Điểm khác của học sinh (HS) giỏi với học sinh bình thường là ở chỗ HS giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt, có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, HS giỏi là những người có khả năng sáng tạo, nghĩa là khả năng tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Như vậy, để trở thành HS giỏi nói chung và HS giỏi địa lí nói riêng, cần phải rèn luyện trên cả ba phương diện : kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy.
1. Kiến thức
37 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Hướng dẫn cách học và làm bài thi học sinh giỏi địa lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai
HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
A. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
Điểm khác của học sinh (HS) giỏi với học sinh bình thường là ở chỗ HS giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt, có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, HS giỏi là những người có khả năng sáng tạo, nghĩa là khả năng tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Như vậy, để trở thành HS giỏi nói chung và HS giỏi địa lí nói riêng, cần phải rèn luyện trên cả ba phương diện : kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy.
1. Kiến thức
a) Kiến thức địa lí phổ thông hiện hành gồm cả địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí thế giới (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội). Chương trình địa lí THPT yêu cầu HS phải nắm vững một số kiến thức phổ thông, cơ bản, mang tính hệ thống, thiết thực về :
- Trái Đất - môi trường sống của con người (các thành phần cấu tạo và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường).
- Đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sinh sống.
b) Trong mỗi lĩnh vực, những kiến thức cơ bản mà HS cần hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng được là các khái niệm, mối liên hệ nhân quả địa lí, quy luật địa lí, các học thuyết, quan điểm địa lí. Những loại kiến thức này làm rõ bản chất tri thức địa lí.
- Các khái niệm địa lí nhằm phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Trong chương trình địa lí THPT, chúng có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung khái niệm. Có những khái niệm được trình bày một cách khái quát, ngắn gọn, chẳng hạn như : "Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì", hay "Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất",... Tuy nhiên, do nội dung phức tạp của nhiều sự vật, hiện tượng địa lí, nên một số khái niệm được trình bày theo lối diễn dịch, liên quan đến nhiều kiến thức địa lí khác. Ví dụ, khái niệm về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, về hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, về gió mùa,... Việc hiểu một khái niệm địa lí thường phải dựa trên ít nhất một khái niệm khác đã học có liên quan ; có nhiều khái niệm mà để hiểu được phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm khác, ví dụ : giờ trên Trái Đất, quy luật địa đới, tính đai cao, ...
- Các mối liên hệ nhân quả là loại kiến thức phổ biến trong địa lí. Việc giải thích các hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này. Các mối liên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau. Có những mối liên hệ đơn giản (chỉ có một nguyên nhân và một kết quả), ví dụ : mối liên hệ giữa độ cao địa hình và nhiệt độ không khí, nhiệt độ và khí áp, độ ẩm và khí áp, cấu tạo của đá và nước ngầm, chế độ mưa và nhiệt với chế độ nước sông, dòng biển với lượng mưa ven bờ đại dương, đá mẹ và thổ nhưỡng, khí hậu và sự phân bố sinh vật,... Có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nguyên nhân gây ra nhiều kết quả, hay nhiều nguyên nhân gây ra một kết quả), ví dụ : vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã gây ra các hệ quả như sự luân phiên ngày đêm, chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ; sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như : hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời, sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng và lạnh,.... Các nguyên nhân và kết quả liên tục kế tiếp nhau tạo ra một chuỗi mối liên hệ nhân quả, ví dụ : ở thảo nguyên với khí hậu lục địa nửa khô hạn có thực vật chủ yếu là cỏ, tạo nên đất đen có tầng mùn dày ; ở sườn núi, khi lên cao, nhiệt độ, lượng mưa và áp suất không khí thay đổi, do đó sinh vật phân bố theo từng vành đai thẳng đứng cũng khác nhau ; địa hình có tác động đến sự phân bố lại lượng nhiệt và ẩm trong đá mẹ, nhiệt và ẩm đó có tác động đến chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất,...
- Các quy luật địa lí thường được học tập trung ở chương cuối của một phần hay một số phần (trong một lớp), có tính khái quát các mối liên hệ nhân quả phổ biến và lặp đi lặp lại thường xuyên. Học thuyết được học trong chương trình địa lí tuy không nhiều, nhưng rất cần thiết cho việc hiểu được nhiều kiến thức địa lí khác (Ví dụ, học thuyết BicBang về sự hình thành Vũ trụ, thuyết kiến tạo mảng. Đặc biệt thuyết kiến tạo mảng cho phép giải thích rất nhiều sự vật và hiện tượng trên Trái đất, ví dụ sự tạo núi, các vành đai núi lửa và động đất,...).
