1, kiến thức: học sinh cần hiểu và biết:
+ Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
+ Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Trình bầy được sự phân bố của các dân tộc nước ta
2, Kỹ năng:
+ Rèn luyện các kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu
3. Thái độ:
+ Có tinh thần đoàn kết giữa cácdân tộc
87 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 11), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9a
Tiết: 1
Ngày giảng: 11/8/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Lớp 9b
Tiết: 4
Ngày giảng:11/08/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
ĐỊA LÝ VIỆT NAM (tiếp theo)
II. ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Tiết 1:
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
1, kiến thức: học sinh cần hiểu và biết:
+ Nêu được một số đặc điểm về dân tộc
+ Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Trình bầy được sự phân bố của các dân tộc nước ta
2, Kỹ năng:
+ Rèn luyện các kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu
3. Thái độ:
+ Có tinh thần đoàn kết giữa cácdân tộc
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1, Giáo viên:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam
+ Một số tranh ảnh về các dân tộc
2, Học sinh:
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ1:
Đọc thông tin trong sách giáo khoa. Trả lời câu hỏi sau
+ Em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Địa phương em có các dân tộc nào sinh sống?
? Quan sát hình và bảng 1.1, hinh 1.1 trong sgk
? Dân tộc nào có số lượng đông nhất chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
? Em hãy kể một số nét văn hoá và các sản phẩm tiêu biểu của một số dân tộc mà em biết?
HS đọc thông tin trong sách giáo khoa
Trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét bổ sung
Quan sát H1.1 và bảng 1.1 (dân tộc kinh đông nhất chiếm 86,2%)
(một số sản phẩm như thổ cẩm, vải lanh, một số đồ thủ công mĩ nghệ)
I. Các dân tộc ở Việt Nam:
+ Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ và trang phục, tập quán
+ Dân tộc là đông nhất chiếm 86,2% là lực lươựng chính tronh các ngành kinh tế
+ Các dân tộc khác chiếm 13,8% có số dân và trình độ phát triển khác nhau
HĐ2:
? Dựa vào vốn hiểu biêt của em hãy cho biết địa bàn sinh sống chủ yếu của người kinh?
? Dưa vào bản đồ trên bảng hãy xác định khu vực phân bố của dân tộc kinh?
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
? Đia bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc ít người?
? Cho biết điều kiện tự nhiện ở những khu vực đó như thế nào?
? Dựa vào bản đồ xác định những khu vưc phân bố chính của các dân tộc?
? Hãy cho biết các khu vực phân bố chính của các dân trên lãnh thổ nước ta?
? Cho biêt những nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi về sự phân bố các dân tộc ở nước ta hiện nay?
Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
Lên bảng xác định trên bản đồ
HS đọc thông tin
Trả lời câu hỏi
HS khác bổ sung
(là những khu vực rừng đầu nguồn, biên giới, khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội,)
HS lên xác định trên bản đồ
HS khác nhận xét bổ sung;
HS dựa vào thông tin trả lời cau hỏi
( do nhà nước có nhiêu chính sách phát triển kinh tế miền núi)
II. Phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Việt ( Kinh)
+ Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh cây lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh sảo.
+ Người Việt là lực lương đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật
+ Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc của Việt Nam
2. Các dân tộc ít người:
+ Có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống
+ Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Trung du và miền núi bắc bộ có các dân tộc: Tày, Nùng , Thái, Mường, Dao, Mông .
+ Khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên có các dân dân tộc Ê đê, Gia Rai, Ba na, Cờ ho
+ Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc. Chăm, Khơ me, Hoa
3. Củng cố:
bài tập:
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng?
Câu1: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc
a, 50 dân tộc b, 52 dân tộc c, 54 dân tộc d, 60 dân tộc
Câu2: địa bàn cư chú chủ yếu của các dân tộc ít người ở nước ta là:
a, Miền núi phía bắc b, Trường sơn và tây nguyên
c, khu vực đồng bằng d, Miền núi - Trung du và Tây Nguyên
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Bài tập số 3 sgk:
Lớp 9a
Tiết:
Ngày giảng:
Sĩ số: 37
Vắng:
Lớp 9b
Tiết:
Ngày giảng:
Sĩ số: 37
Vắng:
Tiết 2:
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức. Học sinh cần hiểu và biết
Trình bầy được một số đặc điểm dân số nước ta; Nguyên nhân và hậu quả
2. Kỹ năng:
+ Vẽ, phân tíc biểu đồ dân số , bảng số liệu về cơ cấu dân số của Việt Nam
3. Thái độ:
+ Có ý thức trong việc tuyên truyền KHHGĐ ử đia phương
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên :
+ Bảng phụ
+ Hình 2.1 SGK (Phóng to)
2. Học sinh:
+ Tìm hiểu những biện pháptuyên truyền dân số đã và đang thực hiện ở địa phương.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ;
2. Bài mới:
+ Nước ta có bao nhieeu dân tộc? Hãy kể một số nét văn hoá của các dân tộc sống ở
địa phương em đang sống?
2. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ1:
? Hiện nay nước ta có số dân là bao nhiêu?
? Em có nhận xét gì về diện tích và số dân của nước ta với các nước trên thế giới?
GV: chuẩn kiến thức
HS dựa vào kiến thức trong sgk vốn hiểu biết trả lời câu hòi
I. Số dân:
+ Số dân nước ta là 80,9 triệu người (2003) và là nước đông dân thứ 14/thế giới.
HĐ2:
Quan sát H2.1( Phóng to và trên bảng và trong sgk )
? Nhận xét về quá trình tăng dân số của nước ta?
? Hãy cho biết sự gia tăng tỷ lệ tự nhiên của dân số nước ta như thế nào?
? Tại sao tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mà dân số vẫn tăng?
? Nước ta đã có những biện pháp gì để giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số?
? Hãy nêu một số biện pháp KHHGĐ ở địa phương em?
? Dân số đông và tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì, đối với kinh tế , xã hội, môi trường?
Phân tích bảng 2.1 trả lời câu hỏi ở cuối phần
HS cần nêu ( S 58/ TG, DS 14/ TG)
Chứng tỏ là một nước đông dân.
Quan sát hình trong sách giáo khoa
Trả lời câu hỏi
(nước ta có số người trong độ tuổi sinh sản nhiều .)
HS khác nhận xét bổ sung.
Bùng nổ dân số
II. Gia tăng dân số:
+ Dân số nước ta tăng liên tục và có hiện tượng bùng nổ dân số vào những năm 50 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX
+ Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm
HĐ 3:
Quan sát bảng 2.2 trả lời câu hỏi
Thảo luận nhóm cặp các câu hỏi trong sách giáo khoa
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
GV chuẩn kiến thức
? Tại sao mỗi quốc gia cần phải biết kết cấu dân số theo giới tính?
? Nguyên nhân nào dẫn đến nữ giới về già thường nhiều hơn nam giới?
Nghiên cứu bảng2.1 suy nghĩ trả lời câu hỏi
Thu nhận kiến thức
Để tổ chức lao động, bổ sung hàng hoá
(Do triến tranh, do nam giới lao động các công việc nặng)
III. Cơ cấu dân số:
+ Cơ câu dân số nước ta đang có sự thay đổi, theo độ tuổi.
+ Độ tuổi lao động, trên lao động có su hướng tăng, tỷ lệ trẻ em giảm.
- Nguyên nhân: Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao, y tế phát triển, mức sống tăng...
- Hậu quả: Bùng nổ dân số
3. Củng cố :
- Hệ thống lại toàn bài
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
GV hướng dấn học sinh làm bài 3
a, GV cho học sinh đổi từ tỉ lệ phần nghìn sang phần chăm
b, Vẽ biểu đồ đường biểu diễn
Lớp 9a
Tiết: 1
Ngày giảng: 25/8/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Lớp 9b
Tiết: 4
Ngày giảng: 25/8/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Tiết 3:
Bài 3 : PHÂN BỐ DÂN CƯ
VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh cần hiểu và biết
+ Trình bầy được tình hình phân bố dân cư của nước ta.
+ Phân biệt được hai loại quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư
+ Nhận biết được quá trình đô thị hoá của nước ta
2. Kỹ năng :
+ Rèn luyện khả năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoạc Átlat địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư và đô thị Việt Nam
+ Phân tíc bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta
3. Thái độ: Bảo vệ môi trường tự nhiên
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam
2. Chuẩn bị của học sinh
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu sự tăng dân số của nước ta? Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh?
2. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ 1:
Nhắc lại diện tích và số dân của nước ta?
? Dựa vào thông tin trong SGK hãy so sánh mật độ dân số nước ta với trung bình thế giới? Nhận xét về mật độ dân số của nước ta?
