Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 5)

I. Mục tiêu bài học .

 _ Biết nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc kinh có số dân đông nhất .các đân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

_ Trình bày đuưộc sự phân bố các dân tộc nước ta.

_ Rèn luyện ,củng cố kỹ năng đọc ,xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .

_ Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc .

II. Phương tiện dạy học .

* Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam

* Tài liệu về một số dân tộc Việt Nam

 

doc114 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 5), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05/06/2005 Địa lí Việt Nam ********************* Địa lí dân cư Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. I. Mục tiêu bài học . _ Biết nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc kinh có số dân đông nhất .các đân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. _ Trình bày đuưộc sự phân bố các dân tộc nước ta. _ Rèn luyện ,củng cố kỹ năng đọc ,xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc . _ Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc . II. Phương tiện dạy học . * Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam * Tài liệu về một số dân tộc Việt Nam III. Lên lớp. 1ổn định lớp . 2 .Kiểm tra bài cũ : 3Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV:- Giới thiệu sơ lược chương trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Namphần :Địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ và địa lí địa phương. GV: Dùng tập ảnh “Việt Nam hình ảnh 54 dân tộc – giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. I.Các dân tộc Việt Nam ?Bằng hiểu biết của bản thân, em cho biết : -Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết ? *Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng. -Trình bày những nét khái quát về dân tộc kinh và một số dân tộc khác ?(ngôn ngữ, trang phục ,tập quán, sản xuất..) ?Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất ?-tỉ lệ bao nhiêu? *Dân tộc Việt có số dân đông nhất , chiếm 86,2% dân số cả nước. ?Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK cho biết: Người Việt cổ còn có tên gọi nào ?(Âu Lạc,Tây Lạc, Lạc Việt) - Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người?(về kinh nghiệm sx, các nghề truyền thống) *Người Việt là lực lượng lao động động đảo trong các ngành kinh tế quan trọng . ?Kể tên một số sp thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?(vd; dệt thổ cẩm,thêu thùa - của dt Tày, Thái,-làm gốm-Chăm, làm đường thốt lốt khảm bạc –người Khơ -me-..) ?Hãy kể tên các vị lãnh đạo cáp cao của Đảng nhà nướcta,tên các vị anh hùng, các nhà khoa học nổi tếng là người dân tộc ít người mà em biết? -Cho biết vai trò của người Việt dịnh cư ở nước ngoài đối với đất nước? Xem bảng 1.1SGK-Đọc số lượng các dân tộc,..vậy địa bàn sinh sống các tp dt đuợc phân bố ntn,tìm hiểu mục 2. ?Dựa vào bản đồ “phân bố các dân tộc VN”và hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu?(địa hình ,đk đi lại ) GV;mở rộng kt cho hs. ?Dựa vào vốn hiểu biết ,hãy cho biết các dân tộc ít người chủ yếu phân bố ở đâu?(những khu vực có đặc điểm địa lí tự nhiên, kt- xh ntn?-(nguồn tài nguyên to lớn vị trí địa lí quan trọng, hiêm trở ,gt- kt xh chưa phát triển.) ?Dựa vào SGK và bản đồ phân bố các đân tộc VN,hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của từng dân tộc ít người ?(YC-HS lên bảng xđ trên bản đồ một số địa bàn cư trú của các đồng bào tiêu biểu?) II. Phân bố các dân tộc 1.Dân tộc Việt (Kinh). *Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển . 2.Các dân tộc ít người . * Phân bố ở miền núi và cao nguyên : +Trung du và miền núi phía bắc có các dân tộc :Tày ,Nùng ,Thái,Mường, Dao ,Mông- +Khu vực Trường Sơn –Tây Nguyên có các dân tộc :Ê-đê, Gia –rai, Ba-na, Cơ-ho-. +Người Chăm, Khơme, Hoa sống ở cực nam Tung Bộ và Nam Bộ . ?Hãy cho biết cùng với sự pt của nền kt sự pb và đs của các đồng bào dt ít người có những sự thay đổi lớn ntn? (định canh định cư ,xóa đói giảm nghèo ,xdcs hạ tầng, đường ,trường,trạm, công trình thủy điện ,khai thác tiềm năng du lịch .) IV.Củng cố _dặn dò. ? Trình bày :đặc điểm, sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người của nước ta? ?Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có những chính sách quan tâm đầu tư gì đến đời sống các dân tộc vùng sâu vùng xa? (định canh định cư, nâng cao trình độ kt xh, xóa đói giảm nghèo ..; tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, cải thiện môi trường ..; vai trò to lớn trong việc bảo vệ biên giới) BT: -Trả lời câu 1 ,2,3 hỏi trong SGK, làm bài tập trong tập bản đồ . Tìm hiẻu số dân và sự gia tăng dân số của nước ta. ******************* Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số I. Mục tiêu bài học . - Biết dân cư của nước ta (2002). - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. - Có kỹ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số . - ý thức được sự cần thiêt phải có quy mo gia đình hợp lý. II. Phương tiện dạy học . Biểu đồ biến đổi dân số nước ta. Tài liệu tranh ảnh,về hậu quả của bùng nổ dân số tói môi trường và chất lượng cuộc sống. III. Lên lớp. 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Cho ví dụ ? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Số dân. GV:Giới thiệu số liệu của 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc của nước ta: Lần 1: (1/4/79) :52,46 triẹu người Lần 2: (1/4/89) :64,41 triệu người Lần 3: (1/4/99) :76,36 triệu người ?Dựa vào hiểu biết và SGK em cho biết số dân nước ta tính đến năm 2003 là bao nhiêu người ? -80,9 triệu người . ? Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và ds của VN so với các nước khác trên thế giới . - 2002, dt VN đứng thứ 58/TG—dt thuộc loại các nước tb. Ds đứng thứ 14/TG – ds thuộc nước có ds đông GV: Hướng dẫn HS nhớ lại kt cũ để so sánh ds VN so với các nước trong kv ĐNA: VN đứng thứ 3 sau Inđônêsia(234,9 triệu người ), Philippin (84,6 triệu người ) KL:Vậy em có nx gì về số dân của nước *ta? ?Với số dân đông như trên có tl và kk gì đối với sự pt kinh tế ở nước ta? TL :nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn . KK: Tạo sức ép lớn đối với việc pt kt –xh ,với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cs cho nhân dân VN là nước đông dân ,ds nước ta là 79,7 triệu người (2002). II. Gia tăng dân số. GV: Y/c HS đọc thuột ngữ “bùng nổ ds” –SGK/152.(Bùng nổ ds :là sự pt ds vựot bậc về số lượng khitỉ lệ sih vẫn cao, nhưng tỉ lệ tử giảm xuống rất thấp nhờ những tiến bộ về y tế và nhờ việc cải thiện những đk sinh hoạt )? ? Q/s H 2.1: Nêu nx sự bùng nổ ds qua chiều cao các cột ds? HS:Đọc số lượng số dân qua từng năm---DS tăng nhanh liên tục . GV: ds tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng bùng nổ ds. ? Hiện tượng bùng nổ ds ở nước ta diễn ra vào những thời điểm nào ? ? Q/s H2.1 hãy nêu nx đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dstự nhên có sự thay đổi ntn? (*Tốc độ thay đổi qua từng giai đoạn : +Cao nhất gần 2% từ 1954-1960 +Từ 1976-2003 xu hướng giảm dần ,thấp nhất năm 2003) ? Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?