- Ngoài các kiến thức cơ bản trên, trong sách giáo khoa còn trình bày về các sự vật hiện tượng địa lí cụ thể, các biểu tượng địa lí,... Các kiến thức này đóng vai trò hoặc để cụ thể hoá các kiến thức cơ bản trên, hoặc là cơ sở để rút ra các kiến thức khái quát.
c) Kiến thức địa lí phổ thông mà HS cần nắm, được chia thành 6 mức độ :
Biết : Ghi nhớ được các sự kiện, khái niệm, định nghĩa, hệ quả, thuật ngữ và các nguyên lí dưới hình thức được học.
Hiểu : Hiểu được kí hiệu, ý nghĩa và mối liên hệ trong khái niệm, định lí, hệ quả, công thức,... Có khả năng diễn giải, mô tả, tóm tắt thông tin đã thu được, không nhất thiết phải liên hệ tư liệu này với tư liệu khác.
Vận dụng : Sử dụng thông tin trong các tình huống khác với tình huống đã học ; khái quát hoá, trừu tượng hoá những kiến thức đã biết.
Phân tích : Biết cách tách tổng thể thành các bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các bộ phận đó với nhau trong cùng một cấu trúc.
Tổng hợp : Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể cũ. Cần có khả năng phân tích để đi đến tổng hợp. Ở đây bắt đầu thể hiện sự sáng tạo của cá nhân.
Đánh giá : Đòi hỏi có những hành động so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định trên cơ sở các tiêu chí và tính hợp lí. Cần có khả năng tổng hợp để đánh giá.
Cũng là một kiến thức, nhưng có thể yêu cầu HS nắm ở 6 mức độ khác nhau. Ví dụ : kiến thức "Hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất", yêu cầu theo 6 mức như sau :
- Biết : Nhớ được 3 hệ quả : sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
- Hiểu : Không những nhớ mà còn phải giải thích được như thế nào là sự luân phiên ngày đêm, như thế nào là giờ địa phương, giờ quốc tế, đường chuyển ngày quốc tế, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể khác nhau giữa hai bán cầu như thế nào.
- Áp dụng : Sử dụng kiến thức về sự lệch hướng chuyển động của các vật thể để giải thích sự lệch hướng gió trên Trái Đất, sự mài mòn đường ray xe lửa bên phải ở các nước thuộc bán cầu Bắc... giải thích được hiện tượng trong nhật kí ghi chậm một ngày lịch so với lịch địa phương khi về lại đích của các đoàn thám hiểm vòng quanh Trái Đất...
- Phân tích : Làm rõ được nguyên nhân của sự luân phiên ngày đêm là do hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau : Hình khối cầu của Trái Đất làm cho nó luôn được chiếu sáng một nửa (ngày), còn một nửa khuất trong bóng tối (đêm). Đồng thời, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm. Thiếu đi một trong hai yếu tố đó sẽ không có hiện tượng luân phiên ngày đêm. Hoặc, phải đặt ra đường chuyển ngày quốc tế, vì trên Trái Đất có một múi giờ, tại đó vừa là 0 giờ (của ngày hôm sau), vừa là 24 giờ (của ngày hôm trước). Hai bên đường kinh tuyến có ngày khác nhau. Do vậy, khi vượt qua kinh tuyến đó theo chiều từ tây sang đông phải cộng thêm một ngày ; ngược lại - phải trừ đi 1 ngày. Đường kinh tuyến đó được gọi đường chuyển ngày quốc tế.
- Tổng hợp : Có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng trên cơ sở phân tích trên, có thể HS dự đoán được kết quả của trường hợp giả định nếu Trái Đất không tự quay quanh trục, thì có hiện tượng ngày đêm không ? Lúc đó thời gian một ngày đêm trên Trái Đất là bao nhiêu ? Hay, nếu không đặt ra đường chuyển ngày quốc tế, điều gì sẽ xảy ra trong quan hệ quốc tế giữa các nước thuộc các múi giờ khác nhau ?...
HS bình thường, về cơ bản chỉ cần đạt ở mức 1 và 2, một số kiến thức có thể đạt ở mức 3, 4... là được. HS giỏi cần phải có kiến thức đạt ở mức cao hơn, như phân tích, tổng hợp, đặc biệt là đánh giá. Những mức này đòi hỏi các em phải có một hệ thống tri thức địa lí nhất định, đồng thời có được các kĩ năng tư duy cần thiết.