Thông báo bảng số liệu về mật đô dân cư nước ta qua các năm
Quan sát H3.1 sgk, đọc bảng chú giải
? Dân số nước ta tập trung đông ở những vùng nào?
? Vùng nào có số dân đông nhất?
? Dân cư thưa thớt ở những vùng nào?
? Vì sao lại có sự phân bố như vậy?
Dựa vào bản đồ tự nhiên Viêt Nam hãy xác định những khu vực đông dân của nước ta?
? Hãy cho biết nhà nước đã có những giải pháp gì để phân bố lại dân cư?
Trả lời
Thu nhân kiến thức
Trả lời câu hỏi
Quan sát bảng số liệu nhận xét
Quan sát H3.1 suy nghĩ trả lời câu hỏi
Nhận xét
Trả lời câu hỏi
Do địa hình nhiều núi
Lên bảng xác định trên bản đồ
Phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số nước ta cao
246 người/ km2 (năm 2003) ngày càng tăng
* Phân bố dân cư
- Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị và thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
+ Dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch. Thành thị chiếm 26%, nông thôn chiếm 74% dân số.
HĐ 2:
? Trình bầy các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn?
? ở địa bàn em đang sống có phải quần cư nông thôn không?
? Hiện nay quần cư nông thôn có sự thay đổi như thế nào? Vì sao lại có sự thay đổi đó?
? Nêu đặc điểm của quần cư đô thị ở nước ta?
? Nêu sự khác nhau giữa quần cư thành thị và nông thôn?
Dựa vào H3.1 nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta?
?Vì sao lại có sự phân bố như vậy?
Trả lời câu hỏi
Có sự thay đổi lớn, tỷ lệ người làm trong nông nghiệp giảm
Trả lời câu hỏi
(Hoạt động kinh tế, lối sống, nhà ở)
(Vì ở những nơi đó có nhiêu điệu kện để phát triển kinh tế )
II. Các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn:
+ Là điểm dân cư ở nông thôn có tên gọi, số dân khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
2. Quần cư thành thị:
+ Là các đô thị có mật độ dân số cao, nhà cửa dày đặc
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ.
+ Phân bố chủ yếu ở đồng băng ven biển.
HĐ 3.
Nghiên cứu bảng 3.1 trả lời câu hỏi
? Nhận xét số dân thành thị, tỷ lệ dân thành thị ở nước ta.
? Cho biết sự thay đổi tỷ lệ dân thành thị phản ánh quá trinh đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
Dựa vào sự hiêu biết và thông tin trong sgk hãy cho biết quá trình đô thị hoá nhanh ở nước ta sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Hãy lấy ví dụ về sự mở rộng các thành phố ở nước ta?
Học sinh nghiên cứu bảng 3.1
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
Là phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta.
Dẫn đến những hậu quả: thiếu nơi ở, việc làm, tắc nghén giao thông, ô nhiễm môi trường sống
III . Đô thị hoá ở nước ta:
- Dân số đô thị tăng, quy mô đô thị ngày càng mở rộng, phổ biến lối sống thành thị
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện
+ Trình độ đô thị hoá ở nước ta còn ở trình độ thấp so với một số nước trên thế giới.
3. Củng cố::
? Cho học sinh lên bảng xác định khu vực phân bố dân cư đông ở nước ta?
? Hãycho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và thành thị?
? Quá trình đô thị hoá ở nước ta còn gặp nhưng khó khăn gì?
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Về nhà học bài theo câu hỏi trong sgk
.
Lớp 9a
Tiết: 4
Ngày giảng: 29/8/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Lớp 9b
Tiết: 1
Ngày giảng: 29/87/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Tiết 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần
+ Trình bầy được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động
+ Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm
+ Trình bầy được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta
2. Kỹ năng:
+ Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo, Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế ở nước ta
3. Thái độ: Có ý thức hướng nghiệp cho bản thân.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV:
+ Hình 4.1 , H4.2 (phóng to)
2. Chuẩn bị của HS:
+ Đọc trước nội dung của bài ở nhà.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
Phân bố dân cư của nước ta có đặc điểm gì?
2. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ 1:
Quan sát hình 4.1/sgk/15
Chia nhóm thảo luận câu hỏi
Trong sgk trang15. (Thời gian 4phút )
Quan sát các nhóm thảo luận.
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết thảo luận
Chuẩn kiến thức.
Phân tích H4.2/sgk/16
? Nhận xét về sự thay đổi về cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta?
