Bài giảng môn học Địa lý lớp 7 - Tiết 21: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.

- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng ( Hoạt động cảu con người là một trong những tác động chủ yếu) và biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc

- Biết một số biện pháp cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 7 - Tiết 21: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2012 Ngày giảng: 29/10/2012(7A), 30/10/12(7B) Tiết 21. Hoạt động kinh tế Của con người ở hoang mạc I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc. - Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng ( Hoạt động cảu con người là một trong những tác động chủ yếu) và biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc - Biết một số biện pháp cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc. 2. Kỹ năng: Phân tích ảnh địa lí về hoạt động kinh tế của hoang mạc, về một số biện pháp cải tạo hoang mạc và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc. 3. Thái độ . - Giỏo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Việc khai thỏc quỏ mức tài nguyờn húa thạch(dầu khớ). Tiềm năng lớn chưa được khai thỏc là:n năng lượng Mặt Trời, giú.. II. đồ dùng dạy học GV: - ảnh và tư liệu về hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở các hoang mạc. - ảnh và tư liệu các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới. III. phương pháp dạy học. P P trực quan, vấn đáp. IV. Tổ CHứC GIờ HọC. * Khởi động.( 5 phút) - MT: Kiểm tra kiến thức bài cũ của HS, tạo hứng thú cho HS vào bài mới. - Tiến hành: H: Cho biết đặc điểm khí hậu cuả hoang mạc? NDTL: KH khắc nghiệt, khô hạn: Biên độ nhiệt ngày đêm lớn, rất khô hạn H: Kể tên các loài ĐTV ở hoang mạc? để thích nghi với khí hậu hoang mạc thì các loài ĐTV có đặc điểm gì? NDTL: Phần 2 bài 19. GV: Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sinh sống, cải tạo, chinh phục hoang mạc như thế nào. Nội dung của bài này sẽ giải đáp các câu hỏi đó. HĐ1: HĐ kinh tế.( 20 phút) - MT: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc. - Đồ dùng: ảnh và tư liệu về hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở các hoang mạc. - Tiến hành: HĐ của GV và HS Nội dung Câu hỏi: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ "ốc đảo" và hoang mạc hoá (tr.188 SGK). Câu hỏi: Tại sao ở hoang mạc trồng trọt phát triển ở các ốc đảo? Trồng chủ yếu cây gì? (Khí hậu rất khô, chỉ trồng được trong các ốc đảo nơi có nguồn nước ngầm. Cây chà là có vị trí đặc biệt trong hoang mạc). GV: Tham khảo phần "ốc đảo", phụ lục bài 19 mở rộng kiến thức cho HS. Câu hỏi: Cho biết điều kiện khô hạn ở hoang mạc, việc sinh sống của con người phụ thuộc vào yếu tố nào? + Vào khả năng tìm nguồn nước. + Vào khả năng trồng trọt, chăn nuôi. - Vào khả năng vận chuyển nước, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống từ nơi khác đến... Câu hỏi: - Như vậy hoạt động kinh tế cổ truyền của con người sống trong hoang mạc là gì? - Các vật nuôi phổ biến là con gì? - Tại sao phải chăn nuôi du mục? Câu hỏi: Quan sát H20.1; H20.2 SGK cho biết: Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế nào khác. (Trồng trọt và chuyên chở hàng qua hoang mạc). Câu hỏi: Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền rất quan trọng là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn nuôi gia súc? (Do tính chất khô hạn của khí hậu, thực vật chủ yếu là cỏ. Nuôi con vật thích nghi với khí hậu cho thịt, sữa, da... dê, cừu, ngựa v.v...) II. Trong sinh hoạt: phương tiện giao thông lâu đời là dùng lạc đà để chuyên chở hàng và buôn bán GV chuyển ý: Ngày nay nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người tiến sâu vào chinh phục khai thác hoang mạc. GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 20.3 SGK