2. Kĩ năng địa lí
a) Học Địa lí ở THPT, HS cần phải củng cố và phát triển các kĩ năng :
- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê,...
- Thu thập, xử lí, trình bày các thông tin địa lí.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với HS trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán.
b) Kĩ năng địa lí trong nhà trường phổ thông được chia ra 5 mức độ :
Bắt chước : Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó.
Thao tác : Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn hơn là bắt chước máy móc.
Chuẩn hoá : Lặp lại một kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn và thường được thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn.
Phối hợp : Kết hợp nhiều kĩ năng theo một trật tự, một cách nhịp nhàng và ổn định.
Tự động hoá : Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng và trở thành tự động, không đòi hỏi một sự cố gắng về thể lực và trí tuệ.
HS giỏi cần phải đạt được các mức độ 4 và 5 của kĩ năng. Nhờ vậy, các em mới có thể sử dụng các kĩ năng này để tự học, tự nghiên cứu, tìm ra những kiến thức cần nắm, hoặc vận dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống để giải quyết các vấn đề thực tế.
Các kĩ năng sẽ có được một cách vững chắc nhờ vào việc luyện tập thường xuyên và có kết quả trên cơ sở những hiểu biết cần thiết về kĩ năng.
3. Tư duy
a) Tư duy có nhiều loại. Trong học tập hiện nay, tư duy cần có ở HS là tư duy lôgic (xem xét sự vật trong dạng tĩnh tại), tư duy biện chứng (xem xét sự vật trong sự vận động một cách lôgic), tư duy hình tượng (hình dung ra sự vật, hiện tượng với những đặc điểm vốn có của nó).
Ngoài ra, do đặc điểm của đối tượng địa lí, nên tư duy đặc thù của địa lí là luôn xem xét sự vật trong các mối liên hệ và gắn liền với lãnh thổ, dựa vào bản đồ. Ví dụ : Khi nhận xét một địa điểm nào đó mưa nhiều hay ít, phải xem xét chúng trong mối quan hệ với các dạng địa hình núi (nằm ở sườn đón gió hay khuất gió, ở độ cao nào), trong vùng khí hậu nào, gió thổi đến hướng nào, có đi qua biển không, địa điểm đó nằm gần kề hay xa biển (hoặc đại dương), có dòng biển nóng hay dòng lạnh chảy ven không... vì những yếu tố này đều tác động đến lượng mưa nhiều hay ít của một địa điểm.
b) Tư duy diễn ra trong khuôn khổ của các thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá. Nếu sử dụng các thao tác tư duy này một cách linh hoạt, thì sẽ đưa đến các kết quả thích hợp. Do vậy trong quá trình học tập cũng như ôn luyện thi HS giỏi địa lí cần phải chú trọng rèn luyện các thao tác tư duy này.
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ TRONG
ÔN LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
1. Nhớ kiến thức một cách lôgic
Muốn có tư duy lôgic, phải có một hệ thống kiến thức nhất định. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm trên thế giới chỉ ra rằng, sở dĩ trong môn Địa lí, HS THPT hiện nay có tư duy không tốt là do thiếu những kiến thức cần thiết, trong đó đặc biệt là hệ thống khái niệm địa lí. Việc nắm vững một hệ thống kiến thức địa lí cơ bản làm cơ sở cho tư duy, sẽ tạo cơ sở cho việc nắm những kiến thức địa lí mới. Kiến thức mới lại tiếp tục làm cơ sở cho tư duy để nhận thức được những kiến thức khác mới hơn...
Hiện nay, một số HS có quan niệm cực đoan rằng chỉ cần có tư duy tốt là đủ để nắm được các kiến thức cần thiết ; hay nói cách khác, chỉ cần thông minh là thi được HS giỏi địa lí. Đó là một quan niệm không đúng. Cần nhớ rằng mục tiêu của việc học tập là vừa có được những kiến thức cơ bản, vừa phát triển được năng lực tư duy. Muốn tư duy phải có kiến thức (tựa như "có bột mới gột nên hồ" vậy). Không có đủ kiến thức cần thiết, như nói ở trên, không thể có tư duy địa lí được. Chính vì vậy, học để nắm chắc kiến thức là việc làm hết sức quan trọng, không chỉ riêng đối với HS giỏi địa lí, mà đối với tất cả các em học sinh nói chung.
Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được, nhớ lâu bền kiến thức địa lí cần thiết và có thể vận dụng được vào các trường hợp cụ thể. Để nhớ lâu bền, cần phải có trí nhớ lôgic. Muốn ghi nhớ lôgic, trong quá trình ghi nhớ phải hiểu và vận dụng được các quy luật của trí nhớ.
a) Trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện. Muốn lập được phản xạ có điều kiện, thông tin phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Do vậy, trong ghi nhớ kiến thức, việc ôn tập thường xuyên tỏ ra hết sức cần thiết. Sau một số bài, sau một chương hoặc một số chương, cần phải ôn tập để tăng cường ghi nhớ.
b) Nhớ lâu được dựa trên ấn tượng mạnh. Một kiến thức hay, một cách giải quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm và nhận ra được,... là những ấn tượng khó quên, lưu lại lâu bền trong trí nhớ mỗi HS. Vì vậy, khi học bài địa lí, cần chú ý tạo ra các ấn tượng sâu về kiến thức. Các ấn tượng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng phương tiện trực quan trong khi học bài (ví dụ khi học về các sự vật, hiện tượng địa lí nên sử dụng Atlát địa lí, hay bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường ; khi học về các tầng đất nên quan sát phẫu diện ; khi học về hình thái địa hình nên dựa vào lát cắt địa hình....), từ việc kết hợp nghe và nhìn (quan sát videoclip, băng hình địa lí...), từ việc làm (trao đổi, tranh luận với bạn ; làm các bài thực hành, giải các bài tập địa lí...). Một kết quả nghiên cứu sư phạm đã chỉ ra : kiến thức được nhớ là nhờ 10% qua đọc, 20% qua nghe, 30% qua nhìn, 50% qua nghe và nhìn, 80% qua nói và 90% qua làm. Vì vậy, để tăng cường ghi nhớ, nên chọn các biện pháp học tập đề cao vai trò của trao đổi, thảo luận, thực hành, hoặc kết hợp nghe và nhìn, hỏi thầy và bạn về những điều chưa rõ...
c) Nhớ lâu bắt nguồn từ hứng thú học tập. Nếu một HS đam mê với việc giải thích các hiện tượng địa lí, HS đó sẽ nhớ về các mối liên hệ nhân quả tốt hơn ; nếu thích thú với các hiện tượng địa lí diễn ra xung quanh môi trường sống, HS đó quan tâm nhiều hơn đến việc quan sát thực tế và vận dụng kiến thức địa lí vào giải quyết những vấn đề đó... Như vậy, hứng thú có thể ví như một chất men kích thích việc học tập. Hứng thú học tập phải được tạo ra bằng thái độ, động lực học tập (ví dụ học giỏi để thi đạt kết quả cao) và được nuôi dưỡng suốt trong quá trình học tập. Mỗi khi gặp khó khăn, phải tìm cách giải quyết thích hợp để đạt được nguyện vọng chính đáng đã xác định ban đầu của bản thân.
d) Kiến thức mới được ghi nhớ trong mối quan hệ với kiến thức đã có. Những kiến thức đã có làm cơ sở cho việc ghi nhớ các kiến thức mới cùng loại. Do đó, khi học kiến thức mới cần phải liên hệ với kiến thức đã có. Đồng thời, khi có được một kiến thức mới, cần phải xếp chúng vào hệ thống các kiến thức đã có một cách hợp lí.
e) Ghi nhớ phải có tính hợp lí, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy, trong quá trình học tập và luyện tập cần chú ý thực hiện những nhiệm vụ từ dễ đến khó.
g) Tập trung chú ý sẽ làm tăng cường trí nhớ. Thường não bộ không tiếp thu thông tin hai loại cùng một lúc. Do vậy, khi học, phải tập trung tối đa vào việc học (nghe giảng, họăc trao đổi thảo luận về nội dung học tập, giải bài tập...). Học xong, mới tập trung vào việc khác.
g) Những thông tin sau cản trở, góp phần xoá đi những thông tin trước cùng loại và liên tục. Đó là quy luật về ức chế tương đồng của trí nhớ. Do vậy, nếu vừa nghe giảng xong trên lớp, về nhà học bài ngay, không tốt bằng để sau 5 - 6 tiếng đồng hồ mới học lại bài trên lớp. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian đó để quá lâu (sau 11 - 12 tiếng đồng hồ chẳng hạn), sự ghi nhớ sẽ bị suy giảm rất nhiều.
