Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lý tự nhiên Thanh Hoá

1. Toạ độ địa lý:

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý:

ã Điểm cực bắc: 20048B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá)

ã Điểm cực nam: 19018B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia)

ã Điểm cực đông: 106005Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn)

ã Điểm cực Tây: 104020Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa)

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lý tự nhiên Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý tự nhiên thanh hoá Diện tích: 11.168,3 km Dân số: 3.629.080 người(Năm 2009) Tỉnh lị: Thành phố Thanh Hoá I.Vị trí, lãnh thổ và sự phân chia hành chính Toạ độ địa lý: Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ có toạ độ địa lý: Điểm cực bắc: 20048’B (tại xã Tam Chung – huyện Quan Hoá) Điểm cực nam: 19018’B (tại xã Hải Thượng – Tĩnh Gia) Điểm cực đông: 106005’Đ (tại xã Nga Điền – Nga Sơn) Điểm cực Tây: 104020’Đ (tại chân núi Pu Lang – huyện Quan Hóa) Thanh Hoá có lãnh thổ rộng lớn: 11.168,3 km2 (chiếm 3,37% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, đứng thứ 5 trong 64 tỉnh thành phố ). Biên giới lãnh thổ tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc: giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 215 km. Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km. Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 175 km. 2.Đặc trưng về vị trí địa lý và ý nghĩa của nó trong phát triển kinh tế xã hội Thanh hoá nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nước ta. Trong lịch sử nơi đây từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến . Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển (cảng Nghi Sơn, Lễ Môn). ở đây lại có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt xuyên Việt chạy qua. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mô diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Những yếu tố đó là điều kiện thuận lợi để Thanh Hoá có thể phát triển một nền sản xuất hàng hoá đa dạng với những ngành mũi nhọn đặc thù, phát triển mạnh kinh tế, mở rộng giao lưu trong nước và trên thế giới, đưa nền kinh tế của tỉnh nhanh chóng hội nhập với các tỉnh và thành phố trong cả nước. 3. Sự phân chia hành chính . Thanh Hoá hiện nay là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất trong số 64 tỉnh thành phố của nước ta. Bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã, 23 huyện với 151 xã, 21 phườngvà 28 thị trấn. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm kinh tế hành chính văn hoá của tỉnh. Ba thị xã trực thuộc tỉnh là TX. Bỉm Sơn (ở phía bắc của tỉnh), TX. Sầm Sỏn (nằm giáp biển và là một trong những trung tâm du lịch biển của Miền Trung) và TX. Ngọc Lặc là thị xã miền núi nằm ở phía tây của tỉnh, mới được nâng cấp lên thành thị xã năm 2004. Trong số 23 huyện của tỉnh có 8 huyện đồng bằng (Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hoá, Hà Trung,Vĩnh Lộc); 5 huyện ven biển(Nga Sơn, Hoàng Hoá, Hậu Lộc,Quảng Xương, Tĩnh Gia) và 10 huyện trung du miền núi (Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát) . II. Địa chất. Đặc điểm phát triển của lịch sử địa chất và cấu trúc kiến tạo Trong quá trình tồn tại, lãnh thổ Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng đã trải qua nhiều chấn động địa chất lớn. Vỏ trái đất được cấu tạo phức tạp và trong quá trình thành tạo, chịu tác động của nhiều lực khác nhau, liên quan đến nhiệt năng trong lòng đất và năng lượng của mặt trời. Những quá trình nội sinh như tạo sơn, núi lửa, động đất làm địa hình không đều và tạo thành các đá mắc ma và biến chất có liên quan đến chúng. Những quá trình ngoại sinh như phong hoá đá, tắc động của nước, gió, băng hà xuất hiện biển làm biến đổi địa hình và tạo ra đá trầm tích . Các chấn động uốn nếp làm nảy