(Kết quả thực hiện cs ds và KHHGĐ) ? Vì sao TLGTTN của ds giảm nhanh ,nhung cơ cấu ds vẫn tăng nhanh? (Do cơ cấu ds VN trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao , theo số liệu thống kê hàng năm có khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm) ? ?DS đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì ? ( đối với kinh tế, xã hội , Môi trường .) Y/C: HS thảo luận nhanh và rút ra nhận xét . ? Qua đó nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ GTDSTN ở nước ta ? (Lợi ích về pt kt , xh (chất lượng c/s) , mt.) ? Dụa vào bảng 2.1 hãy xác định vùng có tỉ lệ GTTN DS cao nhất và thấp nhất? ? Các vùng có tlgttn ds cao hơn trung bình cả nước ? Tây Bắc , Bắc Bộ, DHNTB, Tây Nguyên. *Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX ,nước ta có ht bùng nổ ds.(ds tăng nhanh và tăng liên tục ). *Tốc độ gia tăng ds thay đổi qua từng giai đoạn . Hiện nay , nhờ thực hiện tốt c/s ds và KHHGĐ nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của ds có xu hướng giảm. *Hiện nay vùng có TL GT TN DS cao nhất là vùng Tây Bắc (2,19%), thấp nhất là vùng ĐBSH (1,11%) III. Cơ cấu dân số . ? Dựa vào bảng 2.2 hãy : -Nhận xét tỉ lệ ds nam – nữ hời kỳ 1979- 1999? (+Tỉ lệ nữ >nam,thay đổi theo thời gian.cụ thể ) GV: Y/c HS đọc mục 3 SGK để hiểu rõ tỉ số giới tính. GV: Giải thích :tỉ số giới tính nam và nữ không bao giờ cân bằng nhau và thường thay đổi theo nhóm tuổi , theo thời gian và theo không gian , nhìn chung ,trên thế giới hiện nay là 98,6 nam thì só nữ là 100.Tuy nhiên lúc mới sinh ra,số trẻ em sơ sinh nam luôn cao hơn số trẻ em sơ sinh nữ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do :hậu quả chiến tranh nam giới hi sinh ,nam giới phải lao động nhiều hơn, làm những công việc nặng nhọc hơn. ? Tại sao phải biết cơ cấu ds di tính ở mỗi quốc gia ? để tổ chức lao động phù hợp từng giới , bổ sung hàng hóa nhu cầu yếu phẩm từng giới.) ?Dựa vào bảng 2.2 nx cơ cấu dân só theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999? -Nhóm từ 0-14 tuổi : nam nữ giảm dần .- Nhóm tuổi từ 15-59 và 60 trở lên tăng dần . ?Vậyxu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở VN từ 1979-1999 thay đổi ntn? *Cơ cấu ds theo giới :(tỉ lệ nam- nữ) có sự khác biệt ,số nữ luôn cao hơn số nam. *Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi : đang có sự thay đổi .Tỉ lệ trẻ em giảm xuống tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên. IV. Củng cố và hướng dẫn . ? Hãy cho biết số dân nước ta các năm 2002, 2003 ?và tình hình gia tăng dân số của nước ta ? ? Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ GTDSTN và thay đổi cơ cấu dan số của nước ta ? *Hướng dẫn làm bài tập 3/T-10 –SGK. -Tính % GTTNDS nước ta qua các năm và nêu nx? + Y/c :TLGTTNDS= tỉ suất sinh – tỉ suất tử. VD :TLGTTNDS 1979 = 32,5%o -7,2%o=25,3%o=2,53%. =19,9%o -5,6%o =14,3%o =1,43% * Vẽ biểu đồ :Mặc dầu bảng số liệu cho biết tỉ suất sinh và tử của dân số nước ta , nhưng yêu cầu bài tập lại vẽ biểu đồ thể hiện THGTDSTN . Điều đó có nghĩa là phải vẽ hai đường biểu diễn trên một trục tọa độ : một đường biểu diễn tỉ suất sinh một đường biểu diễn tỉ suất tử . Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng dân số. * Làm bài tập trong tập bản đồ . * Tìm hiểu sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư. **************************** Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Mục tiêu bài học . *HS: Cần trình bày được mật độ ds và sự phân bố dân cư của nước ta *Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn thành thị và đô thị hóa ở nước ta. * Biết phân tích biểu đồ Phân bố dân cư và đô thị VN(1999). Và một số bang ố liệu về dân cư. * ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp , bảo vệ môi trường đang sống . * Chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số. II. Phương tiện dạy học . Bản đồ phân bố dân cư đô thi Việt Nam. Tư liệu trnh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở VN. Bảng thống kê mật độ ds một số quốc gia và dân đô thị ở VN. III. Lên lớp. 