Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lý về tỉnh Tuyên Quang

Vị trí lãnh thổ:

Là một tỉnh thuộc vùng đông bắc, Tuyên Quang có toạ độ địa lý từ 21o30' đến 22o41' vĩ độ bắc từ 104o50' đến 105o35' kinh độ đông. Phía bắc và tây bắc, Tuyên Quang giáp Hà Giang với một số dãy núi cao, phía đông và đông bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, phái tây giáp Yên Bái, phái nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5820,02 km2 (chiếm 1,76% diện tích cả nước) với dân số 685,792 người (chiến 0,88 dân số cả nước)

Về mặt vị trí địa lý, Tuyên Quang có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lý về tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tặng quý thầy cô giáo Tuyên Quang ĐỊA LÝ TỈNH TUYÊN QUANG I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH: 1. Vị trí lãnh thổ: Là một tỉnh thuộc vùng đông bắc, Tuyên Quang có toạ độ địa lý từ 21o30' đến 22o41' vĩ độ bắc từ 104o50' đến 105o35' kinh độ đông. Phía bắc và tây bắc, Tuyên Quang giáp Hà Giang với một số dãy núi cao, phía đông và đông bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, phái tây giáp Yên Bái, phái nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5820,02 km2 (chiếm 1,76% diện tích cả nước) với dân số 685,792 người (chiến 0,88 dân số cả nước) Về mặt vị trí địa lý, Tuyên Quang có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chậy trên địa bàn của tỉnh dài khoảng 90 km, Tuyên Quang có thể giao lưu với Hà Giang, xa hơn nữa với các tỉnh miền núi biên giới ở phía bắc, và giao lưu với một số tỉnh thuộc trung du và đồng bằng sông hồng ở phía nam. Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội với thị xã Tuyên Quang là 165km. Theo chiều đông - tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế vơí một số tỉnh thuộc vùng núi bắc bộ, trước hết là với Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn Ngoài ra, thông qua đường sông, chủ yếu là sông Lô, việc giao lưu có thể diễn ra trong nội tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường ô tô và một phần đường sông. Tuyên Quang chưa có đường sắt, đường hàng không Do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế. 2. Sự phân chia hành chính: Tuyên Quang, về đời trần là một châu thuộc lộ Quốc Oai. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi là thừa tuyên Tuyên Quang. Đời Mạc đổi là trấn Tuyên Quang. Trước 1888, tỉnh Tuyên Quang gồm: phủ yên bình với hai huyện là Hàm Yên và Vĩnh Tuy; phủ Tương Yên với ba huyện là Vị Xuyên, Vĩnh Điện và Để Định; hai châu là Chiêm Hoá và Lục Yên. Năm 1900, tỉnh Tuyên Quang được thành lập lại với phủ Yên Bình gồm hai huyện là Hàm Yên và Sơn Dương cùng châu Chiêm Hoá ( thuộc phủ Tương Yên). Sau năm 1945, tỉnh Tuyên Quang gồm một thị xã và năm huyện: Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, và Yên Sơn. Tháng 12 - 1275, Hà Giang và Tuyên Quang nhập với nhau thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1990, tỉnh Tuyên Quang được thành lập trên cơ sở tách tỉnh Hà Tuyên. Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang được chia làm sáu đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thị xã (Tuyên Quang) và 5 huyện (Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương) Toàn tỉnh coá 134 xã (trong đó có 4 xã thuộc thị xã Tuyên Quang là Tràng Đà, ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến), 3 phường thuộc thị xã Tuyên Quang (Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang) và 8 thị trấn (huyện Yên Sơn có 3 thị trấn, huyện Sơn Dương - 2, còn lại mỗi huyện một thị trấn) II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: 1. Địa hình: Địa hình của Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có cấu trúc vòng cung rõ rệt, nhưng không kéo dài liên