h) Thông tin đơn giản dễ nhớ hơn thông tin phức tạp. Vận dụng quy luật này của trí nhớ, trong học tập cần xác định các kiến thức cơ bản, hoặc các đề mục một cách gọn rõ để dễ nhớ.
i) Khả năng não bộ trong ghi nhớ không phải là vô hạn. Theo nhiều nhà khoa học, một người trong một phút chỉ học được khoảng 75 đơn vị thông tin, trong suốt cuộc đời chỉ nhớ nổi 58 tỉ đơn vị thông tin. Do đó, trong học tập, cần biết chọn nhớ những thông tin có ích, biết quên đi những thông tin không cần thiết. Việc xác định những kiến thức cơ bản cần thiết khi học địa lí là việc làm cần thiết đối với mỗi HS giỏi. Có thể chỉ cần nhớ những kiến thức "chìa khoá", khi cần sẽ sử dụng nó để phát triển đến những kiến thức khác. Ví dụ, khi học về Địa lí tự nhiên đại cương, việc thông hiểu và ghi nhớ các quy luật địa đới, phi địa đới cho phép vận dụng chúng vào việc nhận biết và giải thích các hiện tượng khí hậu khác nhau theo vĩ độ, theo đai cao, theo bờ đông hay bờ tây lục địa....
2. Rèn luyện kĩ năng tư duy
Tư duy được biểu hiện bằng các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá). Để đánh giá một người có tư duy tốt hay không tốt (nôm na là thông minh hay ít thông minh hơn), thường dựa vào việc đánh giá khả năng của các thao tác tư duy. Do vậy, rèn luyện kĩ năng tư duy, chính là rèn luyện việc sử dụng các thao tác tư duy.
a) Việc rèn luyện tư duy một cách thông dụng nhất trong thực tế học tập là dựa vào việc tự trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập (ở SGK, sách bài tập, từ thực tế môi trường xung quanh đặt ra...). Ứng với mỗi thao tác tư duy, có một loại câu hỏi tương ứng để tập trung rèn luyện thao tác tư duy đó. Ví dụ, câu hỏi yêu cầu phân tích sẽ góp phần rèn luyện thao tác phân tích của tư duy, câu hỏi yêu cầu trừu tượng hoá góp phần rèn luyện thao tác trừu tượng hoá của tư duy...
Trong học tập địa lí hiện nay, HS nên rèn luyện kĩ năng tư duy theo các loại câu hỏi sau :
+ Câu hỏi phân tích : nhằm gợi ý HS tách riêng từng phần của sự vật và hiện tượng địa lí, hoặc các thành phần của mối liên hệ. Ví dụ, phân tích những khả năng để Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước. Hay, phân tích sự thay đổi về mối tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta từ năm 1980 đến nay.
+ Câu hỏi tổng hợp : nhằm làm cho HS xác lập được tính thống nhất và mối liên hệ giữa các thuộc tính của các sự vật, bộ phận hay dấu hiệu của chúng. Câu hỏi tổng hợp không phải là tổng cộng đơn thuần các bộ phận của sự vật địa lí. Sự tổng hợp đúng sẽ là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất về chất. Ví dụ : Chứng minh rằng nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành khá đa dạng. Vị trí địa lí nước ta có những tác động như thế nào đến tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội ? Hãy chứng minh rằng, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu để sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Hãy chứng minh rằng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước.
Phân tích và tổng hợp là hai thao tác tư duy có liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau khi hình thành khái niệm. Những dấu hiệu bản chất của hiện tượng được phát hiện bằng cách phân tích hiện tượng đang nghiên cứu. Đạt tới bản chất của hiện tượng trong sự hoàn chỉnh và thống nhất là sản phẩm của tổng hợp. Do vậy câu hỏi phân tích và tổng hợp luôn luôn đi kèm với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau, đôi lúc trong loại câu hỏi này có thành phần của loại câu hỏi kia tham gia.
+ Câu hỏi so sánh, liên hệ : nhằm liên hệ các sự vật và hiện tượng địa lí lại với nhau trong các mối quan hệ địa lí có thể có và thiết lập sự giống nhau, khác nhau giữa chúng. Ví dụ : Hai trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những điểm giống nhau như thế nào về cơ cấu ngành ? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Sự khác nhau đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của hai vùng ? Phân biệt các hình thức tổ chức trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp... Khi đặt câu hỏi so sánh, những đối tượng so sánh có thể có những nét tương đồng hay trái ngược nhau.