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : ? Hãy cho biết só dan của nước ta năm 2002, 2003, và tình hnhf gia tăng ds ở nước ta ? ? Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng ds tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta ? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Mật độ dân số và phân bố dân cư . ? Em hãy nhắc lại thứ hạng dt lãnh thổ và dân số nước ta so với các nước trên thế giới ? Năm 2002, ds nước ta là 79,9 triệu người , đứng hàng thứ 14 /tg, thứ 3 ở ĐNA. Dt đứng hàng thứ 58/ tg. ? Dựa vào hiểu biết và SGK hãy so sánh mdds nước ta với mdds thế giới (2003) , với châu á , với ĐNA? VN :246 người /km2 TG: 47 người /km2 Châu á 85 người /km2 ĐNA : + Lào : 25 người /km2 + Cam pu chia : 68 người /km2 . + Malai xi a: 75 ng/ km2 + Thaí lan : 124 ng / km2. ? Qua so sánh em có nhận xét gì về đặc điểm mật độ ds nước ta ? GV: Cung cấp số liệu : + Mđ ds VN :1989: 195 ng /km2 1999: 231 ng /km2 2002: 241 ng / km2 2003: 246 ng / km2 ? Qua các số liệu trên em có nx gì về mđ ds nước ta qua các năm? Chuyển ý ; Bức tranh phân bố dân cư nước ta hiện nay biểu hiện ntn ta cùng tìm hiểu đặc điểm cơ bản sự phân bố dân cư ở nước ta ở mục 2: ? Quan sát h.3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đúc ở vùng nào ? đông nhát ở đâu ? + Đồng bằng chiếm 1/4 dt đất tự nhiên , tập trung ắ số dân , đông nhất là 2 đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long . ? Dân cư thưa thớt ở vùng nào ? ở dâu thưa nhất ? + Miền núi và cao nguyên, chiếm 3/4 dt đất tự nhiên, có 1/4 số dân . + Tây Bắc : 67 ng/km2; Tây nguyên: 82ng/km2. ? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cưnước ta ? ?Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK , cho biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị ở nước ta có đặc điểm gì ? ? Dân cư tập trung đông ở nông thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ ntn? ( Thấp, chậm phát triển .) ? Hẵy cho biết nguyên nhân của sự phân bố dân cư nói trên ? ( Đồng bằng , ven biển các đô thị có đk tự nhiên thuận lợi các hoạt động sx có đk phát triển hơn , có trình độ phát triển lực lượng sx , là khu vực khai thác lâu đời .) ? nhà nước có chính sách , biện pháp gì để phân bố lại dân cư ? ( Tổ chức di dân đến các vùng kinh tế mới ở miền núi và cao nguyên .) GV: Chuyển ý : Nước ta là nước nông nghiệp đại đa số dân cư sống ở vùng nông thôn . Tuy nhiên đk tự nhiên , tập quán sx , sinh hoạt mà mỗi vung có các kiểu quần cư khác nhau . * Nước ta có mật độ ds cao 246 ng/km2 (2003) * Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng nhanh . 2. Phân bố dân cư . * Dân cư nước ta phân bố không đồng đều .Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng , ven biển và các đô thị; miền núi và tây nguyên dân cư thưa thớt. *Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn . II. Các loại hình quần cư. GV: Giới thiệu tập ảnh , hoặc mô tả về các kiểu quần cư nông thôn . ? Dựa trên hiểu biết thực tế địa phương và vốn hiểu biết sự khác nhau giữa các kiểu quần cư ở nông thôn ở các vùng trên nước ta? ( quy mô, tên gọi ). + Làng Việt cổ có lũy tre bao bọc có dình làng cây đa bến nước có nhiều hộ dân , trồng lúa nước có nhề thủ công truyền thống. + Bản, buôn (dan tộc ít người ) nơi gần nguồn nước có đất canh tác sx nông lâm kết hợp có dưới 100 hộ dân , làm nhà sàn tránh thú dữ ,ẩm thấp ? Vì sao làng bản cách xa nhau ( vì không chỉ là nơi ở mà còn là nơi sx, chăn nuôi kho chứa sân phơi , trồng cấy..) ? Cho biết sự gióng nhau của các quần cư nông thôn ? ( Hoạt động kinh tế chính là nông lâm ngư nghiệp .) ? Hẵy nêu những thay dổi hiện nay ổ quần cư nông thôn mà em biết ? (+ Diện mạo làng que thay đổi : điện, đường, trường, trạm ., nhà cửa , lối sống văn minh tiến bộ , một số người không tham gia sx