tục, mà bị chia cát thành những khối rời rạc (cánh cung sông Gâm) Về đại thể, Tuyên Quang chia là 3 vùng sau đây: - Vùng phía bắc bao gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang và phần bắc huyện Yên Sơn với diện tích 377,14 km2 (chiếm 64,89% tổng diện tích cả tỉnh). Độ cao phổ biến là 200 - 600m và thấp dần từ bắc xuống nam. Trên nền độ cao này nổi lên một số ngọn núi cao trên 1000m như Chạm Chu 1587m (đỉnh cao nhất tỉnh, ở phía bắc huyện Hàm Yên), Pia Phơưng, Ta Pao, Kia Tăng (phía bắc huyện Na Hang). Độ dốc trung bình khoảng 25% ở phía bắc và 20 - 25o ở phía nam. ở phía bắc huyện Na Hang và rải rác tại một số xã của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên có núi đá vôi và hiện tượng thiếu nước tương đối phổ biến. Nhìn chung, địa hình vùng này bị chia cắt mạnh. Đây là vùng hiểm trở, việc đi lại khó khăn hơn so với các vùng khác. Nhiều khu rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại ở Na Hang, Hàm Yên. Xen kẽ đồi núi là các thung lũng to nhỏ, rộng hẹp khác nhau, có thể canh tác được. Thế mạnh của vùng phía bắc là kinh tế vườn rừng, trang trại để phát triển từ các cây công nghiệp, cây ăn quả cho đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Vùng trung tâm gồm thị xã Tuyên Quang, phía nam huyện Yên Sơn và phía bắc huyện Sơn Dương, có diện tích 1252,04 km2 (21,51% diện tích toàn tỉnh). Độ cao trung bình dưới 500m và giảm dần từ bắc xuống nam với một số ngọn núi nhô cao như núi Là (958m), núi Nghiêm (553m). Tuy nhiên, ở một số nơi địa hình chỉ còn cao 23 - 24m. ở những nơi thấp (thị xã Tuyên Quang, phía nam huyện Yên Sơn, Sơn Dương), hàng năm vào mùa lũ thường bị ngập lụt. Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là các thung lũng, những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng. Nhìn chung đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. - Vùng phía nam gồm phần lớn huyện Sơn Dương với diện tích 790,84 km2 (13,6% diện tích toàn tỉnh). Địa hình của vùng gồm đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. - Vùng này, nhìn chung giàu tiềm năng, nhất là về khoáng sản (thiếc, kẽm, angtimoan, vofram), giao thông thuận tiện, đất đai bằng phẳng thích hợp với việc trồng cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. 2. Khí hậu: a) Tuyên Quang nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với mùa đông lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 80 - 85 kcal/cm2, lượng nhiệt trung bình năm là 8000 - 8500oC. Nhiệt độ trung bình năm ở Tuyên Quang là 22-24oC. Thời kì nóng nhất thường diễn ra vào tháng VI và tháng VII, cá biệt có ngày lên tới 39 - 40oC. Thời kì lạnh nhất thường là các tháng XII,I. Nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 5oC. Chế độ nhiệt có sự phân hoá. Nhiệt độ trung bình của thị xã Tuyên Quang luôn cao hơn các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá từ 0.2o - 0,4oC Lượng mưa trung bình năm của tỉnh ở mức 1500 - 1800 mm. Năm cao nhất có lượng mưa lớn hơn mức trung bình khoảng 400 - 420 mm. Lượng mưa chủ yếu tập trung trong mùa hạ (hơn 80%), kéo dài từ tháng IV đến tháng X. Mưa nhiều nhất vào tháng VIII. Ngược lại, mùa đông khô ráo kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau. Mưa ít nhất vào tháng XII, tháng I. Hàm Yên là nơi có lượng mưa cao nhất tỉnh (2300mm năm 1996) Độ ẳm không khí trung bình năm là 85%. Hàm Yên và Chiêm Hoá là những nơi có độ ẩm cao hơn cả. Chế độ gió ở Tuyên Quang thay đổi theo mùa. Về mùa hạ, hướng gió thịnh hành là đông nam và nam. Về mùa đông, khi gió mùa đông bắc tràn về, hướng gió chủ yếu là bắc và đông bắc. Nhìn chung khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp. Với một mùa đông lạnh, nơi đây có khả năng sản xuất được cả các sản phẩm nông nghiệp của