Quan sát h4.1
Chia nhóm thảo luận
Các câu hỏi trong sgk
Thảo luận
Đại diện nhóm trình bầy kết quả thảo luận
Thu nhận kiến thức
Quan sát H4.2 và thông tin trong sgk
Trả lời câu hỏi
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1. Nguồng lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
+ Lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn chiêm 75,8%.
+ Tuy nhiên lao đông nước ta còn hạn chế về thể lực và phần lớn chưa qua đào tạo.
2. Sử dụng lao động:
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng tíc cực
HĐ 2
Đọc thông tin trong sgk.
? Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
? Để giải quyết vấn đề việc làm cần có những giải pháp nào?
GV nhận xét , chuẩn kiến thức
Vận dụng kiến thức trong sgk và thực tế cuộc sống trả lời câu hỏi.
(Mở nhiều khu công nghiệp, khôi phục lại các làng nghề truyền thống)
II. Vấn đề việc làm:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớnđối với vấn đề giải quyết việc làm.
+ Khu vực nông thôn thiếu việc làm. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động chỉ là 77,7%.
+ Thành thị tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao khoảng 6%.
HĐ 3.
Dựa vào thông tin trong sgk, và sự hiể biết của mình.
? Hãy chứng minh cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện?
? Địa phương em có sư thay đổi gì không?
GV chuẩn kiến thức
Thu nhận kiến thức trong sgk vận dụng sự hiểu biết.
Trả lời câu hỏi
Đang có sự thay đổi lớn
III. Chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệc giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn còn khá cao
- Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện.
3. Củng cố:
Hãy hoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu1. Tỷ lệ lao đông không qua đào tạonước ta năm 2003 là?
A, 75,8% B, 78,8% C, 71,5% D, 68,8%.
Câu 2. Từ năm 1999 - 2003 lao động nước ta tăng từ
A, 35,1 triệu đến 43,1 triệu B, Từ 30 triệu dến 41,1 triệu
C, Từ 30,1 triệu đến 41,3 triệu. D, Từ 30,5 triệu đến 40,3 triêu
GV hệ thống lại kiến thức.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Về nhà học bài và làm bài tập 3 trong sgk
Lớp 9a
Tiết: 1
Ngày giảng: 8/9/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Lớp 9b
Tiết: 5
Ngày giảng: 28/9/2112
Sĩ số: 17
Vắng:
Tiết 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs cần hiểu và biết.
+ Cách so sánh và phân tích tháp dân số
+ Hiểu được sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi.
+ Xác lập mối quan hệ giữa tăng dân số với sự thay đổi cơ cấu dân sốtheo độ tuổi
và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội.
2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng phân tích tháp dân số, giải thích mối quan hệ địa lý
3. Thái độ: Có ý thức trong việc tuyên truyền dân số
II. Chuẩn bị của GVvà HS:
1. Chuẩn bị của GV :
Hình 5.1 trang(18) phóng to, Bảng phụ
2, Chuẩn bị cua HS : Ôn tập lại bài 2
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ 1:
Quan sát hình 5.1 phóng to.
Giới thiệu về câu trúc về tháp tuổi
? So sánh hình dạng của hai tháp tuổi?
? Nêu rõ cơ cấu dân số của hai tháp tuổi?
? Tính tỷ lệ dân số phụ thuộc của mỗi năm?
GV nhận xét chuẩn kiến thức.
Thảo luân:
Thân, Đỉnh và chân tháp.
1999 là tháp dân số già
1. Bài tập 1: So sánh phân tích tháp dân số.
+ Hình dạng:
- Giống nhau: Cả hai tháp tuổi đều có đáy rộng, đỉnh nhọn.
- Khác nhau: Nhóm tuổi 0- 14 tuổi năm 1989 nhiều hơn năm 1999
+ Cơ câu dân số theo độ tuổi.
Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có su hướng giảm, nhóm tuổi từ 15 – 59 và trên 60 tuổi trở lên có su hướng tăng.
+ Tỷ lệ dân phụ thuộc còn cao năm 1989 là 86/100, Năm 1999 là 72/100 lao động.
HĐ 2:
Dựa vào bài tập 1
? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo từng độ tuổi?
Nhóm tuổi tử 0 – 14 tuổi
Nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi
Nhóm tuổi từ trên 60 tuổi
Giải thích vì sao lại có sự thay đổi như vậy?
GV yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thảo luân.
