ? Chú ý: Môi trường hoang mạc có cả ở đới nóng và đới ôn hòa nên học riêng. GV chuyển ý: Ta tìm hiểu một kiểu môi trường nằm ở hai bên đường xích đạo trong dới nóng: đó là môi trường xích đạo ẩm. GV: xác định giới hạn, vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên H5.1SGK? Quốc gia nào trên H5.1 nằm trọn trong môi trường này? ( Xingapo) GV: xác định vị trí Xingapo trên bản đồ ( 10 B) CH: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo, cho nhận xét, từ đó tìm ra đặc điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm ? GV yêu cầu hoạt động theo 2 nhóm: Mỗi nhóm 1 công việc sau: 1. Đới nóng Nằm giữa 2 chí tuyến, đới nóng chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên Trái Đất . Giới động vật và thực vật rất phong phú. Đới nóng là khu vực đông dân của thế giới. 2. Môi trường xích đạo ẩm Nằm vào khoảng từ 50B đến 50N. Nhóm 1 Nhận xét diễn biến nhiệt độ trong năm Nhóm 2 Nhận xét diễn biến lượng mưa trong năm - Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng mùa hè, mùa đông như thế nào? - Đường biểu diễn nhiệt trung bình tháng có đặc điểm gì? - Nhiệt độ trung bình năm? - Kết luận chung về nhiệt độ? - Tháng nào không có mưa? - Đặc điểm lượng mưa các tháng? - Lượng mưa trung bình năm? - Kết luận chung về lượng mưa? GV yêu cầu 2 đại diện nhóm báo cáo kết quả, chuẩn xác kiến thức về những đặc điểm cơ bản của khí hậu xích đạo ẩm qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo. Nhiệt độ Lượng mưa Những đặc điểm cơ bản của khí hậu ẩm - Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông ( biểu đồ nhiệt độ ) thấp : 30C. - Nhiệt độ trung bình năm 250- 280C - Lượng mưa trung bình hàng tháng từ 170mm – 250mm. - Trung bình năm từ 1500mm- 2500mm. Kết luận chung Nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều quanh năm. GV khái quát cho HS nhớ hình dạng biểu đồ khí hậu Xingapo là đại diện cho tính chất khí hậu ở môi trường xích đạo. Tháng nào cũng có mưa, lượng mưa 170mm – 250mm. Nhiệt độ cao quanh năm 250- 280C. GV bổ sung kiến thức hoàn chỉnh đặc điểm moi trường xích đạo ẩm: Biên độ nhiệt ngày và đêm là 100C. Mưa chiều tối kèm sấm chớp. Độ ẩm không khí cao trên 80%. GV chuyển ý: Với tính chất đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm như vậy sẽ ảnh hưởng lớn tới giới sinh vật như thế nào? CH: Quan sát hình 5.3, H5.4 SGK cho biết rừng có mấy tầng chính? Giới hạn các tầng rừng. Đặc điểm của thực vật rừng sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm động vật như thế nào? GV kết luận: Đặc điểm môi trường xích đạo ẩm: - Khí hậu nóng quanh năm ( t0 > 250C, lượng mưa 170mm – 250mm) - Có rừng rậm quanh năm phát triển ở khắp nơi( rừng rậm nhiều tầng tán tập trung 70% số loài cây, chim thú trên thế giới) Rừng rậm xanh quanh năm: Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện tốt cho rừng rậm phát triển. Vùng cửa sông có rừng ngập mặn. Rừng có nhiều loại cây, rậm rạp cao trên 50m. Giới sinh vật rất phong phú. * Củng cố và bài tập: 1. Trong đới nóng có các kiểu môi trường nào? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào? 2. Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm? * Về nhà: Sưu tầm tranh ảnh Xavan nhiệt đới. Tìm hiểu môi trường Xavan. Đọc trước bài 6: Môi trường nhiệt đới. ======================== Ngày tháng năm Tiết 06 Bài 06 môi trường nhiệt đới A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: + HS nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới ( nóng quanh năm và có thời kì khô hạn) và khí hậu nhiệt đới ( nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi, càng về gần chí tuyến càng giảm và số tháng khô hạn càng kéo dài). + Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là Xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới. 2. Kĩ năng: + Củng cố luyện tập thêm kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu cho HS. + Cunggr cố kĩ năng nhận biét về môi trường địa lí cho HS qua ảnh chụp, tranh vẽ. B. Chuẩn bị: + Bản đồ khí hậu thế giới. + Biểu đồ khí hậu nhiệt đới H6.1, H6.2 tr 22 SGK. + ảnh Xavan, đồng cỏ và động vật của Xa van C. Lên lớp * KTBC : a. Xác định giới hạn của đới nóng trên bản đồ khí hậu thế giới? Nêu tên các kiểu môi trường đới nóng. b. Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm. c. Cho biết tổng quát hình dạng cách nhận biết biểu đồ khí hậu xích đạo ẩm qua 2 yếu tố mưa và nhiệt ẩm * Vào bài : Trong môi trường đới nóng, khu vực chuyển tiếp giữa môi trường xích đạo ẩm đến vĩ tuyến 300 ở cả hai bán cầu là môi trường nhiệt đới. Môi trường này có đặc điểm khí hậu, thiên nhiên như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề qua nội dung bài sau đây: * Bài mới : Hoạt động của Thầy và trò Ghi bảng GV yêu cầu HS đọc 3 thuật ngữ “ đá ong”, “ đá ong hoá” và “ đất Feralit”. Giới thiệu các thuật ngữ sau: - “ Rừng hành lang” ? Rừng mọc dài 2 bên bờ sông suối. - Xavan: thảm cỏ liên tục phủ kín mặt đất có độ cao khoảng 0,8m. Xavan là thảm thực vật nhiệt đới đặc trưng của các cao nguyên Trung và Đông Phi. - Đất Feralit, đất đặc trưng cho đới nóng. CH: Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên H5.1 SGK ? GV giới thiệu, xác định vị trí của hai địa điểm Malacan và Gia mêna. Chú ý nhấn mạnh cùng trong môi trường nhiệt đới, 2 địa điểm trên chênh lệch nhau 3

File đính kèm:

  • docBai soan Dia 7 - HK1.doc