cân nhiệt và ôn đới. Tuy nhiên, các tai biến thiên nhiên như sương muối, mưa đá, lốc, bãođã có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đối với nông, lâm nghiệp. b) Khí hậu của Tuyên Quang, về đại thể, có sự phân hoá thành hai tiểu vùng. - Tiểu vùng phía bắc gồm huyện Na Hang và phần bắc của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá. Đặc trưng của tiểu vùng này là có mùa đông kéo dài (khoảng 5-6 tháng, từ tháng XI năm trước đến tháng IV,V năm sau), nhiệt độ trung bình năm là 22,3oC (các tháng mùa đông 10- 12oC, mùa hạ 25- 26oC), lượng mưa 1730 mm, thường xuất hiện sương muối về mùa đông (tháng I,II ), gió lốc và gió xoáy vào mùa hạ. - Tiểu vùng phía nam bao gồm phần còn lại của tỉnh với một số đặc trưng như sau: mùa đông chỉ dài 4 -5 tháng (từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau ), nhiệt độ trung bình năm 23 - 24oC (mùa đông từ 13- 14oC, mùa hạ 26-27oC ), lượng mưa tương đối cao (1800 mm), các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện dông và mưa đá. 3. Thuỷ văn: a) Mạng lưới sông ngòi ở Tuyên Quang tương đối dày với mật độ 0.9km/km2 và phân bố tương đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn của tỉnh có một số phụ lưu. Do chảy trên địa hình đôi núi nên lòng sông dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh nvào mùa lũ. Cũng chịu ảnh hưởng của địa hình mà dòng chảy có hướng bắc nam (sông Gâm) hoặc tây bắc - đông nam (sông Lô). Thuỷ chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hâu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lượng nước trong năm và thường gây ra ngập lụt ở một số vùng. Ba sông lớn chảy qua Tuyên Quang là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. - Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc (dài 457 km), chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào nước ta (227 km), qua Hà Giang xuống Tuyên Quang và hợp lưu với sông Hồng tại Việt Trì. Đoạn chảy qua Tuyên Quang dài 145 km. Đây là đường thuỷ duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang ở phía bắc và với Hà Nội cũng như một số tỉnh ở trung du và đồng bằng bắc bộ ở phía nam. Nhìn chung, thuỷ chế ít điều hoà và có sự chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm, giữa năm này với năm khác (lưu lượng lớn nhất 11.700 m3/s; nhỏ nhất 128 m3/s) Sông Lô có khả năng vận tải lớn trên đoạn từ thị xã Tuyên Quang về xuôi. Các phương tiện vận tải có thể đi lại dễ dàng vào mùa mưa (trọng tải trên 100 tấn) và cả mùa khô (trọng tải khoảng 50 tấn). Đoạn từ thị xã trở lên, việc vận tải gặp nhiều khó khăn do lòng sông dốc, có nhiều thác ghềnh. - Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc (dài 280km), chảy vào nứơc ta (217 km) qua Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang gần như theo hướng bắc nam và đổ vào sông Lô (cách thị xã Tuyên Quang 10 km ở xã Tứ Quận huyện Yên Sơn). Đoạn chảy qua tỉnh dài khoảng 110km. Giá trị vận tải của sông Gâm tương đối hạn chế. Đây là tuyến đường thuỷ nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với thị xã Tuyên Quang. Chỉ có các phương tiện vận tải dưói 10 tấn vào mùa khô và dưới 50 tấn vào mùa khô mới đi lại được trên đoạn từ Chiêm Hoá trở xuống. - Sông Phó Đáy bắt nguồn từ núi Tam Tạo thuộc huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương theo hướng bắc - nam rồi chảy vào sông Lô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chiều dài của sông là 170 km, đoạn chảy qua tỉnh Tuyên Quang dài 81 km. Lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thuỷ. Ngoài 3 sông chính, ở Tuyên Quang còn có các sông nhỏ (sông Năng ở Na Hang) và hàng trăm ngòi lạch (ngòi Bắc Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Là, ngòi Quảng) cùng nhiều suối nhỏ len lách giữa vùng