I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có dân số đông nhất, các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tóm tắt được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện củng cố kỹ năng đọc,quan sát, xác định trên bản đồ dân cư Việt Nam vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết dân tộc.
183 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Bài 1 - Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 41), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/8/2011
Ngày giảng:15/8(9b)
17/8(9a) địa lý việt Nam
địa lí dân cư
Tiết 1:Bài 1-Cộng đồng các dân tộc
Việt Nam
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có dân số đông nhất, các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tóm tắt được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện củng cố kỹ năng đọc,quan sát, xác định trên bản đồ dân cư Việt Nam vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết dân tộc.
II.Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bản đồ dân cư Việt Nam.
2. Học sinh: Tập bản đồ
III.Phương pháp:Trực quan,vấn đáp,nhóm
IV.Tổ chức giờ học:
*Kiểm tra bài cũ:không
*Khởi động/mở bài:(2 phút)
-Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh
-Cách tiến hành: Việt Nam- Tổ quốc của nhiều dân tộc, các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân- Âu Cơ, cùng mở mang, gây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học đầu tiên của môn địa lý lớp 9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: Nước ta có bao nhiêu dân tộc; dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước; địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế nào trên đất nước ta.
*Hoạt động 1:Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam(18 phút)
- Mục tiêu: - Nhận biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có dân số đông nhất, các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
CH. Bằng hiểu biết của bản thân, em cho biết:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết?
- Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số dân tộ3
c khác?
(ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất..).
CH. Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
CH. Dựa vào hiểu biết của thực tế và SGK cho biết:
- Người Việt cổ còn có những tên gọi gì? (Âu Lạc, Tây Âu; Lạc Việt...)
- Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người? (Kinh nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống...).
CH. Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? (dệt thổ cẩm, thêu thùa (Tày, Thái...), làm gốm, trồng bông dệt vải ( Chăm), làm dường thốt nốt, khảm bạc (Khơ Me), làm bàn ghế bằng trúc (Tày).
CH. Hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, tên các vị anh hùng, các nhà khoa học có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết?
- Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước?
Chuyển ý: Việt Nam là quốc gia có nhiều thành phần dân tộc. Đại đa số các tộc có nguồn gốc bản địa cùng chung sống dưới mái nhà của nước Việt Nam thống nhất. Về số lượng, sau người Việt là người Tày, Thái, Mường, Khơ Me, mỗi dân tộc người có số dân trên 1 triệu. Các tộc người káhc có số lượng ít hơn (xem bảng 1.1). Địa bàn sinh sống các thành phần dân tộc được phân bố thế nào, ta cùng tìm hiểu mục II.
1. các dân tộc ở Việt Nam:
-Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.
- Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu phân bố các dân tộc(17 phút)
-Mục tiêu: Tóm tắt được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
CH. Dựa vào bản đồ “ phân bố dân tộc Việt Nam” và hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố ở đâu?
GV: Mở rộng kiến thức cho học sinh
- Lãnh thổ của cư dân Việt Nam cổ trước công nguyên...
+ Phía Bắc... Tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc).
+ Phía Nam... Nam Bộ
- Sự phân hoá cư dân Việt Cổ thành các bộ phận...
+ Cư dân phía Tây - Tây Bắc...
+ Cư dân phía Bắc...
+ Cư dân phía Nam (từ Quảng Bình trở vào).
+ Cư dân ở Đồng bằng, trung du và Bắc Trung Bộ vẫn giữ được bản sắc Việt cổ tồn tại qua hơn 1000 năm Bắc thuộc...
CH. - Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
- Những khu vực có đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội như thế nào?
Diện tích riêng (đặc trưng tiềm năng tài nguyên lớn, vị trí quan trọng địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế chưa phát triển)
GV kết luận:
CH. Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người?
GV: yêu cầu HS lên bảng xác định ba địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu?
GV: kết luận.
CH. Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những thay đổi lớn như thế nào? (định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm, công trình thuỷ điện, khai thác tiềm năng du lịch...)
2. Phân bố các dân tộc
a/ Dân tộc Việt (Kinh):
-Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đồng bằng,trung du,ven biển
b/ Các dân tộc ít người:
- Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người.
- Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông...
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có các dân tộc Ê- đê, Gia- rai, Ba-na, Co-ho...