GV nhận xét chuẩn kiến thức
Nhóm từ 0 – 14 giảm
Nhóm từ 15 – 59 tăng
Nhóm từ trên 60 tăng
2. Bài tập 2: Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số và giải thích:
+ Nhóm tuổi từ 0- 14 giảm từ 39% xuống 33,5%
+ Nhóm tuổi từ 15- 59 tăng từ 53,8 lên 58,4%
+ Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng 7,2 lên 8,1%.
+ Giải thích: Do chất lượng cuộc sống tăng, Có ý thức cao về kế hoạch hoá gia đình
HĐ 3:
? Cơ cấu dân số theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội?
? Đảng và nhà nước đã có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn trên?
GV nhận xét các nhóm
Các nhóm thảo luận
* Thuận lợi:
* Khó khăn :
* Biện pháp:
Đại diiện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
3. Bài tập 3: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội:
* Thuận lợi:
+ Cung cấp nguồn lao động.
+ Tạo ra thị trường tiêu thụ lớn
+ Có nguồn lao động dồi dào trong tương lai. Trợ lực cho việc phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai.
* Khó khăn :
+ Gây ra sức ép về việc làm
+ Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Môi trường bị ô nhiễm
* Biện pháp:
+ Có kế hoạch giáo dục, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề.
+ Phân bố lại lực lượng lao động.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
3. Củng cố :
? Tỷ lệ dân phụ thuộc năm 1999 là 71,2% có ý nghĩa gì?
? Hình dạng tháp tuổi năm 1999 của nước ta thể hiện cơ cấu kinh tế như thế nào?
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
+ Về nhà học bài và chuẩn bị bài 6.
Lớp 9a
Tiết: 1
Ngày giảng: 19/9/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Lớp 9b
Tiết: 4
Ngày giảng: 19/9/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
III. ĐỊA LÝ KINH TẾ
Tiết 6: Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS cần hiểu và biết
+ Trình bâùy được sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam
+ Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới
2. Kỹ năng:
+ Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
+Đọc bản đồ, lược đồ, làm bài tập vẽ biểu đồ.
3. Thái độ:
+ Có ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên.
1. Chuẩn bị của GV:
+ Bản đồ hành chính Việt Nam
+ Hình 6.1(phóng to)
+ Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS:
Chuẩn bị trước nội dung ở nhà.
III. Tiến trìnhbài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ:
2 . Bài mới.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ 1.
Đọc thông tin trong sgk. Trả lời câu hỏi sau.
? Nền kinh tế nước ta trải qua mấy giai đoạn phát triển trước thời kỳ đổi mới?
? Hãy trình bày đặc điểm của từng giai đoạn?
GV nhận xét bổ sung.
HS Thu nhận thông tin trong sgk
Trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét
I. Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới. ( Không dạy)
- Nền kinh tế nước ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước
- Đặc điểm chính về phát triển kinh tế của các giai đoạn:
+ Từ cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1954
+ Từ năm 1954- đến 1975
+ Từ 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX
+ Từ 1986 tới nay
* HĐ 2.
Cho học sinh đọc thuật ngữ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế”
? Cho biết chuyển dịch thể hiện ở những mặt chủ yếu nảo? Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch?
- Thuyết trình thêm cho học sinh hiểu.
Đọc thông tin quan sát hinh 6.1 phóng to treo trên bảng và hình trong sgk.
+ Nhận xét về sự chuyển dịch kinh tế theo ngành ở nước ta?
? Quan sát hình 6.2 đọc tên các vùng kinh tế của nước ta?
Quan xát bảng 6.1. Nhận xét về thành phần kinh tế cuả nước ta hiện nay?
? Đọc thông tin trong sgk phần 2 (mục II .) chia nhóm thảo luận các câu hỏi sau
? Trong quá trình đổi mới kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu và gặp những khó khăn gì?
? Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thảo luận
GV bổ sung chuẩn kiến thức.
HS đọc thuật trong sgk.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Thu nhận kiến thức trong sgk và quan sát hình 6.1.
Phân tích bảng 6.1
Trả lời câu hỏi.
Đọc thông tin trong sgk chia nhóm thoả luận câu hỏi.
Thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Thu nhận kiến thức
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới.
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở ba mặt chủ yếu.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
2. Những thành tựu và thách thức:
* Thành tựu:
+ Tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tếđang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá
+ Đã hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
* Thách thức: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xoá đói giảm nghèo
+ Gặp nhiều khó khăn trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
3. Củng cố:
+ Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới trải qua mấy giai đoạn?