đồi vúi trùng điệp đã bồi đắp nên những soi bẫi, cánh đồng giữa núi, thuận tiện cho việc gieo trồng. Mạng lưới sông ngòi của Tuyên Quang có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống; vừa là đường giao thông thuỷ, vừa là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phục vụ đời sống của nhân dân. Ngoài ra sông Lô và sông Gâm có tiềm năng về thuỷ điện. ở các huỵên Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương đã xuất hiện một số công trình thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân các dân tộc. Tuy nhiên, sông ngòi dốc, lắm thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu có hai mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mưa, đặc biệt tại khu vực thị xã và các vùng đồng bằng, thung lũng ven sông thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương b) Bên cạnh nguồn nước mạch phong phú, Tuyên Quang còn có nguồn nước dưới đất, nước khoáng. Đáng chú ý hơn cả là các nguồn nước khoáng Mỹ Lâm và Bình Ca Nguồn nước khoáng ở Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) tương đối nổi tiếng và đang được khai thác. Nhiệt độ nước khoảng 40oC, chất lượng tốt với công dụng chủ yếu là điều hoà chức năng tiêu hoá, chữa các bệnh khớp, xương, viêm đại tràng, phụ khoa Hiện nay tị Mỹ Lâm đã xây dựng trại điều dưỡng và khu nhà nghỉ, đồng thời đang sử dụng nguồn nước khóang để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của nhân dân. 4. Đất đai: a) Đất của Tuyên Quang khá đa dạng Nhìn chung, tầng đất tương đối dày, hàm lượng dinh dưỡng thuộc loại trung bình và khá. Trừ một số loại đất phù sa sông suối và đất lầy thụt ở các thung lũng, còn lại chủ yếu là đất feralit, chiếm 85% diện tích cả tỉnh. Với 17 loại đất khác nhau Tuyên Quang có khả năng phát triển mạnh kinh tế nông - lâm nghiệp. Ở vùng núi cao, gồm huyện Na Hang và phía bắc các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, đất được hình thành trên các loại đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích. Tiêu biêu cho vùng này là nhóm đất đỏ vàng, và vàng nhạt trên núi được hình thành ở độ cao 700 - 1800m với một vài loại đất như đất mùn đỏ vàng trên núi phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau (đá gnai, đá phiến mica, sa thạch) Nhóm đất trên cần được bảo vệ thông qua việc giữ gìn vốn rừng, chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy Ở vùng núi thấp bao gồm phần phía nam của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, phía bắc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một phần thị xã Tuyên Quang, đất được hình thành chủ yếu ừ các loại đá mẹ là đá biến chất mà tiêu biểu là nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thấp phát triển trên các loại nham khác nhau. Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của cả tỉnh. Vì thế khi khai thác, cần phải lam ruộng bậc thang, luân canh hợp lý các loại cây trồng và trồng rừng ở những nơi còn đất trống, đồi núi trọc. Ở các vùng còn lại có đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, các loại đất phù sa sông suối, chủ yếu ở phía nam các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và rải rác ở một số nơi khác. Nhóm đất này có khả năng trồng các loại cây lương thực (lúa, màu) cho năng suất cao. Ngoài các nhóm đất nói trên, ở Tuyên Quang còn có khoảng 2,2 vạn ha núi đá và 7,6 nghìn ha sông suối, hồ ao. b) Diện tích đất được khai thác chưa cao Số đất chưa sử dụng còn lớn và còn khả năng diện tích đưa vào sử dụng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang Các loại đất Diện tích(ha) % so với tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp 62.052 10,7 Đất nông nghiệp 324.358 55,7 Đất chuyên dùng 12.925 2,2 Đất thổ cư 5 339 0,9 Đất chưa sử dụng 177.328 30,5 Tổng diện tích 582.002 100,0 Hiện nay đất sử dụng trong nông nghiệp mới chỉ chiếm 10,7% tổng diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Trong khi đó, diện tích đất chứ sử sụng, chiếm tới 30,5% tổng diện tích và tập trung ở các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Sơn Dương. Do vậy, cần tiếp tục phủ xanh đất trống, đồi trọc, biến các vùng đất hoang hoá thành vùng sản xuất nông, lâm nghiệp. 