Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 41: Địa lí địa phương tỉnh - Thành phố (phần tự nhiên)

+ Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 9.773,54 km2 (năm 2010)

- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông.

+ Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc , 10 huyện: Lạc Dương , Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà ,Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông .

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 41: Địa lí địa phương tỉnh - Thành phố (phần tự nhiên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 41: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (phần tự nhiên) 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG + Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 9.773,54 km2 (năm 2010) - Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận - Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai - Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận - Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. + Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc , 10 huyện: Lạc Dương , Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà ,Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông . +Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên Hòa 270 km, Vũng Tàu 340 km, hướng đông cách cảng biển Nha Trang 210 km. Ý nghĩa : Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn tạo điều kiện cho Lâm Đồng có thể mở rộng hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và cả nước. 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN a. Địa hình: + Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng. + Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam: - Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). - Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). - Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên. + Ý nghĩa : tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng , tạo ra thế mạnh kinh tế khác nhau cho các tiểu vùng địa hình (Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi  gia súc) b.Khí hậu: + Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. + Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.. + Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. c.Thủy văn: + Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 211 hồ chứa nước, 284 đập dâng. + Sông suối trên địa bàn phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 .Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. + Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. + Ba sông chính ở Lâm Đồng là: sông Đa Dâng (Đạ Đờng), sông La Ngà , sông Đa Nhim => Ý nghĩa : cung cấp nước tưới cho SXNN , sinh hoạt và thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch, thủy điện (các hồ , thác ) d. Đất: + Bao gồm 8 nhóm đất là : đất phù sa (fluvisols), đất glây (gleysols), đất mới biến đổi (cambisols), đất đen (luvisols), đất đỏ bazan (ferralsols), đất xám (acrisols) ,đất mùn alit trên núi cao (alisols) ,đất xói mòn mạnh (leptosols). + Chất lượng đất tốt, khá màu mỡ, trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp khá lớn chiếm hơn 92 % , quan trọng là nhóm đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. + Diện tích trồng chè và cà phê tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà + Diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng +Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%). e. Khoáng sản: + Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Phân bố chính : bô xít ( Bảo Lâm , Bảo Lộc ) , Cao lanh ( Bảo Lộc , Đà Lạt) , đất sét (Di Linh , Đơn Dương) ) Ý nghĩa : tuy không phong phú , đa dạng (ngoại trừ bô xít) song nguồn tài nguyên khoáng sản ở Lâm Đồng phần nào góp phần phát triển cho các ngành công nghiệp của tỉnh (ví dụ : SX gạch , ngói , đá xây dựng ) đáp ứng một số nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. THAM KHẢO THÔNG TIN MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN CHÍNH : Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin,... Sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TỰ NHIÊN : +Tự nhiên Lâm Đồng có những nét đặc trưng riêng là vùng đất cao nguyên badan màu mỡ , khí hậu khá thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp ( với nhiều loại cây , quả , hoa độc đáo có giá trị xuất khẩu cao ) bên cạnh đó do điều kiện địa hình nên Lâm Đồng có nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi phát triển ngành du lịch .+Tuy nhiên , nguồn tài nguyên khoáng sản ít , chưa phong phú , khí hậu phân hóa đa dạng, địa hình phân bậc nên chưa tạo ra nhiều lợi thế trong việc phát triển công nghiệp . Hơn nữa ngành nuôi trồng và phát triển thủy sản rất hạn chế ( vì tỉnh không giáp biển , giá trị thủy sản của sông , hồ không cao) Bài 42: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (tt) ( phần dân cư lao động ) 3. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG +Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 1.204.8869 người, trong đó dân số nông thôn 747.011 người, chiếm 62 %. Mật độ dân số 123 người/km2 +Tỷ lệ GTTN cao : 1,35 % (tls : 1,81%. tử : 0,57%) , có tỷ lệ GTCG cao (là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động) +Theo giới tính : nam chiếm 50,12%, nữ chiếm 49,88% +Theo lao động : Nông –lâm nghiệp – thủy sản : chiếm 66,8% , CN-XD : 8,6% , Dịch vụ : 24,6% +Theo dân tộc : có trên 40 dân tộc khác nhau trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., - Thuận lợi : có nguồn nhập cư cao từ các vùng khác và có tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao nên lực lượng lao động khá dồi dào , là tỉnh có kết cấu gồm nhiều thành phần dân tộc trong cả nước đã tạo ra sự phong phú , đa dạng trong văn hóa , phong tục và kinh nghiệm sản xuất. Đa số dân cư cư trú ở nông thôn nên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chuyên canh năng suất cao. -Khó khăn : tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao , ý thức về dân số của một bộ phận dân cư chưa cao , tạo sức ép về vấn đề dân số nhất là ở cộng đồng các dân tộc vùng sâu xa ảnh hưởng tới việc xóa đói giảm nghèo và các vấn đề về bảo vệ môi trường , cảnh quan thiên nhiên, tình trạng di dân tự do cũng gây không ít khó khăn trong vấn đề quản lí lao động , nâng cao chất lượng và năng suất lao động . Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (tt) ( phần đặc điểm chung, nông nghiệp và công nghiệp) 3. KINH TẾ a, Đặc điểm chung Trước đây Lâm Đồng là 1 trong 5 tỉnh của Tây Nguyên có nền kinh tế còn chậm phát triển so với cả nước với cơ cấu chủ yếu là nông - lâm nghiệp song trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên đáng kể, một số ngành và lĩnh vực phát triển vượt bậc góp phần thực hiện được mục tiêu đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Điều kiện tự nhiên đã cho phép Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ về nông - lâm nghiệp và dịch vụ song ngành công nghiệp – xây dựng hiện nay cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. b,Các ngành kinh tế : +Nông –lâm- ngư nghiệp : là ngành kinh tế quan trọng ,chủ yếu nhất tập trung nhiều lao động tham gia nhất. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 9,8%. Giá trị nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. -Cây công nghiệp : là cây trồng chủ yếu của địa phương như cà phê , chè , dâu tằm .không ngừng tăng về diện tích và sản lượng. Phân bố chủ yếu ở các huyện như Di Linh, Lâm Hà , Bảo Lâm , Đơn Dương , Đức TrọngDo ở đây có diện tích đất badan và khí hậu thích hợp cho các loại cây trồng trên. -Cây rau và hoa : Phân bố chủ yếu ở Đà Lạt và các huyện phụ cận là cây trồng góp phần không nhỏ đem lại thu nhập cho nhân dân địa phương. -Chăn nuôi : đang dần được coi trọng và phát triển mạnh mẽ theo hình thức chuyên môn hóa. Đàn bò sữa đang phát triển mạnh , đàn heo cũng gia tăng nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. -Ngành trồng , khai thác lâm sản cũng phát triển mạnh . Lâm Đồng với thế mạnh là rừng đầu nguồn , nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông nên ngành lâm nghiệp được coi trọng đặc biệt trồng rừng cung cấp nguyên liệu làm giấy cho các khu công nghiệp SX giấy, bìa. +Công nghiệp : -Được quan tâm và chú trọng phát triển với nhiều bước đột phá quan trọng trong tăng trưởng và thay đổi cơ cấu. Giá trị sản xuất CN không ngừng tăng lên , bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 17,5% /năm. - Hiện nay đã hình thành và tiến hành sử dụng nhiều khu và cụm công nghiệp như KCN Phú Hội (Đức Trọng), KCN Lộc Sơn (Bảo Lộc) và 15 cụm CN khác trong toàn tỉnh.Các sản phẩm CNCB nổi tiếng như chè Cầu Đất , rượu vang Đà Lạt. -Các công trình thủy điện lớn : Hàm Thuận- Đa My , Đại Ninh , Đồng Nai 3 , Đồng Nai 4, Đa Nhim. -Các dự án CN lớn như : khai thác quặng bô-xít (huyện Bảo Lâm) , hydroxite nhôm (Bảo Lộc) +Dịch vụ : -Du lịch là ngành phát triển nhất , quan trọng nhất chiếm 31% giá trị GDP của tỉnh (do có điều kiện về khí hậu , địa hình , sinh thái, văn hóa , kiến trúc thuận lợi cho phát triển ngành). Các trung tâm du lịch nổi tiếng : Đà Lạt , Bảo Lộc với nhiều địa danh nổi tiếng. Hằng năm số lượt du khách tham quan không ngừng tăng. Năm 2009 đạt 7 triệu lượt khách du lịch. -Thương mại : hoạt động nội thương diễn ra khá mạnh mẽ (với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng) Hoạt động xuất – nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ (xuất khẩu mặt hàng nông-lâm sản như Hoa, cà phê , trà..) -GTVT : đang được nâng cấp các tuyến đường GT quốc lộ và nội bộ vùng. Sân bay Liên Khương cũng đang được nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển của KT-XH. Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (tt) ( phần dịch vụ, tài nguyên môi trường và phương hướng phát triển) 4.BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG a, Dấu hiệu suy giảm tài nguyên môi trường -Cùng với sự phát triển kinh tế , con người đã và đang tác động vào môi trường và thay đổi môi trường ở hai mặt , một là cải thiện tốt hai là làm xấu đi. -Tỉnh Lâm Đồng cũng vậy , sự suy giảm tài nguyên môi trường đang ngày càng báo động , thể hiện trên tất cả các ngành kinh tế , các thành phần tự nhiên đó là sự suy giảm tài nguyên rừng , sinh vật , ô nhiễm nước sông , hồ , sự thoái hóa đất , xói mòn sạt lở ngày càng diễn ra mạnh mẽ , nguy hiểm đến đời sống hơn. b,Phương hướng phát triển -Cần có chính sách đánh giá , báo cáo thực trạng môi trường qua các giai đoạn từ đó có chính sách phát triển kinh tế phù hợp -Thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên -Chính sách phát triển kinh tế bền vững , đem lại hiệu quả cao , tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường. LƯU Ý : -Tài liệu dùng cho lớp 9 Địa lý phần ĐLĐP. -Là tài liệu biên soạn theo chương trình chuẩn KTKN song do thời gian có hạn nên còn có sai sót -Số liệu cung cấp theo Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2010 -Có tham khảo thêm Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng và Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh lâm Đồng giai đoạn 2006-2010. -GV nên chọn phương pháp phù hợp với đối tương HS và năng lực sở trường bản thân -Chúc các GV địa lý tỉnh Lâm Đồng sức khỏe, thành đạt. -Mọi góp ý , trao đổi qua Email : dvdxuanhung@gmail.com ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Tiết 47 - Bài 41: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (phần tự nhiên) Tiết 48 - Bài 42: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (tt) ( phần dân cư lao động ) Tiết 49 - Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (tt) ( phần đặc điểm chung, nông nghiệp và công nghiệp Tiết 50 - Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh-thành phố (tt) ( phần dịch vụ, tài nguyên môi trường và phương hướng phát triển.) Tiết 51 Ôn tập học kỳ II Tiết 52 Kiểm tra học kỳ II Chủ đề 4: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ CỦA TỈNH (thành phố) 1. Kiến thức 1.1. Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Vị trí địa lí: thuộc vùng nào, tên các tỉnh láng giềng, các thành phố lớn ở gần. - Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. Nêu được giới hạn, diện tích - Diện tích của tỉnh (thành phố). - Các đơn vị hành chính và trung tâm chính trị của tỉnh (thành phố). 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh (thành phố), các đơn vị hành chính huyện, quận.. của tỉnh (thành phố) Nội dung 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Kiến thức 1.2. Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh (thành phố). Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố) - Địa hình: đặc điểm chính của địa hình, các dạng chủ yếu và sự phân bố, ý nghĩa kinh tế. - Khí hậu: Một số nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa,). Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất và đời sống. - Thủy văn: Đặc điểm chính của sông ngòi, hồ, nước ngầm và ý nghĩa kinh tế. - Đất: Các loại đất chính, phân bố đất và giá trị kinh tế. - Khoáng sản: Các loại khoáng sản chính và sự phân bố. Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển các ngành kinh tế. Kết luận: nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên. Thuận lơi và khó khăn chủ yếu của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh (thành phố). - Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế. Nội dung 3: DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư - Số dân và sự gia tăng dân số: số dân, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới; nguyên nhân. - Kết cấu dân số: đặc điểm kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc. - Phân bố dân cư: mật độ dân số, phân bố dân cư, các loại hình cư trú chính. 1.2. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong với phát triển kinh tế - xã hội - Tác động của số dân, gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất. - Ảnh hưởng của kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo lao động tới phát triển kinh tế - xã hội. - Ảnh hưởng của phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm dân cư của tỉnh (thành phố). Nội dung 3: KINH TẾ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước - Đặc điểm chung: + Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước. + Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi Mới. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố). - Các ngành kinh tế: + Ngành kinh tế có nhiều người tham gia: Tình hình phát triển và phân bố. Nguyên nhân. + Ngành kinh tế đưa lại thu nhập cho địa phương: Tình hình phát triển và phân bố. Nguyên nhân. 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố). - Xác định trên bản đồ (lược đồ) sự phân bố của một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh (thành phố).

File đính kèm:

  • docDL DP LAM DONG 2012.doc
Giáo án liên quan