Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số

I- Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả.

2/ Kĩ năng:

Phân tích biểu đồ và bảng thống kê dân số.

3/ Thái độ:

Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí.

II- Thiết bị dạy học

- Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.

- Một số tranh ảnh minh họa cho hậu quả của bùng nổ dân số.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ I- Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả. 2/ Kĩ năng: Phân tích biểu đồ và bảng thống kê dân số. 3/ Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. II- Thiết bị dạy học - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta. - Một số tranh ảnh minh họa cho hậu quả của bùng nổ dân số. III- Hoạt động dạy học Mở bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * HĐ1: Tìm hiểu về số dân của nước ta (Cá nhân) - Theo thống kê, hiện nay nước ta có bao nhiêu triệu người? Với số lượng ấy em có nhận xét gì? Với diện tích chỉ hơn 330.000 km2 (đứng thứ 58 trên thế giới) nhưng dân số nước ta lại quá đông (năm 2007: 86 triệu người) → gây ra những khó khăn cho nền kinh tế và đời sống. - Kể tên một số nước có số dân đông trên thế giới? Trung Quốc 1,3 tỉ người, Ấn Độ 1,1 tỉ người, Hoa Kì 296 triệu người, Indonesia 222, Brasil 184, Pakistan 162, Bangladesh 144, Nga 143, Nigeria 131, Nhật Bản 127 triệu người. * HĐ2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số (Cá nhân + Nhóm ) - Quan sát biểu đồ biến đổi dân số của nước ta giai đoạn 1954 - 2003: + Quan sát chiều cao của các cột trong biểu đồ: Em có nhận xét gì về tình hình tăng dân số của nước ta? Dân số nước ta tăng liên tục, tăng 57,1 triệu người trong 49 năm (tăng 3,4 lần). + Quan sát đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên: Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì? (Tăng giảm như thế nào) · Từ 1954 - 1960: dân số gia tăng rất nhanh: do những tiến bộ về y tế, đời sống được cải thiện so với giai đoạn trước (chiến tranh) → Tỉ lệ sinh cao, tử giảm. · Từ 1970 - 2003: Tỉ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, KHHGĐ. - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân nước ta vẫn tăng nhanh? + Do quy mô dân số nước ta lớn. + Cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” còn cao. - Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? + Khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, + Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. - Quan sát bảng 2.1: Nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng ở nước ta hiện nay? Giải thích lí do vì sao có sự khác biệt như vậy? + Ở nông thôn: Còn tập quán và tâm lí XH cũ (Tâm lí có nhiều con, thích con trai, tập quán kết hôn sớm,) + Ở thành thị: Đời sống cao. * HĐ3 : Tìm hiểu về cơ cấu dân số (Cá nhân) - Quan sát bảng số liệu 2.2 thống kê cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam thời kì 1979 - 1999: + Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ các nhóm tuổi qua các giai đoạn từ 1979 - 1999? Nhóm 0 - 14 tuổi giảm dần → Tỉ lệ sinh đang giảm. Nhóm tuổi trên 60 đang tăng lên → Việt Nam đang phải đối mặt với xã hội già hóa trong tương lai gần. Dự báo đến 2024 cả nước có 13% người cao tuổi trong tổng dân số, đó sẽ là thách thức lớn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội. + Nhóm tuổi từ 0 - 14 chiếm tỉ lệ cao gây ra những khó khăn gì? Dân số trẻ chứa đựng tiềm năng to lớn về trí sáng tạo, sự nhanh nhạy và dễ nắm bắt những cái mới. Nhưng cũng đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm, + Nhận xét về tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999? Nguyên nhân của những thay đổi đó? Năm 1979: có sự mất cân đối giới tính một cách đáng kể, theo hướng nam ít hơn nữ (3%). Năm 1999, nhìn tổng thể, số lượng nam nữ gần cân bằng, sự chênh lệch về giới giảm còn 1,6% - GV giải thích thêm về tỉ số giới tính (Tỉ số nam/ 100 nữ). Tỉ số giới tính chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: + Do sinh đẻ tự nhiên: Lúc mới sinh ra, tỉ suất trẻ sơ sinh nam thường cao hơn trẻ sơ sinh nữ (với tỉ số giới tính 103 - 106 nam/ 100 nữ). Đến tuổi trưởng thành thì tỉ số này gần ngang bằng nhau. Song đến lứa tuổi già thì tỉ số nữ lại cao hơn một chút. + Do tỉ suất tử vong giữa 2 giới khác nhau: · Trong chiến tranh: nam giới là người trực tiếp ra trận. · Tỉ suất tử vong do tai nạn của nam cao hơn nữ. · Ở nam giới: khả năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ kém hơn nữ, nam nghiện rượu, thuốc lá nhiều hơn nữ, sinh hoạt thiếu điều độ hơn nữ → tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam. + Chuyển cư: ở nơi nhập cư thường tỉ lệ nam > nữ + Chính sách dân số và tư tưởng trọng nam khinh nữ ở các quốc gia ĐPT → Tỉ suất chết trẻ sơ sinh nữ cao hơn nam. 1. Số dân Năm 2002 nước ta có 79,7 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới. → Việt Nam là 1 quốc gia đông dân. 2. Gia tăng dân số - Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra ở nước ta vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX. - Hiện nay, tỉ suất sinh tương đối thấp. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng hơn 1 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng dân số không đều giữa các vùng. Ở thành thị, tỉ lệ gia tăng thấp hơn các vùng nông thôn, miền núi. 3. Cơ cấu dân số - Việt Nam là nước có dân số trẻ nhưng đang quá độ chuyển sang cơ cấu dân số già. - Tỉ số giới tính còn mất cân đối và có sự khác nhau giữa các vùng. IV- Đánh giá 1/ Sự gia tăng dân số quá nhanh gây ra những hậu quả gì? 2/ Sự mất cân bằng giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội? (Dễ dẫn đến hậu quả xã hội rất nặng nề, như tình trạng buôn bán phụ nữ, mại dâm,...) V- Hoạt động nối tiếp Bài tập 3 trang 10 SGK. VI- Phụ lục Bảng 2.3. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 - 1999 (‰) Tỉ suất Năm 1979 1999 Tỉ suất sinh 32,5 19,9 Tỉ suất tử 7,2 5,6 Vẽ biểu đồ: Bảng 2.1: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các vùng, năm 1999 Các vùng Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 1999 (%) Cả nước 1,43 Thành thị 1,12 Nông thôn 1,52 Đồng bằng sông Hồng 1,11 Trung du miền núi Bắc Bộ + Tây Bắc 2,19 + Đông Bắc 1,30 Bắc Trung Bộ 1,47 Duyên hải Nam Trung Bộ 1,46 Tây Nguyên 2,11 Đông Nam Bộ 1,37 Đồng bằng sông Cửu Long 1,39

File đính kèm:

  • docBai 2 Dan so va gia tang dan so(1).doc
Giáo án liên quan