Người Chăm, Khơ Me, Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
*Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (7phút)
-Học sinh đọc kết luận sgk
-Chọn câu trả lời mà em cho là đúng
1. Việt Nam có
a) 60 dân tộc c) 54 dân tộc
b) 45 dân tộc d) 52 dân tộc
đáp án đúng c
2. Trong dân tộc chiếm số lượng lớn nhất chỉ sau dân tộc Kinh theo thứ tự lần lượt là:
a) Mường- Thái c) Tày - Thái
b) Thái- Hoa d) Mông - Nùng
3. Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người:
a) Trung du- Miền núi Bắc bộ c) Khu vực Trường sơn- Nam trung bộ
b) Miền núi và Cao nguyên d) Tây Nguyên
- Học bài trả lời các câu hỏi SGK.
- Nhận xét biểu đồ H2.1.
-Đọc trước bài 2.Dân số và gia tăng dân số
Ngày soạn: 13/8/2011
Ngày giảng:16/8(9b)
17/8(9a) Tiết 2. Bài 2. Dân số và gia tăng dân số
I. mục tiêu :
1. Kiến thức
- Nhậnbiết số dân của nước ta( 2002)
-Tóm tắt được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kỹ năng:- Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số(hình 2.1,Bảng 2.1 và 2.2)
-Thu thập số liệu tranh ảnh về đặc điểm dân cư nước ta
-Phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế
-Làm chủ bản thân,đảm nhận trách nhiệm khi làm việc theo nhóm
4.Thái độ:Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số và môi trường.Không đồng tình với những hành vi đi ngược chính sách của nhà nước về dân số ,môi trường và lợi ích cộng đồng
II.Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: -Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.( phóng to theo SGK)
2.Học sinh: -sgk+vở ghi
III.Phương pháp: vấn đáp,nhóm,trực quan
IV.Tổ chức giờ học:
*Kiểm tra bài cũ: a) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? ví dụ?
b) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?
1.Khám phá:
-Mục tiêu:tạo hứng thú học tập cho học sinh
-Cách tiến hành: Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia, mà cả của cộng đồng quốc tế, ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước. Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta Đảng và Chính phủ đã đề ra mục tiêu dân số và ban hành hàng loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy. Để tìm hiểu về vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì, ta đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
2.Kết nối:
*Hoạt động 1:Tìm hiểu số dân (10 phút)
-Mục tiêu: Nhậnbiết số dân của nước ta( 2002)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên giới thiệu 3 lần tổng điều tra dân số toàn quốc ở nước ta:
Lần 1: (1/4/79) nước ta có 52,46 triệu người.
Lần 2 (1/4/89) nước ta có 76,41 triệu người.
Lần 3 (1/4/99) nước ta có 76,34 triệu người.
CH. - Dựa vào hiểu biết và SGK em cho biết số dân nước ta tính đến 2002 là bao nhiêu người? (79,7 triệu người)
- Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và dân số cuả Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.
(+ Diện tích thuộc loại các nước có lãnh thổ trung bình thế giới.(đứng thứ 58)
+ Dân số thuộc loại nước có dân đông trên thế giới ( thứ 14))
Chú ý: + dân số Việt Nam năm 2003 dân số nước ta có 80.9 triệu người.
+Trong khu vực Đông Nam á, dân số Việt Nam đứng thứ 3 sau Inđônêxia (234.9 triệu), Philippin (84.6 triệu).
CH. Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta?
(+ Thuận lợi: nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng.
+ Khó khăn: Tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội; với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
I. Số dân.
-Việt Nam là nước đông dân, dân số nước ta là 79.7 triệu (2002).
*Hoạt động 2:Tìm hiểu gia tăng dân số.(17 phút)
-Mục tiêu: Tóm tắt được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Giáo viên yêu cầu HS đọc thuật ngữ “bùng nổ dân số”.
CH. - Quan sát H.2.1: Nêu nhận xét sự bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số? (dân số tăng nhanh liên tục).
- Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? (bùng nổ dân số)
Giáo viên kết luận:
CH. - Qua H.2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào?
(+ Tốc độ gia tăng thay đổi từng giai đoạn; cao nhất gần 2% (54- 60)
+ Từ 1976 đến 2003 xu hướng giảm dần; thấp nhất 1.3%.
- Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó (kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình)
CH. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? (cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao- có khoảng 45- 50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm)
CH. Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? (Kinh tế, xã hội, môi trường)
Giáo viên yêu cầu báo cáo kết quả.