sinh hiện tượng tạo sỏn mãnh liệt. Đoạn uốn nếp Tam Điệp là mốc kết thúc giai đoạn “biển tiến” tạo ra bán đảo Đông Dương. Do vận động địa chất lãnh thổ Thanh Hoá nâng lên thành núi, đồi uốn nếp, xếp nếp, chia khối phân tầng phức tạp và đa dạng. Trải qua 120 triệu năm chịu ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Hymalaya, lục địa Thanh Hoá có hiện tượng nâng lên, lún xuống và tiếp tục bị phong hoá. Kết quả là một số núi biến thành đồi, một số thung lũng biển được lấp đi thành châu thổ phì nhiêu như hiện nay. Cũng do hiện tượng nâng lên lún xuống, mắc ma trào lên mặt đất và đáy biển hình thành nên những loại đá quý, những dãy núi granit. Khoáng sản: Với lịch sử phát triển địa chất như trên, khoáng sản của Thanh Hoá rất đa dạng và phong phú. Có tới 250 điểm quặng của 42 loại khoáng sản, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá vôi xi măng, đá ốp lát, sét làm xi măng, sét gạch ngói, crôm , secpentin, đôlômit. a)Khoáng sản kim loại Gồm có: Sắt – mangan, ti tan, thiếc, đồng, chì, kẽm, crôm , vàng. Quặng sắt – mangan có trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, phân bố ở Quan Hoá, Bá thước, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành . Quặng imenhit chất lượng tốt, được phân bố ở Quảng Xương, Sầm Sơn, Hậu Lộc, Hoàng Hoá. Quặng crôm với trữ lượng 5 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở Cổ Định (Triệu Sơn), Ngọc Lặc. Đây là mỏ crôm có trữ lượng lớn ở Đông Nam á và là mỏ duy nhất ở nước ta. Các mỏ kim loại màu khác thường có quy mô nhỏ như thiếc ở Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh; chì - kẽm ở Quan Hoá, Như Xuân, Tĩnh Gia. Vàng sa khoáng phân bố ở hầu khắp các huyện miền núi, tập trung chủ yếu ở các huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước,Thường Xuân,hàm lượng vàng gốc từ 2g/tấn đến 6-7g/tấn. b) Khoáng sản phi kim Khoáng sản làm nguyên liệu phân bón, trợ dung hoá chất,các nguyên liệu khác gồm : Phốtphorit có trữ lượng 1triệu tấn chất lượng trung bình, phân bố tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân và còn có ở Tĩnh Gia, Nông Cống, Hoằng Hóa, Hà Trung. Secpentin: trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt, phân bố tập trung ở huyện Nông Cống. Đôlômít: trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt, phân bố ở thành phố Thanh Hoá, huyện Nga Sơn c) Khoáng sản vật liệu xây dựng Khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá ốp lát, trữ lượng 2-3 tỉ m3, chất lượng tốt, nhiều màu sắc và độ bền cao. Đá vôi làm xi măng có trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở Hà Trung, Bỉm Sơn, Cẩm Thuỷ, Thạch ThànhĐất sét làm gạch ngói trữ lượng trên 20 triệu m3, chất lượng tốt phân bố ở Hà Trung, Thạch Thành, Thiệu Hoá, Yên Định, Tĩnh Gia. Cát thuỷ tinh có trữ lượng 547.000 tấn, chất lượng tốt phân bố ở Tĩnh Gia. d)Khoáng sản năng lượng: Trữ lượng than đá ở Thanh Hoá thấp, chỉ phát hiện được những mỏ than non ở các vùng Cẩm Thuỷ, Thạch Thành. Trữ lượng than bùn lớn có trên 2 triệu tấn, chất lượng thấp, nhưng độ đạm và mùn cao, phân bố ở Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân , Là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón vi sinh. Như vậy, tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hoá phong phú, đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển một số ngành công nghiệp như khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh. III. Địa hình Đặc điểm chung: Địa hình Thanh Hoá khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo hướng tây- đông. Từ phía tây sang phía đông có các dải địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong tổng diện tích 11.116,3km2 thì địa hình núi, trung du chiếm 73,3% ; đồng bằng 16% và vùng ven biển 10,7%. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển của địa hình. Địa hình núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía tây bắc và hệ núi Trường Sơn ở phía nam. Đó là dải địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tây nam Bắc Bộ đang được nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích (đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết) đến các đá phun trào (xplit, riolit, badan), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ với nhau, có khi lồng vào nhau và điều đó làm cho phong cảnh thay đổi không ngừng . Địa hình đồng bằng được hình thành bởi sự bồi tụ của các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên. Còn dải địa hình ven biển như sau: với các đảo đá vôi rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát cô lập dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây bắc - đông nam dạng xoè nan quạt. Các khu vực địa hình. Bao gồm có 3 dạng địa hình: núi và trung du; đồng bằng ven biển. _ Địa hình núi có độ cao trung bình 600 -700m , độ dốc trên 250. ở đây có những đỉnh núi cao như Tà Leo (1560 m) ở hữu ngạn sông Chu,Bù Ginh(1291m) ở tả ngạn sông Chu. Địa hình trung du có độ cao trung bình 150 – 200m , độ dốc 12 - 200,chủ yếu là các dạng đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Dạng địa hình này rất đặc biệt, chỉ nhấp nhô lượn sóng và rất thoải. Dạng địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi của tỉnh. Là đièu kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông- lâm nghiệp với các loại cây lâm sản và các cây như đậu, chè, lạc, mía các cây trồng nói trên là cơ sở để phát triển ngành chế biến nông - lâm sản của Thanh Hoá . _ Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về phía biển ở mé đông nam. Rìa bắc và tây bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của sông Mã, sông Chu, cao từ 2- 15m . Trên đồng bằng nhô lên một số đồi núi có độ cao trung bình 200-300m dược cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau. _ Dạng địa hình ven biển phân bố chủ yếu ở các huyện thị xã Sầm Sơn, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Trên địa hình này có các vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Mã, sông Yên Vùng đất cát ven biển nằm ở phía trong các bãi cát, có độ cao trung bình từ 3- 6m, ở phía nam Tĩnh Gia chúng có dạng sống trâu do các dãy đồi kéo dài ra biển. Bờ biển củađồng bằng Thanh Hoá là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông và rộng. Trên địa hình ven biển này có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Vậy là qua tìm hiểu về địa hình, ta thấy địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông- lâm – ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển - đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi,trung du, đồng bằng, với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú IV. khí hậu Là một tỉnh ở phíabắc của Trung Bộ, khí hậu Thanh Hoá mang đầy đủ những nét chung nhất của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh độc đáo đồng thời hình thành nên nhiều kiểu thời tiết đặc biệt. Là kết quả giao thoa và cộng hưởng của biến trình tuần hoàn nhiệt, ẩm ở miền vĩ độ nhiệt đới, với cơ chế gió mùa phức tạp của khu vực gió mùa Đông Nam á, trên nền địa hình miền Bắc Việt Nam. Khí hậu Thanh Hoá có ba đặc điểm chính: Khí hậu Thanh Hoá có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Thanh Hoá nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Tây vào đầu mùa hạ. Do lãnh thổ kéo dài hơn 1 vĩ độ, đồng thời lại nằm trong khu vực nội chí tuyến, hàng năm tại Thanh Hoá có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh vào trước và sau ngay hạ chí 22/6. Tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 100 kcal/cm2/năm và nhiều nơi đạt 125 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 – 24 0C ở vùng đồng bằng và trung du; giảm dần khi lên vùng và xuống 18 – 200C ở biên giới Việt – Lào. Hằng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III), tháng lạnh nhất là vào tháng I với nhiệt độ trung bình khoảng 17 – 180C (cao hơn Đồng Bằng Bắc Bộ khoảng 10C). Tổng nhiệt độ cả năm vào khoảng 8.600 – 8.7000C ở vùng đồng bằng, giảm xuống 8.0000C ở miền núi . Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 1.800 mm. Số ngày mưa từ 130 – 150 ngày/năm. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng V kết thúc vào tháng X . Các tháng mưa nhiều là VIII, IX, X. Mùa mưa tập trung 60 – 80% lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lũ lụt, nhất là ở những vùng có địa hình thấp như các huyện ven biển. khí hậu Thanh Hoá có sự biến động mạnh mẽ. Sự diễn biến của gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam làm cho khí hậu Thanh Hoá trở nên thất thường,biến động. Có năm gió mùa Đông bắc mạnh đem lại một mùa đông lạnh kéo dài ; có năm gió mùa Đông bắc lại yếu, thời tiết nóng sớm đến bất thường. Gió mùa Tây nam cũng có năm mạnh gây mưa nhiều và lũ lớn, có năm lại hoạt động yếu gây hạn hán cả trong mùa hè ; năm thì bão nhiều năm lại không có bão. Như vậy tính chất biến động thể hiện cả ở chế độ nhiệt và chế độ mưa. Chế độ nhiệt thể hiện sự giao động của nhiệt độ tháng, sự giao động của ngày bắt đầu và kết thúc của các mùa nóng, lạnh. Tính biến động của chế độ mưa thể hiện ở sự biến động lượng mưa hàng năm, lượng mưa của từng mùa và lượng mưa của mỗi tháng. Khí hậu Thanh Hoá có sự phân hoá rõ rệt theo không gian và thời gian. Do có hình dáng lãnh thổ rộng dài, phía đông giáp biển lại có nhiều vùng núi cao nên khí hậu Thanh Hoá có sự phân hoá theo không gian. Nhiêt độ giảm dần từ thấp lên cao; tăng dần từ bắc vào nam và giảm dần từ đông sang tây. Bên cạnh đó khí hậu Thanh Hoá còn thay đổi theo thời gian và đây cũng là một đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam. Các đặc điểm trên của khí hậu Thanh Hoá được minh chứng cụ thể qua bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm như sau: Bảng1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm của Thanh Hoá Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm Nhiệt độ(0C) 17.0 17.3 19.8 23.5 27.2 28.9 29.0 28.2 26.4 24.5 22.4 18.6 23.6 Lượng mưa(mm) 24.9 30.9 40.8 59.2 156.9 178.7 202.7 278.3 404.0 263.5 76.5 28.5 1744.9 V.Thuỷ văn. Nguồn nước ở tỉnh Thanh Hoá dồi dào bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. 1.Về nước mặt. Do địa hình phức tạp mạng lưới sông ngòi Thanh Hoá khá phong phú và mang nhiều tính chất chung của mạng lưới sông ngòi miền Bắc Việt Nam. Thanh Hoá có 20 sông lớn nhỏ chảy từ tây bắc xuống đông nam và 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chính là : sông Mã, sông Lạch Bang, sông Yên, sông Hoạt. Tổng chiều dài các hệ thống sông là 881km, tổng diện tích lưu vực : 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hằng năm : 19.520 tỉ m3. Với trữ lượng nước mặt này, nếu được điều kiện tốt, có thể thoẩ mãn nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều dạng địa hình phức tạp, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Riêng sông Mã đã có trữ lượng điện năng đạt tới 12 tỉ kwh. Sông Mã bắt nguồn từ vùng núi ở Điện Biên Phủ chảy qua Sầm Nưa (Lào) và vào địa phận Thanh Hoá ở Mường Lát. Từ nguồn đến Cẩm Thuỷ, sông chảy ào ạt, khi thì qua những ghềnh đá lởm chởm, khi thì uốn khúc rộng ra để lộ những bãi cát trắng dài. Sau khi tiếp nhận sông Chu, sông chia ra thành ba nhánh (sông Đò Lèn, sông Lạch Trường, sông Mã) và đỏ ra biển qua 3 cửa Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Trào. Sông mã có chiều dài 242 km và diện tích lưu vực là 900 km2. Sông Chu thuộc hệ thống sông Mã, có chiều dài 135 km. Trên sông Chu có đập Bái Thượng dài 170 m, tưới cho vài chục vạn ha đất nông nghiệp. Sông Hoạt chảy qua địa phận bắc Hà Trung và Nga Sơn, với chiều dài 55 km và lưu vực rộng 250 km2, đổ ra biển qua cửa Đáy. Sông Lạch Bạng chảy qua các huyện Như Xuân, Tĩnh Gia rồi đổ ra cửa Bạng. Sông dài 34,5 