5. Sinh vật: a) Theo số liệu điều tra, cho đến ngày 31- 12- 1999 trên lãnh thổ tỉnh Tuyên Quang có 256,2 nghìn ha rừng, bao gồm 201,2 nghìn ha rừng tự nhiên và 55 nghìn ha rừng trồng. Độ che phủ đạt mức trên 44% Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng ở Tuyên Quang sinh trưởng và phát triển nhanh, thành phần loài phong phú. Theo đánh giá sơ bộ, trong rừng có khoảng 597 loài, 258 chi, 90 họQuá trình khai thác nhiều năm đã làm hình thành một số kiểu cấu trúc thảm thực vật với các hệ sinh thái khác nhau. Đó là hệ sinh thái rừng già (thành phần loài phong phú, mật độ cây không dày, có cấu trúc 5 tầng rõ rệt), hệ sinh thái rừng thứ sinh (mật độ cây dày, cấu trúc 4 tầng), hệ sinh thái rừng hỗn giao (tre, nứa, gỗ, thành phần cây nghèo), hệ sinh thái trẩng cỏ, cây bụi (thành phần loài không phong phú, cấu trúc 2 tầng) Về phân bố, từ độ cao 600m trở xuống là rừng rậm nhiệt đới, quanh năm xanh tốt, dây leo chằng chịt tập trung chủ yếu ven thung lũng sông Lô (phần nhiều là rừng thứ sinh). Từ trên 600 m đến 1700 m là rừng rậm thường xanh, chủ yếu ở các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên. Từ 1700 m trở lên là rừng hỗn giao. Nhìn chung, khu vực này vẫn giữ được sắc thái của rừng nguyên thuỷ. Rừng gỗ có trữ lượng lớn hiện nay chỉ còn tập trung ở vùng núi Chạm Chu, huyện Hàm Yên và một số khu rừng thuộc huỵên Na Hang. ở các khu rừng tự nhiên khác còn lại trong tỉnh, trữ lượng gỗ không nhièu. Rừng trồng ở Tuyên Quang chủ yếu là các loại cây như mỡ, keo, bồ đề, bạch đàn. Một phần trong số này được sử dụng vào mục đích kinh tế (nguyên liệu cho công nghiệp giấy) b) Động vật ở Tuyên Quang khá phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài thú đã có tới 47,8% số loài thú có ở miền Bắc nước ta. Có 46 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và 5 loài trong sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, do săn bắn bừa bãi, động vạt dưới tán rừng hiện nay bị suy giảm nhiều về số lượng và phạm vi phân bố. Một số động vật hoang dã lớn như hổ, báo, gấu, lợn rừng không còn nhiều. Ở khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung (huyện Na Hang) còn tập trung nhiều loài động vât. ở đây có trên 40 loài thú, điển hình là voọc mũi hếch (thuộc loài quý hiếm), voọc má trắng, cu ly, gấuNhóm chim có 70 loài, đặc biệt là trĩ, gà lôi trắng, phượng hoàngNhóm bò sát, lưỡng cư có trên 20 loài như rùa núi, ba ba trơn, nhông xám, nhông xanh. Khu bảo tồn này có giá trị không chỉ đối với việc nghiên cứu về môi trường sinh thái, mà còn là nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng của khu hệ động thực vật vùng núi cao nước ta. 6. Khoáng sản: Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản, nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán và điều kiện khai thác khó khăn. Tuy vậy, trong số này nổi lên một số loại có giá trị kinh tế, đã và đang được khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Thiếc phân bố ở Sơn Dương có trữ lượng gần 3 vạn tấn (đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc, mức khai thác trung bình năm hiện nay là 500 tấn quặng sa khoáng ) Ba rit tập trung ở các huyện Sơn Dương (Ao Sen, Hang Lương, Tân Trào, Ngòi Thia), Yên Sơn (Làng Chanh, xóm Hoắc, xóm Húc), Chiêm Hoá (Hạ Vi) với trữ lượng 2 triệu tấn. Các mỏ hầu hết là lộ thiên, thuận lợi cho việc khai