+ Lên bảnh xác định ba vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ?
+ Em hãy kể những thay đổi ở địa phương em về kinh tế- xã hội trong khoảng 5 năm trở lại đây?
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
+ Về nhà học bài và làm bài tập
+ Ôn lại những kiến thức về khí hậu, địa hình, sinh vật, sông ngòi, của nước ta.
+ Xem trước bài 7.
Lớp 9a
Tiết: 1
Ngày giảng: 20/9/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Lớp 9b
Tiết: 2
Ngày giảng: 20/9/2012
Sĩ số: 17
Vắng:
Tiết 7:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: HS cần hiểu và biết
+ Biết được ĐKTN nước ta có nhiều thuận lợi và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp của nước ta.
+ Hiểu được những thuận lợi cuả các yếu tố kinh tế- xã hội.
2. Kỹ năng.
+ Rền luyện khả năng phân tích bản đồ và phân tích mối quan hệ địa lý.
3. Thái độ
:
+ Liên hệ với thực tế địa phương .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của GV.
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam
+ Hinh 7.2 (phong to)
2. Chuẩn bị của HS
+ Chuẩn bị ở nhà kíên thức về địa lý tự nhiên của nước ta.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ; Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những điểm nào?
2. Bài mới.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
* HĐ 1:
? Các nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp?
GV chuẩn kiến thức
GV yêu cầu nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8, đọc thông tin trong sgk chia nhóm thảo luận câu hỏi
+ Nước ta có những nhân tố tự nhiên nào thuận lơịu cho sự phát triển nông nghiệp?
+ Tự nhiên nước ta có những khó khăn gì trong phát triển nông nghiệp?
? Kể tên các cây trồng đặc trưng của từng địa phương?
Tại sao nói thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu thâm canh lúa nước?
? Lên bảng xác định hệ thống sông lớn, khu vực phân bố đất phù sa, feralít trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 8 trả lời câu hỏi. ( đất, khí hậu, nước, sinh vật..)
Thu nhận kiến thức
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8 thu nhận thông tin trong sgk. Chia nhóm thảo luận các câu hỏi
( Phía bắc: Lê, đào, mận.Phía nam chôm chôm, sầu riêng)
( Cung cấp nước tưới, thoát nước vào mùa lũ, tăng vụ, thâm canh..)
I. Các nhân tố tự nhiên:
* Tài nguyên thiên nhiên là nhân tố cơ bản
- Tài nguyên đất: Đa dạng
+ Đất feralít chiếm 16 triệu ha.
+ Đất phù sa chiếm 3 triệu ha.
- Tài nguyên khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phăn hoá đa dạng Bắc Nam, thấp cao, nhiều thiên tai
- Tài nguyên nước: Phong phú song phân bố không đều trong năm.
- Tài nguyên sinh vật: Phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi
* HĐ 2:
? Đặc điểm dân cư và lao động của nước ta?
GV chuẩn kiến thức.
? Có cơ sở vật chất kĩ thuật gồm các yếu tố nào? Vai trò của các yếu tố đố?
+ Lấy ví dụ để minh hoạ từng đặc điểm của cơ sở vật chất kĩ thuật?
GV Đọc thông tin sgk
+ Đảng và nhà nước đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
+ Địa phương em đã áp dụng những chính sách nào?
? Hiện nay thị trường của nghành nông nghiệp nước ta như thế nào?
? Nước ta đã xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sang những nước nào?
GV :chuẩn kiến thức.
Lao động dồi dào, tuy nhiên có trình độ thấp.
HS đọc thông tin dựa vào sơ đồ hình 7.2trả lời câu hỏi
(Thuỷ lợi: mương máng kênh dạch . Trồng trọt cung cấp giống
Thu nhận kiến thức
Thu nhận thông tin
Suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS kinh tế hộ gia đình, trang trại,
Chè: Nhật, Trung
Quốc, Nga
Gạo: Một số nước Đông Nam á
II. Các nhân tố kinh tế xã hội
1. Dân cư và lao động:
- Dân cư và lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm trong sản suất nông nghiệp
2. Có cơ sở vật chất kĩ thuật:
- Ngày càng hoàn thiện gồm:
+ Hệ thống thuỷ lợi
+ Hệ thống dịch vụ trồng t
File đính kèm:
- Dia li 9 3cot Cktkn.doc