nông nghiệp ) ? Dụa vào vốn hiểu biết và SGK nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta ? ( quy mô ) ? Qquan sát H.3.1 hãy nêu nx về sự phân bố các đô thị ở nước ta hiện nay? Giải thích ? ( - Các đô thị tập trung ở 2 đồngbằng lớn và ven biển . - Do có lợi thế về vị trí địa lí đk tự nhiên, kinh tế, xã hội ) Quần cư nông thôn . * Là điểm dân cư nông thôn với quy mô dan số , tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp . Quần cư thành thị . * Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ , có chức năng chính là hoạt động công nghiệp . Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa khoa học kĩ thuật . * Các đô thị tập trung ở đồng bằng ven biẻn . III. Đô thị hóa ? Dựa vào bảng 3.1 hãy nx về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta ? ( tốc độ tăng , giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh ) ? Cho biết sự thay dổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa của nước ta ntn? ? Vấn đề búc xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn ? Lấy VD minh họa ? ( việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị , chất lượng môi trường đô thị ) Vd: việc mở rộng Thủ đô Hà Nội , lấy SH là trung tâm mở về phía Đông Anh ,Gia Lâm. * Số dan thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục . * Trình độ đô thị hóa thấp. IV.Củng cố _ hướng dẫn . ? Trình bày sự phân bố dân cư ở nước ta, những giải pháp về sự phân bố dân cư hợp lí ? ? Quần cư nông thôn khác quần cư thành thị ở những điểm nào? ? Lên bảng chỉ trên lược đồ phân bố dân cư các đô thị lớn ở nước ta? ** trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK/12 . ** Làm bài tập trong tập bản đồ . **Tìm hiểu vấn đề lao động việc làm, chất lượng cuộc sống của nước ta ************************************** Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 4: Lao động việc làm. Chất lượng cuộc sống . I. Mục tiêu bài học . - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động nước ta . - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và nâng cao chát lượng cuộc sống của nhân dân ta . - Biết phân tích nhận xét các biểu đồ . II. Phương tiện dạy học . * Các biẻu đồ cơ cấu lao động ( phóng to). * Các bảng thống kê về sử dụng lao động . * Tài liệu ,tranh ảnhthể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống. III. Lên lớp. 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : ? Trình bày sự phân bố dân cư ở nước ta? Những giải pháp dể phân bố dân cư hợp lí? ? Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta? 3. Bài mới. Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác . Tát cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãm nhu cầu xã hội do con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai cũng tham gia lao động sx, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khỏe và tí tuệ ở vào độ tuổi nhất định Để rõ hơn vấn đề lao động và chất lượng cuộc sống ở nước ta , chúng ta cùng tìm hieeur nội dung bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Nguồn lao động và sử dụng lao động GV: Y/c HS nhắc lại : số tuổi của nhóm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ( 15-59 và 60 trở lên) GV: Lưu ý , những người thuộc hai nhóm tuổi trên chính là nguồn lao động của nước ta. _Năm1999,số người lao động là =24,8%+30%+3,4%+4,7%= 62,9% ? Dựa vào vốn hiểu biết và SGK, hãy cho biết nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh nào? ( +Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh có nhiều kinh nghiệm trong sx nong, lâm ngư nghiệp, thủ cong nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , chất lượng lao động ngày càng nâng cao ) ? Quan sát H.4.1 nx về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân ?( vì ở nông thôn chiếm tới 76% số dân). ? Nhận xét về chát lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần phải làm gì? GV :Mở rọng kt cho HS, Chất lượng lao động với thang điểm 10, VN được quốc tế chấm 3,79 điểm về nguồn nhân lực Thanh niên VN theo thang điểm 10 của khu vực , thì trí tuệ đạt 2,3 điểm ngoại ngữ đạt 2,5 điểm , khả năng thích ứng tiếp cận khoa học kĩ thuật đạt 2 điểm ? Dựa vào hình 4.2 hãy nêu nx về cơ cấu sư dụng lao động nước ta theo ngành ? ( y/c so sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành từ 1989-2003 ) GV: phân tích : Qua biểu đồ nhìn chung cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH trong thời gian qua biểu hiện ở tỉ lệ lao động trong ngành CN-XD –DV tăng nhanh số lao động làm việc trong ngành nông -lâm -ngư nghiệp ngày càng giảm mạnh . Tuy vậy , phần lớn lao động vẫn còn tập trung trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp (59,6%) . Sự gia tăng lao động trong nhóm ngsnhf CN- XD –DV vẫn còn chậm chưa đáp ứng được y/c sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Chuyển ý : Chính sách khuyến khích sx , cùng với quá trình đổi mới đất nước làm cho nền kinh tế nước ta phát triển và có thêm nhiều chỗ làm mới . Nhưng do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nên vấn đề giải quyết việc làm đang là thách thức lớn đối với nước ta , chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục Ii Nguồn lao động * Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh , bình quân mỗi năm tăng hơn nột triệu lao động . Đó là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế . * Lao động nước ta còn tập trung đông ở nông thôn,(chiếm 75,8%- năm 2003 ) * Lực lượng lao động còn hạn chế về thể lực và chất lưọng (78,8% không qua đào tạo ) * Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay: Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo , dạy nghề. 2. Sử dụng lao động . * Phần lớn lao động tập trung trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp . * Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta được thay đổi thoe hướng CNH của nền kinh tế xã hội . II. Vấn đề việc làm . Câu hỏi thảo luận : ?/ Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay ? ( tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn đang diễn ra phổ biến , tỉ lệ thát nghiệp ở thành thị cao chiếm 6%..) ?/ Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực có cơ sở kinh doanh , khu dự án công nghẹ cao? ( do chất lượng lao động thấp , thiếu lao động có kĩ thuật trình độ đấp ứng y/c của nền công nghiệp dịch vụ. ?/ Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em phải có giải pháp nào? *Thực trạng lao động nước ta: hiện nay LLLĐ của nước ta dồi dào, xong chất lượng của lực lượng lao động thấp, nến kinh tế chưa phát triển nên tạo sức ép lớn cho vấn đề việc làm. *Hướng giải quyết: + Phân bố lại lao động và dân cư. + Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển hoạt động công nghiệp – dịch vụ ở thành thị. + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo hường nghiệp và dạy nghề. III. Chất lượng cuộc sống GV- Căn cứ vào chỉ số phát triển con người (HDI) để phản ánh chất lượng dân số. Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) xếp Việt Nam Vào thứ 109/175 (năm 2003). Chất lượng cuộc sôngd của người dân Việt Nam hiện nay được cải thiện như thế nào, ta cùng tìm hiểu mục III. ? Dựa vào thực tế và SGK hãy nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng c/s của nhân dân ta đang có thay đổi cải thiện ? - nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình GDP mỗi năm tăng 7%. -Xóa đói giảm nghèo từ 16,1% (2001) xuống 14,5% (2002) ,12% (2003), 10% (2005).. - Cải thiện về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt. GV: ( gợi mở ) Chênh lệch giữa các vùng miền : + Vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ GDP tháp nhất . + Vùng Đông Nam Bộ GDP cao nhất . Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta 440 U S D (2002) , phấn đấu năm 2005 đạt 700 U S D/ người trong khi trung bình thế giới là 5120 U S D ; trong khi các nước p/t là 20.760 U S D các nước Đ N A là 1580 U S D . * Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện ( về thu nhập, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội ). * Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng , giữa các tầng lớp nhân dân. . IV.Củng cố – hướng dẫn . Trình bày thực trạng nguồn lao động và sử dụng nguồn lao độn của nước ta hiện nay? Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt hiện nay ở nước ta ? Để giải quyết việc làm theo em cần có giải pháp nào ? * Làm bài tập : 1,2,3,4/T 17- SGK và bài tập trong tập bản dồ. ************************************** Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 5 Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999. I. Mục tiêu bài học . * Biết cách so sánh tháp dân số . * Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu thay đổi dân số theo tuổi ở nước ta . * Xác lập mối liên hệ giữa tăng dân số theo tuổi , giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước . * Rèn luyện , củng cố và hình thành ở mức độ cao kỹ năng đọc và phân tích so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi ccấu theo tuổi . Các thuận lợi và khó khăn, giải pháp trong chính sách dan số . II. Phương tiện dạy học * .Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 phóng to. * Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta . III. Lên lớp. 1. ổn định lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu hiện trạng việc làm của nước ta hiện nay,cần có những giải pháp nào ? (Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay .) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Bài tập 1 ? Đọc y/c bài tập 1: - Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999. Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt . + Hình dạng của tháp + Cơ cấu dân số theo độ tuổi . + Tỉ lệ dân số phụ thuộc . GV: Giới thiệu khái niệm Tỉ lệ dân số phụ thuộc hay còn gọi là Tỉ số phụ thuộc - Là tỉ só người chưa đến tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước( hoặc : tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động,so với số người ở độ tuổi lao động , tạo nên mối quan hệ trong dân số gọi là tỉ lệ phụ thuộc.) VD : Tỉ số phụ thuộc của năm 1989 là : Tổng ( nhóm tuổi dưới lao động + nhóm tuổi trên lao động ) : nhóm tuổi lao động = (20,1 + 18,9 + 3,0 + 4,2 ) : ( 25,6 + 28,2 ) = 0,86% = 86. ( Có nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia) * Hoạt động nhóm : GV chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 y/c bài tâp , sau khi các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức theo y/c sau : Năm 1989 Năm 1999 Hình dạng Đỉnh nhọn, đáy rộng Đỉnh nhọn, đáy rộng Chân đáy thu hẹp hơn 1989 Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ Cơ cấu 0-14 20,1 18,9 17,4 16,1 dân số 15-59 25,6 28,2 28,4 30,0 theo tuổi 60 trở lên 3,0 4,2 3,4 4,7 Tỉ số (20,1 + 18,9 +3,0 + 4,2 ) : ( 17,4 + 16,1 + 3,4 + 4,7 ): Phụ thuộc ( 25,6 + 28,2) = 0,86% =86 (28,4 + 30,0 ) = 0,71 % =71 * Bài tập II. ? Đọc y/c bài tập ? -Nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta ? Giải thích nguyên nhân? *Sau 10 năm (1989 -1999), tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 đã giảm xuống từ 39%- 33,5% . Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng ( từ 7,2%- 8,1% ) . tỉ lệ nhóm tuổi lao đngj tăng lên từ 53,8% - 58,4% . *Do chất lượng cuộc sống của nhân dân ng

File đính kèm:

  • docGiao an chi tiet.doc
Giáo án liên quan