Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 2)

 1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần

- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc của nước ta.

 2. Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. Dựa vào ảnh để nhận diện một số dân tộc và mô tả hình thái bên ngoài của một số dân tộc.

 

doc114 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 Cả năm: 35 tuần x 1,5 tiết/tuần = 52 tiết. Học kì I : 17 tuần x 2 tiết/tuần + tuần 18 x 1 tiết = 35 tiết. Học kì II : 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết HỌC KÌ I ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo). II.Địa lí dân cư Tiết 1 – Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiết 2 – Bài 2. Dân số và sự gia tăng dân số. Tiết 3 – Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Tiết 4 – Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. Tiết 5 – Bài 5. Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999. III. Địa lí kinh tế Tiết 6 – Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Tiết 7 - Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Tiết 8 – Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Tiết 9 - Bài 9. Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp và thủy sản. Tiết 10 – Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm. Tiết 11 – Bài11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Tiết 12 – Bài 12. Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp. Tiết 13 – Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. Tiết 14 – Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Tiết 15 – Bài 15. Thương mại và dịch vụ du lịch. Tiết 16 – Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Tiết 17 - Oân tập. Tiết 18 – Kiểm tra viết. IV.Sự phân hóa lãnh thổ. Tiết 19 – Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Tiết 20 – Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (tiếp theo). Tiết 21 – Bài 19. Thực hành: ĐoÏc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tiết 22 – Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiết 23 – Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo). Tiết 24 – Bài 22. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. Tiết 25 – Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ. Tiết 26 – Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo). Tiết 27 – Bài 25. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tiết 28 – Bài 28. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo). – Kiểm tra 15 phút. Tiết 29 – Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Tiết 30 – Bài 28. Vùng Tây Nguyên. Tiết 31 – Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo). Tiết 32 – Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Tiết 33 – Oân tập. Tiết 34 – Kiểm tra học kì I. Tiết 35 – Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ. HỌC KÌ II. Tiết 36 – Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo). Tiết 37 – Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo). Tiết 38 – Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ trên cơ sở bảng số liệu. Tiết 39 – Bài 35. Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Tiết 40 – Bài 36. Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (tiếp theo). Tiết 41 – Bài 37. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy, hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tiết 42 – Oân tập. Tiết 43 – Kiểm tra viết. Tiết 44 – Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Tiết 45 – Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo (tiếp theo). Tiết 46 – Bài 40.Thực hành: Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. V.Địa lí địa phương. Tiết 47 – Bài 41. Địa lí tỉnh Khành Hòa. Tiết 48 – Bài 42. Địa lí tỉnh Khánh Hòa (tiếp theo). Tiết 49 – Bài 43. Địa lí tỉnh Khánh Hòa (tiếp theo). Tiết 50 – Bài 44. Thực hành: Địa lí tỉnh Khánh Hòa. Tiết 51 – Oân tập. Tiết 52 – Kiểm tra học kì II. Tuần 1. Từ ngày 24.8.2009 đến ngày 29.8.2009 Soạn ngày: 21.8.2009 – Dạy ngày 24.8.2009 ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1, Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM. I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc của nước ta. 2. Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. Dựa vào ảnh để nhận diện một số dân tộc và mô tả hình thái bên ngoài của một số dân tộc. 3.Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II/ Phương tiện dạy học: Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, tranh ảnh về các dân tộc III/ Phương pháp dạy học:, Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, thảo luận, trực quan IV/ Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) 3.Bài mới: Mở đầu: Việt Nam – Tổ quốc của nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế cũng như địa bàn phân bố của các dân tộc. Hoạt động 1: Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam: (20’) * Mục tiêu: Biết được nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc luôn đoàn kết, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thể nhận diện một số dân tộc qua trang phục và mô tả. * Hoạt động nhóm/cặp Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng GV tổ chức cho HS 4 nhóm quan sát tập ảnh “Việt Nam, hình ảnh các dân tộc”, kết hợp với SGK để trả lời các câu hỏi: H1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? – Gb. H2: Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số