thác. Sản lượng hàng năm hiện nay khoảng 1 vạn tấn quặng, để làm chất trợ dung cho ngành khoan (dầu khí) và làm sơn tổng hợp. Mangan phân bố ở Chiêm Hóa (7 điểm có quặng) và Na Hang (1 điểm), trữ lượng 3,2 triệu tấn. Tại Nà Pết (Chiêm Hoá) đã khai thác khoảng 1,5 vạn tấn (phục vụ cho việc đúc các hợp kim và làm pin) Angtimoan được tìm thấy ở Chiêm Hóa (10 điểm có quặng), Na Hang (4 điểm), Yên Sơn (1 điểm). Trữ lượng thăm dò khoảng 1, 2 triệu tấn (cho 4 điểm ở Chiêm Hoá). Đã khai thác được 7 vạn tấn. Đá vôi có trữ lượng hàng tỉ m3 phân bố ở phía bắc huyện Na Hang, Chiêm Hóa và một số nơi thuộc các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang. Đáng chú ý nhất là mỏ đá vôi Tràng Đà bên bờ sông Lô thuộc thị xã Tuyên Quang (trữ lượng lớn, hàm lượng CaO 49 - 54% dủ tiêu chuẩn để sản xuất xi măng mác cao, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển) và mỏ đá trắng Bạch Mã ở Yên Hương, huyện Hàm Yên (trữ lượng 100 triệu m3, sản xuất đá ốp lát, hiện mới khai thác ở quy mô nhỏ, khoảng 2 vạn m3/ năm) Đất sét được phát hiện ở nhiều nơi thuộc các huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá, Sơn Dương, thị xã Tuyên Quang. Lớn nhất là mỏ đất sét Tràng Đà nằm cạnh mỏ đá vôi cùng tên và được dùng để sản xuất xi măng. III - DÂN CƯ: 1. Số dân và động lực gia tăng dân số: Năm 1991, số dân của Tuyên Quang là 589.051 người. Đến năm 1999, số dân của tỉnh là 685.792 người, chiếm khoảng 0,88% tổng số dân của cả nước. Diện tích, số dân và mật độ dân số phân theo các huỵên, thị: Các huyện thị Diện tích (km2) Số dân(người) Mật độ(người/km2) Toàn tỉnh 5820,02 685.792 118 Thị xã Tuyên Quang 43,69 56.257 1288 Huyện Na Hang 1463,68 63.482 43 Huỵên Chiêm Hoá 1449,20 126.591 87 Huyện Hàm Yên 864,26 99.436 115 Huyện Yên Sơn 1208,35 170.425 141 Huyện Sơn Dương 790,84 169.601 214 So với các tỉnh trung du và miền núi, tốc độ gia tăng dân số của Tuyên Quang tương đố thấp. Tỉ suất gia tăng tự nhiên liên tục giảm và đạt mức trung bình năm là 1,6% trong thời kỳ giữa hai uộc điều tra dân số gần đây nhất. (1998 - 1999) Nhờ thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cùng với sự đổi mới về kinh tế xã hội, tỉ suất sinh thô giảm từ 33,30/00 năm 1991 xuống còn 21,60/00 năm 1999. Như vậy trung bình mỗi năm đã giảm mức sinh được 1,30/00 Tuy nhiên tỉ suất sinh thô có sự khác nhau giữa các huyện, thị. Thị xã Tuyên Quang có mức sinh thấp nhất (12,80/00 năm 1998). Các huyện có mức sinh co nhất là Chiêm Hoá (24,50/00), Na Hang (24,40/00) Tỉ suất tử thô của Tuyên Quang khá thấp, chỉ dao động trong khoảng 5 - 70/00 (4,49 0/00 năm 1991 và 6,71 0/ 00 năm 1999). Sự chênh lệch về muác tử giữa các huyện, thị không lớn như mức sinh. Tỉ suất tử thô thấp nhất là thị xã Tuyên Quang (5,32 0/00 năm 1999) và cao nhất là các huyện Na Hang (6,92 0/00), Chiêm Hoá (6,6 0/00) Vì gia tăng cơ học không đáng kể nên tình hình gia tăng dan số của Tuyên Quang là do gia tăng dân số tự nhiên quyết định. Mức tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,88% xuống còn 1,49% năm 1999. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang thời kì 1991 - 1999 Tỉ suất sinh thô (0/00) Tỉ suất tử thô (0/00) Tỉ suất gia tăng tự nhiên(%) 1991 1995 1999 1991 1995 1999 1991 1995 1999 33,3 27,76 21,60 4,49 6,00 6,71 2,88 2,18 1,49 Trừ thị xã Tuyên Quang - nơi có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp nhất, ở các huyện còn lại có sự giảm dần tỉ suất gia tăng tự nhiên từ vùng cao xuống vùng thấp. Hai huyện phía nam của tỉnh là Yên Sơn và Sơn Dương luôn có mức gia tăng thấp. Còn hai huyện phía bắc là Na Hang và Chiêm Hoá lại dẫn đầu cả tỉnh về mức gia tăng dân số tự nhiên; vì thế cần phải chú ý hơn nữa đến công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình ở các huyện