nêu nội dung ảnh: Cảnh trồng trọt ở nơi có hệ thống tưới nước tự động xoay tròn của Libi (Cây mọc ở nơi được tưới trong vòng tròn xanh, ngoài vòng trong vẫn là hoang mạc). GV bổ sung. Nguồn nước lấy ở vỉa nước ngoài khoan rất sâu, rất tốn kém. Giới thiệu H 20.4 SGK một khu khai thác dầu mỏ, đem lại nguồn lợi giúp con người có đủ khải năng chi phí khoan nước ngầm, các dầu mỏ v.v... Câu hỏi: Quan sát các ảnh 20.3, 20.4 SGK phân tích vai trò của kỹ thuật khoan sâu trong vực làm cải tạo bộ mặt hoang mạc? GV (mở rộng): Ngày nay với tiến bộ của kỹ thuật khoan sâu, con người đã phát hiện các núi nước ngầm, mỏ dầu khí, mỏ khoáng sản khác nằm sâu bên dưới hoang mạc. Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các khu mỏ dầu khí, túi nước v.v... các đô thị mới mọc lên trong hoang mạc với đầy đủ tiện nghi cho những người thợ khai thác và điều hành v.v... Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo; nhà ở phương tiện, nếp sống hiện đại thay thế cho cuộc sống cổ truyền lạc hậu. Tuy nhiên tiềm năng năng lượng lớn như NL Mặt Trời, NL gió chưa được khai thác ở hoang mạc. Câu hỏi: Cho biết hiện có một ngành kinh tế mới xuất hiện ở hoang mạc là gì? (Tổ chức các chuyến du lịch qua hoang mạc). 1. Hoạt động kinh tế a) Hoạt động kinh tế cổ truyền - Do thiếu nước nên HĐ Kt cổ truyền ở hoang mạc là: Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo - Chuyên chở hàng chỉ có ở vài dân tộc. b) Hoạt động kinh tế hiện đại - Nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên ở hoang mạc đã có hoạt động khai thác dầu khí, nước ngầm - Hoạt động du lịch. HĐ2: . Hoang mạc đang ngày càng mở rộng ( 13 phút) - MT: + Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng ( Hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu) và biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc + Biết một số biện pháp cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc. - Đồ dùng: ảnh và tư liệu các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới - Tiến hành: Câu hỏi: Quan sát H20.5 SGK nhận xét ảnh cho thấy hiện tượng gì trong hoang mạc? (Khu dân cư đông, thực vật thưa) - Điều cho thấy gây bất lợi gì cho cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người? (Hoang mạc tấn công con người - cát lấn...) Câu hỏi: Nguyên nhân hoang mạc mở rộng là? (Hoang mạc hoá) (Do tự nhiên, do cát lấn, do biến động thời tiết - thời kỳ khô hạn kéo dài, do con người khai thác cây xanh quá mức hoặc do gia súc ăn, phá cây non). - Do tác động của con người là chủ yếu: khai thác đất bị cạn kiệt, không được chăm sóc đầu tư cải tạo. GV: H20.3; 20.6 SGK là cảnh cải tạo hoang mạc và cảnh chống cát bay từ hoang mạc. Câu hỏi: Hãy cho biết qua 2 ảnh thể hiện 2 cách cải tạo hoang mạc thế nào? (Trồng cây, đưa nước tới) Câu hỏi: Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế phát triển của hoang mạc. GV: chốt lại... 2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng - Nguyên nhân: Chủ yếu do tác động của con người, cát lấn, biến đổi khí hậu toàn cầu. - Biện pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 5 phút) 1. Tổng kết(4p) Trình bày các hoạt động kinh tế của con người trong hoang mạc. Biện pháp cơ bản để cải tạo hoang mạc, khó khăn và thuận lợi. Khoan giếng sâu lấy nước cải tạo hoang mạc thành đất trồng, cần đầu tư vốn đầu tư lớn. Khai thác nước ngầm cổ truyền, trồng cây ngăn cát, cải tạo không khí là biện pháp được nhiều quốc gia sử dụng. 2. Hướng dẫn về nhà.( 1phút) - Ôn tập: + Đặc điểm khí hậu hàn đới - ranh giới (lớp 6) + Ôn lại những tác động xấu của con người ở đới nóng và đới ôn hoà tới môi trường trong sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp. CH khảo sỏt: Trỡnh bày hoạt động kinh tế cổ truyền, hện đại ở hoang mạc? HS đạt: 74,1%

File đính kèm:

  • docdia 7.doc