Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 16 - Bài 16 - Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

Củng cố kiến thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền

- Rèn kỹ năng nhận xét biểu đồ

3. Thái độ :

Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc làm

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 16 - Bài 16 - Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07. 09. 2013 Tiết : 16 Bài dạy: Bài 16 VẼ BIỂU ĐỒ VỀ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: Củng cố kiến thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền - Rèn kỹ năng nhận xét biểu đồ 3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc làm II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Vẽ trước biểu đồ miền của bài ( bảng phụ) - Phương án: Hoạt động tại lớp (cá nhân, nhóm) 2. Chuẩn bị của học sinh: Thước kẻ, bút chì màu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong HS - Điểm danh học sinh: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: 9A6: 9A7 - Học sinh vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? Dự kiến trả lời - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: + Khoáng sản: dầu thô, than đá. + Công nghiệp nhẹ: hàng dệt may, điện tử + Nông, thủy sản: gạo, cà phê, tôm, cá, mực đông lạnh. Giới thiệu bài: (1ph) Chúng ta đã học qua về đặc điểm của nền kinh tế và các ngành kinh tế của nước ta. Cũng như các em đã làm quen với phương pháp vẽ các biểu đồ thể hiện cơ cấu, đó là biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột. Khi ta tưởng tượng các cột chồng trong biểu đồ hình cột thu thật nhỏ bề rộng bằng một đường kẽ nhỏ và nối các đoạn cột chồng với nhau thì chính là biểu đồ miền, hay nói cách khác biểu đồ miền là một biến thể từ biểu đồ cột chồng. Bài thực hành hôm nay, hướng dẫn các em vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế qua nội dung ở bài 16 này. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học cách vẽ biểu đồ miền GV: Cho HS nhận biết trường hợp nào vẽ biểu đồ miền: + Thường sử dụng khi số liệu là nhiều năm, nếu ít năm thì dùng biểu đồ hình tròn. + Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm (vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm) Hỏi: Quan sát 2 bảng số liệu: bảng 14.1 và 16.1; bảng số liệu nào có thể sử dụng để vẽ biểu đồ miền, vì sao? GV: Hướng HS cách vẽ biểu đồ miền: - Biểu đồ miền là hình chữ nhật: + Trục tung có trị số là 100%: ta chia đều khoảng cách trên trục tung + Trục hoành là các năm: các khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tùy theo khoảng cách năm. - Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải vẽ lần lượt theo các năm - Cách xác định các điểm để vẽ tương tự như khi vẽ biểu đồ cột chồng * Lưu ý: bề rộng của các cột chồng này ta tưởng tượng bằng sợi chỉ và ta nối các đọan cột chồng với nhau à biểu đồ miền + Ví dụ: Vẽ một miền theo số liệu ngành nông, lâm, ngư nghiệp: + Các đường dọc là bề rộng của hình cột tưởng tượng, ta nối đầu các đường dọc với nhau từ năm 1991 – 2002 à ta được một miền/ biểu đồ + Khi vẽ các cột chồng tưởng tượng này nên dùng bút chì, sau khi nối xong các cột của một nhóm chỉ tiêu (1 miền) thì xóa (nghĩa là trong trường hợp này ta sẽ xóa đường dọc), sau đó tô màu vào miền - GV: Hướng dẫn vẽ miền 2/ biểu đồ? Lấy trị số nhóm ngành đầu + trị số nhóm ngành 2 = trị số cần vẽ (miền 2) sau đó vẽ miền 3/ biểu đồ? * Hoạt động 1: Cá nhân - Lắng nghe và ghi nhớ - Bảng 16.1 có thể sử dụng để vẽ bỉểu đồ miền, vì có chuỗi số liệu là nhiều năm. - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe 1. Cách vẽ biểu đồ miền Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm - Biểu đồ là hình chữ nhật: + Trục tung có trị số là 100% + Trục hoành là các năm - Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải vẽ lần lượt theo các năm. - Cách xác định các điểm để vẽ tương tự như khi vẽ biểu đồ cột chồng - Vẽ đến đâu thì kẻ vạch đến đó - Chú giải - Ghi tên biểu đồ 11’ * Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ * Hoạt động 1: Cá nhân 2. Vẽ biểu đồ 10’ * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét - GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. + Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5%à 23,0% nói lên điều gì? + Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế đó phản ánh điều gì? * Hoạt động 1: Nhóm - Thành lập nhóm, thảo luận, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Tỉ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển. 3. Nhận xét Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực : - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh từ 40,5 % à 23 % (giảm 17,5%); cho thấy nước ta chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp - xây dựng, đạt đến 38,5 %, sánh ngang với khu vực dịch vụ. - Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang có bước phát triển mạnh ; nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ đang ngày càng mở rộng để hội nhập nhanh vào kinh tế khu vực và thế giới 5’ * Hoạt động 4: Củng cố GV: Tổng kết giờ thực hành - Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong giờ thực hành * Hoạt động 4: - Lắng nghe, rút kinh nghiệm * CỦNG CỐ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph) - Chuẩn bị bài: “Ôn tập” + Địa lí đân cư: Số dân, sự phân bố dân cư, mật độ dân số, nguồn lao động, chất lượng cuộc sống. + Địa lí kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : ..

File đính kèm:

  • docTiet 16 Dia ly 9 THUC HANH.doc