km, lưu vực rộng 236 km2. Sông Yên dài 89 km, lưu vực rộng 1.850 km2,đổ ra biển qua cửa Lạch Ghép. 2. Về nước ngầm Nước ngầm ở Thanh Hoá khá phong phú cả về trữ lượng và chủng loại bởi có mặt đầy đủ các loại đất đá: trầm tích, biến chất, mắc ma và phun trào. Nước ngầm ở vùng trung du miền núi: mới được tìm kiếm sơ bộ ở 4 nơi: thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân (diện tích hơn 20 km2), nông trường Phúc Do huyện Cẩm Thuỷ (diện tích gần 100 km2), thị trấn Vân Du huyện Thạch Thành(diện tích khoảng 10 km2), nước khoáng nóng ở Xuân Mỹ huyện Thường Xuân với diện tich khoảng 1000 km2, nước nóng tới 600C. Nước ngầm ở vùng đồng bằng ven biển: vùng này đã được điều tra ở nhiều nơi như : thị xã Bỉm Sơn, vùng Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá, vùng Nghi Sơn- Tĩnh Gia, thăm dò nước khoáng ở ga Nghĩa Trang. Nhìn chung các mỏ nước ngầm này đã, đang và sẽ đưa vào sử dụng trong giai đoạn tới. Là nguồn bổ sung quan trọng cùng với nguồn nước mặt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. BÃI BIỂN SẦM SƠN KHI THUỶ TRIỀU XUỐNG VI. Thổ nhưỡng. Thanh Hoá có 10 nhóm đất với 28 loại đất khác nhau, trong đó có các nhóm đất có diện tích tương đối lớn là đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mặn, đất cát Nhóm đất đỏ vàng có 647,7 nghìn ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi. Nhóm đất này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và lâm nghiệp. Nhóm đất phù sa bồi tụ có 144,3 nghìn ha, chiếm 13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển. Nhóm đất này thích hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 18,25 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven biển của Nông Cống,Thiệu Yên, Hoằng Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông Sơn Nhóm đất này cần được cải tạo bằng cách trồng rừng. Nhóm đất bạc màu có 14,4 nghìn ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên, có thể cải tạo để đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhóm đất mặn có 16,3 nghìn ha, chiếm 1,45% diện tích tự nhiên. Nhóm đất cát có 17,7 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển. Như vậy, Thanh Hoá có nguồn đất trồng phong phú. Đây là điều kiện phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên diện canh tác mới sử dụng được 68%. Bình quân đất Thanh Hoá trên đầu người được xếp vào loại thấp nhất của cả nước (695m2/người). Vì vậy vấn đề sử dụng đất đai hợp lí, khai hoang, phục hoá, nhanh chóng tạo lớp phủ thực vật là rất cần thiết. VII. sinh vật. Thảm thực vật Thanh Hoá rất phong phú và đa dạng rừng có 4 mùa xanh tươi. Diện tích đất rừng của Thanh Hoá gồm 430,4 nghìn ha, chiếm 36,8% diện tích tự nhiên.Trong đó có 322 nghìn ha rừng tự nhiên và 108,4 nghìn ha rừng trồng. Rừng có nhiều đặc sản quý, trong đó nổi bật là lát (Ngọc Lặc), lim(Như Xuân), trám (Thạch Thành), thông (Tĩnh Gia), cọ phèn thả cánh kiến (Quan Hoá), quế (Thường Xuân), cói (Nga Sơn)và có trữ lượng lớn các loại cây tre, nứa, vầu, luồng ở các huyện miền núi của tỉnh. Hiện nay, rừng giàu và rừng trung bình chỉ còn phân bố trên cácdãy núi cao ở biên giới Việt – Lào và một số vùng ở Bù Man,Bù Khatrên độ cao 700–1200m các loại rừng này có ý nghĩa phòng hộ đầu nguồn. Các vùng rừng ở độ cao dưới 700m, gần các trục giao thông và khu dân cư, thường là rừng nghèo. Đáng chú ý là rừng tre nứa phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hoá, là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp giấy, bao bi. Các loài động vật hoang dã có voi, bò tót, khỉ, vượn, trăn, rắn Ngoài ra Thanh Hoá còn có nguồn thuỷ sản phong phú do có đường bờ biển dài (102 km). ở đây có nhiều loại có giá trị kinh tế như cá thu, cá chim, cá nụ, cá đé, tôm he, tôm hùm, mực Như vậy qua tìm hiểu chúng ta thấy Thanh Hoá có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

File đính kèm:

  • docdia l thanh ho.doc