này nhằm xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sông của nhân dân. 2. Kết cấu dân số: a) Kết cấu theo độ tuổi và giới tính Do trong một thời gian dài với tốc độ gia tăng cao nên Tuyên Quang có kết cấu dân số thuộc loại trẻ. Trong tổng số dân, số người dưới 15 tuổi chiếm tỉ trọng cao, còn số người từ 60 tuổi trở lên lại có tỉ trọng rất thấp. Với kết cấu dân số như vậy, bên cạnh lợi thế là nguồn lao động dồi dào là mối lo về các vấn đề xã hội. Tính bình quân cứ 1 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 1,13 người dưới và trên độ tuổi lao động, trong đều kiện nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển Kết cấu dân số theo giới tính của tỉnh Tuyên Quang cũng tương tự như kết cấu của cả nước. Trên phạm vi ccả nước năm 1999, nữ chiếm 50,8% tổng số dân, còn lại 49,2% là nam. ở Tuyên Quang, tỉ lệ này là 50,98% nữ (49,02% nam) năm 1995 và 50,57% nữ (49,43% nam) năm 1999 Tháp dân số b) Kết cấu dân tộc Tuyên Quang là tỉnh có nhiều thnàh phần dân tộc. Nơi đây tập trung hơn 22 dân tộc anh em, trong đó có 8 dân tộc có dân số đông hơn cả là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, H'Mông, Sán Dìu Người Kinh chiếm hơn 1/2 dân số Tuyên Quang và cư trú trên địa bàn cả tỉnh, trong đó tập trung nhất ở thị xã và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Đứng thứ hai về số dân là người Tày (24,4% dân số), phân bố chủ yếu ở Chiêm Hoá, Na Hang. Tiếp theo là người Dao, tụ cư ở Hàm Yên, Na Hang; người Cao Lan ở Sơn Dương; người Nùng ở Sơn Dương c) Kết cấu theo lao động Do dân số trẻ nên lực lượng lao động ở Tuyên Quang tương đối dồi dào (gần 47% dân số). Tuy nhiên, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Số lao động đang tham gia vào các ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp); hiện nay, khu vực này chiếm tới 89,0% tổng số lao động. Trong khi đó, tỉ lệ lao động ở khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) lại tương đối thấp (tương ứng là 2,9% và 8,1%) Măch dù nền kinh tế còn chậm phát triển, nhưng đến năm 1995, Tuyên Quang là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt trên 99% 3. Phân bố dân cư: a) Dân cư của tỉnh Tuyên Quang phân bố không đồng đều trên lãnh thổ. Nhìn chung mật độ dân số thấp, chỉ có 118 người / km2, thấp hơn mức bình quân của cả nước (231 người/ km2, 1999) gần 2 lần và xấp xỉ mật độ dân số trung bình của khu vực miền núi và trung du bắc bộ. Giữa các huỵên, thị có sự chênh lệch đáng kể về mật độ. Dân cư tập trung tương đối đông đúc ở các vùng thấp, địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước hay các thị xã, thị trấn, nơi gần đường giao thông. Ngược lại, ở cùng cao dân cư thưa thớt. Thị xã Tuyên Quang là nơi có mật độ dân số cao nhất (1288 người/ km2) gấp hơn 10 lần so với mức trung bình của cả tỉnh và gần 30 lần so với huyện có mật độ thấp nhất (Na Hang). Sự tập trung dân cư đông đúc ở đây gắn liền với vai trò của thị xã, trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá lớn nhất tỉnh. Nếu không kể thị xã, huỵên có dân cư trù phú nhất là huyện Sơn Dương (214 người/ km2). Đây là huỵên phía nam của tỉnh có địa hình bằng phẳng, tập trung một số khoáng sản đã và đang được khai thác, năm trên trục đường 27 nối Thái Nguyên với Tuyên Quang, Yên Bái. Sau Sơn Dương là huyện Yên Sơn (141 ngưòi/km2). Các huyện có dân cư thưa thớt nhất là Chiêm Hoá (87 người/km2) và Na Hang (43 người/ km2) b) Do là các tỉnh miền núi nên đại bộ phận dân cư sinh sống ở nông thôn, trong các làng bản. Tỉ lệ dân thành thị thấp (11,05% năm 1999). So với các tỉnh của vùng đông bắc, về mặt này Tuyên Quang chỉ xếp trên Bắc Giang (7,43%), Hà Giang (8,45%) và Cao Bằng (10,92%) Dân cư thành thị tập trung nhiề

File đính kèm:

  • docDIA LI TUYEN QUANGQH.doc