Giáo viên chuẩn bị kiến thức theo sơ đồ sau:
II. gia tăng dân số.
- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”.
-Nhờ sự thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.
Hậu quả gia tăng dân số
Kinh tế
Môi trường
Xã hội
ô nhiễm môi trường
Phát triển bền vững
Giáo dục
Y tế và chăm sóc sức khoẻ
Thu nhập mức sống
Cạn kiệt tài nguyên
Tiêu dùng và tích luỹ
Lao động và việc làm
Tốc độ phát triển kinh tế
CH. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?
- Phát triển kinh tế
- Tài nguyên môi trường
- Chất lượng cuộc sống (xã hội).
Giáo viên chuẩn xác lại nội dung kiến thức theo những vấn đề của sơ đồ trên đã nêu.
CH. Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất; thấp nhất?
- Các vùng lãnh thổ có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước? (Tây Bắc; Bắc Bộ; Duyên Hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên)
- Vùng Tây Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất (2,19%) thấp nhất là đồng bằng Sông Hồng (1,11%)
*Hoạt động 3:Tìm hiểu cơ cấu dân số(18 phút)
-Mục tiêu: - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Dựa vào bảng 2.2 hãy:
- Nhận xét tỷ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979-1999?
(+ Tỷ lệ nữ > nam, thay đổi theo thời gian.
+ Sự thay đổi giữa tỷ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3%đ2.6%đ1.4%)
CH. Tại sao lại cần phải biết kết cấu dân số theo giới (tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam) ở mỗi quốc gia...?
(Để tổ chức lao động phù hợp từng giới, bổ sung hàng hoá, nhu yếu phẩm đặc trưng từng giới...)
CH. - Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1979- 1999?
- Nhóm từ 0-14 tuổi:
+ Nam từ 21.8 giảm xuống 20.1 -17.4
+ Nữ từ 20.7 giảm xuống 18.9- 16.1
giảm dần
- Nhóm từ 15-19 tuổi:
+ Nam từ 23.8 tăng lên25.6- 28.4
+ Nữ từ 26.6 tăng lên28.2-30
tăng dần
- Nhóm 60 trở lên:
+Nam từ 2.9 tăng lên 3- 3.4
+ Nữ từ 4.2 tăng lên 4.7
tăng dần
-Giáo viên kết luận :
CH. Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở Việt Nam từ 1979- 1999?
Giáo viên yêu cầu đọc mục 3 SGK
Giải thích tỷ số giới tính ( nam, nữ không bao giờ cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi, theo thời gian và không gian.
Nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ số giới tính ở nước ta là:
- Hậu quả của chiến tranh, nam giới hy sinh.
-Nam giới phải lao động nhiều hơn, làm những công việc nặng nhọc hơn, nên tuổi thọ thấp hơn nữ.
III. cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi.
-Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.
3.Thực hành/luyện tập: (3phút)
-Học sinh đọc kết luận sgk
-Y/c hs làm bài tập:
1. Tính đến 2002 dân số nước ta đạt:
a) 77.5 triệu c) 75.4 triệu
b) 79.7 triệu d) 80.9 triệu
2. Theo điều kiện phát triển hiện nay dân số nước ta đông, sẽ tạo nên
a) Một thị trường tiêu thụ mạnh
b) Nguồn cung cấp lao động lớn
c) Trợ lực phát triển sản xuất
và nâng cao mức sống
d) Tất cả đúng
4.Vận dụng:(2phút):Sưu tầm tranh ảnh,bài viết về dân tộc em qua sách báo trình bày trước lớp
- Đọc trước bài 3. phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Ngày soạn: 19/8/2011
Ngày giảng:22/8(9b)
23/8(9a) Tiết 3. Bài3-Phân bố dân cư và
các loại hình quần cư
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta.
- Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta.
2.Kỹ năng: Kĩ năng phân tích và quan sát biểu đồ “ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam” và bảng số liệu dân cư.
3.Kĩ năng sống cơ bản được hình thành:
-Thu thập số liệu trên bản đồ về đặc điểm mật độ,sự phân bố dân cư nước ta
-Phân tích mối quan hệ giữa dân số phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
-Làm chủ bản thân,đảm nhận trách nhiệm khi làm việc theo nhóm
-Giao tiếp khi làm việc theo nhóm
4.Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp bảo vệ môi trường đang sống. Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.