+ Câu hỏi nguyên nhân - kết quả : là loại câu hỏi nêu lên mối liên hệ nhân quả, một trong những dạng liên hệ có tính chất phổ biến trong bài địa lí. Ví dụ : Tại sao thời gian mùa nóng ở Bắc bán cầu dài hơn ở Nam bán cầu ? Tại sao phân bố dân cư trên thế giới có sự khác nhau giữa các vùng, các châu lục, các quốc gia ? Giải thích tại sao các thành phố lớn cũng đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn. Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta ?...
+ Câu hỏi khái quát hóa : là loại câu hỏi dùng để khái quát hóa các kiến thức cụ thể, nêu lên cái chính, cái căn bản, cái "chung", thường dùng vào cuối chương hay tổng quát cuối bài. Ví dụ : Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế vùng ? Nêu những đặc điểm cơ bản của khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp.
Thực tế cho thấy, để thực hiện một câu hỏi, dù với yêu cầu chính là sử dụng một thao tác tư duy, nhưng HS vẫn phải vận dụng nhiều thao tác tư duy để thực hiện. Ví dụ : Để trả lời câu hỏi "Tại sao ở Duyên hải miền Trung cần phải kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp trong phát triển kinh tế ?", HS cần phải sử dụng nhiều thao tác tư duy như : phân tích (để thấy rõ tiềm năng và hiện trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp), tổng hợp (để thấy được bức tranh chung về tiềm năng và hiện trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp), trừu tượng hoá (để chọn ra được hướng phát triển chính của vùng lãnh thổ và khái quát hoá (để kết luận về hướng phát triển chung là kết hợp nông - lâm - ngư nghiệp). Hay để trả lời câu hỏi : Câu ca dao "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối" có đúng với tất cả mọi nơi trên Trái Đất không ? HS phải sử dụng thao tác phân tích (để làm rõ câu ca dao từ phương diện địa lí), tổng hợp (để nêu lên cái chung về sự thay đổi ngày đêm theo mùa và theo vĩ độ), so sánh (để phân biệt sự khác nhau về độ dài ngày đêm theo mùa của các khu vực nội chí tuyến và ngoại chí tuyến)... Do vậy, trả lời nhiều câu hỏi khác nhau, sẽ giúp cho việc rèn luyện các kĩ năng tư duy.
b) Khi đã có các kĩ năng tư duy tốt, HS sẽ có điều kiện vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi thi. Nên nhớ, câu hỏi thi địa lí không phải được nêu ra dưới dạng phân tích, tổng hợp hay trừu tượng hoá, khái quát hoá... đòi hỏi chỉ sử dụng một thao tác tư duy tương ứng. Câu hỏi thi buộc phải sử dụng các thao tác tư duy một cách tổng hợp trên cơ sở vận dụng các tri thức địa lí đã có ở mỗi HS. Ví dụ : Hãy trình bày và phân tích trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Đề thi năm 1998). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du - miền núi phía Bắc (Đề thi năm 1999) ; Dựa vào Atlát hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long (Đề thi năm 2000) ; Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình, sông ngòi, đất, thực vật và động vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (Đề thi năm 2005) ; Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân hóa đa dạng của địa hình đồi núi nước ta. Độ cao đồi núi nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân hóa đất như thế nào (Đề thi năm 2006)...
3. Rèn luyện kĩ năng địa lí
a) Kĩ năng làm việc với bản đồ
- Kĩ năng làm việc với bản đồ là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do tính chất cơ bản của kĩ năng, nên trong các đề thi HS giỏi quốc gia môn Địa lí, việc kiểm tra kĩ năng này được thực hiện chủ yếu thông qua yêu cầu làm việc với Atlát Địa lí Việt Nam. Tuy nhiên, nếu HS không rõ các nhiệm vụ và kĩ thuật sử dụng bản đồ thì không thể làm việc trên các trang bản đồ của Atlát đươc. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
- Thông thường khi làm việc với bản đồ, HS cần phải :
+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ.
+ Nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
Đối với HS giỏi, những việc làm trên tất yếu phải được thực hiện một cách thành thạo để đạt mức cao nhất của kĩ năng bản đồ là đọc bản
File đính kèm:
- Giao_an_on_HSG_Dia_Ly.doc