dân tộc khác mà em biết? (ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất). GV bổ sung thêm các thông tin về các dân tộc HS đã trình bày. H3: Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? – Ghi bảng. GV giảng: Mỗi dân tộc có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tuy nhiên H4: Kể tên các sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? H5: Hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà Nước, tên các vị anh hùng, các nhà khoa học nổi tiếng ở Việt Nam là người dân tộc mà em biết? H6: Ngoài ra Việt nam còn có bộ phận dân cư nào nữa? – Ghi bảng. Cho biết vai trò của người định cư ở nước ngoài đối với đất nước? GV hướng dẫn HS nhận xét H1.2 để thấy do trình độ phát triển kinh tế các dân tộc khác nhau dẫn đến điều kiện học tập cũng khác nhau (hiện nay Đảng và Nhà Nước đang thực hiện chính sách để thu hẹp khoảng cách). -54 dân tộc, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Thái -(Trình bày về ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất..) -Dân tộc Kinh, chiếm 86,2% -Dệt thổ cẩm, đồ gỗ mỹ nghệ -Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, anh hùng Núp -Người định cư nước ngoài góp phần trong việc xây dựng quê hương đất nước I/ Các dân tộc ở Việt Nam: -Việt Nam có 54 dân tộc, cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc -Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất (86,2 % dân số cả nước) -Người Việt định cư ở nước ngoài củng là bộ phận dân cư của Việt Nam. Hoạt động 2:Tìm hiểu sự phân bố của các dân tộc: (20’) * Mục tiêu: Nắm được tình hình phân bố các dân tộc ở các vùng của nước ta. Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. * Hoạt động cá nhân Hoạt động của giáo viên HĐ học sinh Ghi bảng 1.Dân tộc Việt (Kinh): GV treo bản đồ phân bố các dân tộc VN. H7: Quan sát bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Lên bảng xác định – Gb. GV mở rộng cho HS nhận thức được rằng lãnh thổ của người Việt cổ trước đây mở rộng sang phía nam của T.Quốc. 2.Các dân tộc ít người: H8: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? – Gb. H9:Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những thay đổi lớn như thế nào? -Phân bố rộng khắp cả nước, sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển... -P.bố chủ yếu ở m.núi và t.du -Đ.sống của các d.tộc ít người ngày càng th.đổi rõ rệt, cụ thể II/ Phân bố các dân tộc: 1.Dân tộc Việt (Kinh): -Phân bố rộng khắp cả nước, sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển 2.Các dân tộc ít người: -Phân bố chủ yếu ở m.núi và t du. +Trung Du và Miền Núi phía Bắc có người Tày, Nùng, Thái +Khu vực T.Sơn, Tây Nguyên có người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho. +Người Chăm, Khơ-me, Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 4.Củng cố: (3’) - Nước ta có bao nhiêu d.tộc? Những nét v.hóa riêng của các d.tộc thể hiện ở những mặt nào? - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 5.Hướng dẫn về nhà: (1’) Học thuộc bài Chuẩn bị bài mới: “Dân số và gia tăng dân số” theo gợi ý: + Trình bày số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta? + Phân tích sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? V/.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần 1, từ ngày 24.8.2009 đến ngày 29.8.2009 Soạn:23.8.2009- Dạy ngày 27.8.2009 Tiết 2 , Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần: - Biết được số dân nước ta (năm 2002). Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của việc tăng dân số. - Biết được sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Trình bày được nguyên nhân của sự thay đổi đó. 2. Kĩ năng: Phân tích bảng thống kê, biểu đồ dân số. 3.Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. II/ Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, thảo luận, trực quan, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, III/ Phương tiện dạy học: Biểu đồ b.đổi DS của nước ta. Tranh ảnh về h.quả của DS tới mt và cuộc sống. IV/ Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) a.Nước ta có bao nhiêu d.tộc? Những nét v.hóa riêng của các d.tộc thể hiện ở những mặt nào? VD?; b.-Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc của nước ta 3.Bài mới: Mở đầu: VN là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa g.đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. Hoạt động 1: Tìm hiểu số dân Việt Nam: (8’) * Mục tiêu: Biết được số dân nước ta (năm 2002 và 2009). * Hoạt động cá nhân/cặp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng H1: Dựa vào hiểu biết và SGK hãy cho biết số dân nước ta tính đến năm 2002 là bao nhiêu người? Năm 2009 là bao nhiêu? Gb. H2: Nhận xét về thứ hạng diện tích và dân số của VN so với các nước khác trên thế giới? Gb. H3: Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta? -Dân số nước ta là 79,7 triệu người (năm 2002). Năm 2009 là 87,5 triệu người. -Đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 3 ĐNA. -Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường rộng lớn Khó khăn: thiếu việc làm, trình độ lao động thấp I/ Số dân: -Dân số nước ta là 79,7 triệu người (năm 2002), đứng thứ 14 trên thế giới. -Việt Nam là nước đông dân. Hoạt động 2:Tìm hiểu tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam. (16’) * Mục tiêu: Hiểu và trình bày được t.hình gia tăng DS, nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng DS.Rèn luyện kn phân tích biểu đồ DS, bảng số liệu tỉ lệ gia tăng DS. * Hoạt động cá nhân / cặp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng H4:Thế nào là “ Bùng nổ dân số”? (gợi ý HS đọc ở bảng tra cứu thuật ngữ). GV treo bảng phụ có nội dung phóng to từ H2.1 SGK/7 và h.dẫn HS cách đọc theo cột và đường. H6: Cho nhận xét tình hình tăng dân số nước ta ? DS tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? H7:Q/s H2.1 nhận xét sự bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số? – Gb. H8:Qua H2.1, hãy nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào? - Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó? Hoạt động nhóm:GV tổ chức 3 nhóm HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn, sau đó nhóm thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp, GV (3’) N1-H9:Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? N2-H10:Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? N3-H11:Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số của nước ta? H12:Q/s bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất? -Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của DS cao hơn trung bình cả nước? -Nêu k.l về tỉ lệ gia tăng DS của nước ta? – Gb. -Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta xảy ra từ cuối những năm 40 của thế kỉ XX. -Bùng nổ dân số -Trả lời. -Tốc độ gia tăng thay đổi từng giai đoạn. Từ 1976 – 2003 xu hướng giảm dần:1,4%. -Ý thức được vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình 3 nhóm thực hiện thảo luận theo kĩ thuật khăn trãi bàn. -Cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao -Thiếu việc làm, đời sống thấp, môi trường bị ô nhiễm. -Đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho nhân dân. -Cao: vùng Tây Bắc;-Thấp: vùng ĐB sông Hồng -Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên). -Trả lời. II/ Gia tăng dân sốá: -Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta xảy ra từ cuối những năm 40 của thế kỉ XX. -Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. -Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có sự khác nhau giữa các vùng. Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu dân số nước ta: (13’) * Mục tiêu: Biết được xu hướng thay đổi cơ cấu DS, nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu DS, kn phân tích bảng số liệu cơ cấu DS. * Hoạt động nhóm/cặp. Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng H13:Tại sao cần phải biết kết cấu DS theo giới? H14:Dựa vào bảng 2.2 hãy: + Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1979 – 1999? + Tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kì 1979 – 1999 có sự thay đổi như thế nào? Nguyên nhân? GV giảng:tỉ số giới tính có sự khác biệt giữa các vùng do nhiều nguyên nhân, H15: Hãy cho biết các ng.nhân và nêu ví dụ? -Để tổ chức lao động phù hợp, bổ sung hàng hóa -Cơ cấu theo độ tuổi đang thay đổi: Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng. -Tỉ số giới tính cân bằng hơn. Trước kia do chiến tranh làm giới tính nam thấp, giờ đây do cuộc sống hòa bình -Trả lời. III/ Cơ cấu dân số: -Cơ cấu theo độ tuổi đang thay đổi: Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng. -Tỉ số giới tính cân bằng hơn. 4.Củng cốø: (3’) GV dùng bảng phụ có các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chọn câu đúng nhất. Câu 1: So với số dân của hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện nay, số dân VN đứng hàng thứ mấy a. 13: b.14: c. 15: d. 16. Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả đối với: a. Tài nguyên môi trường; b.Chất lượng cuộc sống; c.Sự phát triển kinh tế; d. Tất cả các đáp án trên. Câu 3:Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam thời kì 1979 – 1999 thay đổi như thế nào? a.Tỉ lệ trẻ em giảm dần. b.Trẻ em chiếm tỉ lệ thấp. c. Người trong độ tuổi lao động tăng lên. d. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên Đáp án: Câu 1:b; Câu 2:d Câu 3: a, d. 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 sgk / 10; Yêu cầu HS trả lời được 2 bài tập sgk/10. Chuẩn bị bài mới: “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư” - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? - Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta? V/.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần 2, từ ngày 31.8.2009 đến ngày 05.9.2009. Soạn ngày 27.8.2009 – Dạy ngày 31.8.2009 Tiết3. BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau bài học HS cần: -Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta. 2. Kĩ năng: Biết phân tích biểu đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (1999), bảng số liệu về dân cư. 3.Thái độ: -Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về sự phân bố dân cư. II/ Phương pháp dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, trực quan, phân tích bảng số liệu. III/ Phương tiện dạy học: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam;Tư liệu, tranh ảnh về các loại hình quần cư; Bảng thóng kê mật độ dân số một số quốc gia và đô thị ở Việt Nam IV/ Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) - Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta? - Phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta trong thời gian gần đây? 3.Bài mới: Mở đầu: Cũng như các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư ở nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử Tùy theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động với nhau tạo nên một bức tranh phân bố dân cư như hiện nay. Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu bức tranh đó và biết được nó đã tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta như thế nào. Hoạt động 1: Tìm hiểu mật độ dân số và phân bố dân cư: (13’) * Mục tiêu: Hiểu và trình bày đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta, có kn xđ trên bản đồ. * Hoạt động nhóm/cặp Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng H1:Nhắc lại thứ hạng diện tích lãnh thổ và dân số nước ta so với các nước trên thế giới ? H2:Dựa vào hiểu biết và SGK từ năm 1989 đến năm 2003, cho biết đặc điểm mật độ dân số nước ta? GV treo bảng phụ có nội dung số liệu mật độ dân số (phụ lục) và đặt câu hỏi: H3:So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới? Với Trung Quốc, Inđônêxia? (Năm 2003 MĐDS của VN là 246 người/km2) -Qua so sánh các số liệu trên, rút ra đặc điểm mật độ dân số nước ta? – Ghi bảng. H4:Q/s H3.1, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Đông nhất ở đâu? – Ghi bảng. -Dân cư thưa thớt ở vùng nào? Thưa thớt nhất ở đâu? Lên bảng xác định trên bản đồ. H5:Dựa vào hiểu biết thực tế và SGK, cho biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị ở nước ta có đặc điểm gì? -Dân cư sống tập trung nhiều ở nông thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ như thế nào? H6:Hãy cho biết nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư nói trên? H7:Nhà nước có chính sách và biện pháp gì để phân bố lại dân cư? -Dân số nước ta là 79,7 triệu người (năm 2002), đứng thứ 14 trên thế giới. -Mật độ dân số nước ta ngày một tăng -Nước ta có mật độ dân số cao: 236 người/km2 (2001). -Trả lời. -Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, ít ở miền núi. -Phần lớn d.cư nước ta sống ở vùng nông thôn (76%). -Thấp, chậm phát triển -ĐB ven biển, đô thị có điều kiện tn t.lợi, các điều kiện sx có điều kiện p.triển -T.chức di dân đến các vùng kt mới ở m.núi, c.nguyên I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư: -Nước ta có mật độ dân số cao: 246 người/km2 (2003) và ngày càng tăng. -Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, ít ở miền núi. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại hình quần cư: (15’) * Mục tiêu: Biết được đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta và kn xác định trên bảng đồ dc. * Hoạt động cá nhân. Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng 1. Quần cư nông thôn: H8:Hãy cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn các vùng? - Ghi bảng. -Cho biết sự gi.nhau của q.cư n.thôn?-gb. H9:Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn mà em biết? 2. Quần cư đô thị: H10:Dựa vào vốn hiểu biết và SGK, nêu đ.điểm của q.cư đ.thị nước ta? V.trò?-gb. H11:Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn? H12:Q/s H3.1 hãy nêu n.xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? -Khác nhau về quy mô, tên gọi: làng, xã, bản, thôn -H.động kt chính là n-l-n nghiệp - Điện, đường, trường, trạm làm thay đổi diện mạo làng quê -Quy mô lớn, hiện đại, nhà cửa, xe cộ, đường xá đông đúc -Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ -Chủ yếu ở ĐB và ven biển. Vì lợi thế về điều kiện tn, kt, xã hội II/ Các loại hình quần cư: 1. Quần cư nông thôn: Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số , tên gọi khác nhau. Họat động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. 2. Quần cư đô thị: Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa khoa học kĩ thuật, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Hoạt động 3: Tìm hiểu đô thị hóa: (9’) * Mục tiêu: Biết được đặc điểm và quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta * Hoạt động cá nhân Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng H13:Q/s bảng 3.1, hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? -Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? –Gb. H14:Q/s H3.1 cho n.xét về sự ph.bố các th.phố lớn? H15:Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn? -Lấy ví dụ về việc mở rộng quy mô các thành phố? -Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục -Trình độ đô thị hóa còn thấp. -Chủ yếu ở ĐB và ven biển -Việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường đô thị III/ Đô thị hóa: -Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. -Trình độ đô thị hóa còn thấp. 4.Củng cố: (3’) - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? - Nêu đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hóa ở nước ta? 5.Hướng dẫn về nhà: (1’) -GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 sgk / 14; Học bài Bài mới: Chuẩn bị bài: “Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống” theo gợi ý: - Tại sao giải quyết vấn đề việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? - Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân? Phụ lục: Bảng số liệu mật độ dân số năm 2001 (nguồn: SGK Địa 7 trang 8, 9) Tên nước Mật độ dân số người/km2(năm 2001) Thế giới Việt Nam Trung Quốc Inđônêxia 46 236 133 107 V/.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần 2, từ ngày 31.8.2009 đến ngày 05.9.2009. Soạn ngày 28.8.2009 – Dạy ngày 03.9.2009 Tiết 4.BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần: - Hiểu

File đính kèm:

  • docCopy of ga9-1.doc
Giáo án liên quan