Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong môn địa lý lớp 9

 Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm.

 Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong môn địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua phương pháp dạy học giảI quyết vấn đề trong môn địa lý lớp 9 Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên. Các bước thực hiện như sau: 1. Xây dựng tình huống có vấn đề. Trong một tiết lên lớp để tạo nên tình huống có vấn đề, trước hết cần: tìm hiểu vấn đề, sau đó xác định được vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thiết khác nhau để giải quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất, hiệu quả nhất. Ví dụ: Khi dạy bài “Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” (Phần các ngành kinh tế). Đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Giáo viên phải xây dựng được vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết là: Vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta? Để giải quyết được vấn đề này học sinh phải dựa vào các điều kiện tự nhiên – xã hội đã học ở lớp 8 và phần đầu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để hoàn thành nội dung theo yêu cầu. 2. Giải quyết vấn đề. Sau khi đã tạo được tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành giải quyết từng vấn đề. Tùy theo từng nội dung cần giải quyết mà áp dụng mức độ phù hợp từ dễ đến khó, theo các cách sau: 2.1. Mức độ 1: Nếu những nội dung giáo viên đưa ra khó học sinh không tự giải quyết được giáo viên nên áp dụng như sau: Giáo viên đặt vấn đề rồi nêu cách giải quyết. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. 2.2. Mức độ 2: Với câu hỏi ở mức độ dễ hơn, thì: Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. 2.3. Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Như vậy, trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra. Bằng cách đó, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống mới. 3. Các bước của dạy học giải quyết vấn đề. 3.1. Giải thích vấn đề. Tất cả học sinh đều phải nắm được vấn đề giáo viên đưa ra, những điều mà một thành viên chưa rõ cần được các thành viên khác giải thích thông qua thảo luận để làm rõ vấn đề. 3.2. Thu thập các vấn đề liên quan. Các thành viên trong nhóm cùng nhau thu thập các nội dung cần làm rõ nằm trong vấn đề cần giải quyết theo nhận thức của nhóm: Tập hợp các kiến thức được đưa ra, xác định rõ trọng tâm của nội dung cần đạt sau khi có sự thống nhất của nhóm. 3.3. Tập hợp các ý kiến của nhóm. Tập hợp các kiến thức, những dự đoán của nhóm xung quanh vấn đề cần giải quyết và trình bày dưới hình thức mà cả nhóm dễ tiếp thu, theo dõi thông qua phiếu học tập hoặc các bảng biểu có liên quan. 3.4. Xác định mục đích học tập cần đạt. Xác định những nội dung nào đã biết, những nội dung nào cần tìm hiểu, cùng nhau xác định rõ những mục tiêu học tập nhằm mở rộng những tri thức đã có. 3.5. Tập hợp và thảo luận các nội dung đã nghiên cứu. 3.6. Nhận xét rút kinh nghiệm về tiến trình, phương pháp làm việc của từng nhóm. (Có thể cho các nhóm đánh giá lẫn nhau hoặc giáo viên tự đánh giá). 4. Hệ thống câu hỏi trong dạy học giải quyết vấn đề. Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đối với học sinh. Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lý cho học sinh cần có các mức độ khác nhau từ đọc các đối tượng địa lý đến phân tích, so sánh, xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Câu hỏi có tác dụng dẫn dắt học sinh biết, hiểu được đặc điểm đặc trưng của các đối tượng địa lý và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng địa lý qua các mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ: Khi dạy bài 38 “Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo”. Giáo viên cần đưa ra các câu hỏi: ? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. ? Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những câu hỏi như vậy thể hiện rõ mối quan hệ giữa các ngành kinh tế biển với nhau mà học sinh cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tích cực vận dụng các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế để trả lời câu hỏi. 5. Cách tổ chức hoạt động trong dạy học giải quyết vấn đề. - Trong dạy học giải quyết vấn đề, cần chú ý sử dụng mọi biện pháp thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề, thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Như vậy có thể góp phần lấp lỗ hỏng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học sinh. - Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý kiến của học sinh khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh hệ thống hóa tri thức tiếp thu được. - Tạo không khí thoải mái trong lớp học để học sinh không quá lo ngại khi trả lời, các học sinh yếu kém không mặc cảm, tự ti về trình độ nhận thức của mình, khuyến khích, động viên sự cố gắng của các em. Như vậy, dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện, giải quyết các vấn đề nhận thức có hiệu quả, học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập. Để tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả giáo viên phải lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu bài học và trình độ nhận thức của học sinh. Có làm được như vậy mới góp phần giúp học sinh yêu thích và say mê học tập bộ môn Địa lý, đưa bộ môn Địa lý trở thành bộ môn công cụ trong nhà trường.

File đính kèm:

  • docTICH CUC HOC MON DIA LY 9.doc