II.Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
2.Học sinh: -sgk+vở ghi
III.Phương pháp: vấn đáp,nhóm,trực quan
IV.tổ chức giờ học:
*Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy cho biết số dân ở nước ta năm 2002, năm 2003? Tình hình gia tăng dân số ở nước ta?
+ Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta.
1.Khám phá(2phút)
-Mục tiêu:tạo hứng thú học tập cho học sinh
-Cách tiến hành:giáo viên treo tranh: Hình thức quần cư , nêu sự phân bố dân cư ở Việt Nam nước ta.Vậy hôm nay học bài Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
2.kết nối:
*Hoạt động 1:Tìm hiểu mật độ dân số và phân bố dân cư(13 phút).
-Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Em hãy nêu diện tích của nước ta? So với các nước trên thế giới?
? So sánh mật độ số dân của nước ta với mật độ số dân thế giới (2003)?
(gấp 5.2 lần)
? so sánh với châu á với các nước trong khu vực Đông Nam á?
Giáo viên thông báo số liệu
- Châu á: mật độ 85 người/km2
- Khu vực Đông nam á
+ Lào mật độ 25 người/km2
+ Cămpu chia mật độ 68 người/km2
+ Malaixia mật độ 75 người/km2
+ Thái lan mật độ 124 người/km2
? Qua số liệu trên em có so sánh và rút ra đặc điểm mật độ dân số nước ta?
(Mật độ dân số Việt Nam năm 1989 là mật độ 195 người/km2
1999 mật độ 231 người/km2
2002 mật độ 241 người/km2
2003 mật độ 246 người/km2
? Qua số liệu trên em có nhận xét gì về mật độ dân số qua các năm.
Giáo viên treo bản đồ phân bố dân cư chỉ một số vị trí tập trung đông dân cư (các đồng bằng).
Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
Chuyển ý: Sự phân bố dân cư:
? Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? đông nhất ở đâu?
(đồng bằng chiếm 1/4 diện tích tự nhiên nhưng lại tập trung 3/4 dân số.
Hai đồng bằng Sông Hồng và Cửu Long ,vùng Nam bộ)
? Dân cư thưa thớt ở vùng nào? thưa thớt nhất ở đâu?
(Miền núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích nhưng có 1/4 dân số; Tây Bắc 67 người/km2; Tây nguyên 82 người/km2.
Giáo viên kết luận:
? Dựa vào hiểu biết và thực tế kết hợp với sách giáo khoa cho biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị?
? Dân cư sống tập trung nhiều ở nông thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ như thế nào?
(thấp, chậm phát triển...)
? Hãy cho biết nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư nói trên.
( Đồng bằng, ven biển các đô thị có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển hơn.
Có trình độ phát triển lực lượng sản xuất là khu vực khai thác lâu đời...)
? Nhà nước ta có chính sách các biện pháp gì để phân bố lại dân cư?
(tổ chức di dân đến các vùng kinh tế mới ở miền núi và cao nguyên...)
I. Mật độ dân số Và phân bố dân cư:
1. Mật độ dân số :
- Nước ta có mật độ dân số cao: 246 người / km2.
- Mật độ dân số của nước ta ngày một tăng.
2. Phân bố dân cư
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
- Miền núi và tây nguyên dân cư thưa thớt.
-Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn. (76% dân số).
*Hoạt động 2:tìm hiểu các loại hình quần cư(12 phút)
-Mục tiêu: Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Dựa trên thực tế địa phương và vốn hiểu biết:
+ Sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn ở các vùng( quy mô, tên gọi).
(+ Làng cổ Việt có luỹ tre bao bọc, đình làng, cây đa, bến nước có trên 100 hộ trồng lúa nước nghề thủ công truyền thống...
+ Bản buôn, sóc...(chủ yếu là dân tộc ít người gần nguồn nước, đất canh tác sản xuất nông lâm kết hợp có dưới 100 hộ dân chủ yếu là nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm).
? Vì sao các làng bản cách xa nhau?
(nơi ở, nơi sản xuất chăn nuôi, kho chứa sân phơi...)
? Cho biết sự giống nhau của các quần cư nông thôn?
(hoạt động kinh tế chính là nông, lâm, ngư nghiệp...).
Giáo viên kết luận:
Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn?
(+ đường, trường, trạm điện, y tế thay đổi diện mạo làng quê.
+ Nhà cửa lối sống, số người không tham gia sản xuất nông nghiệp...)
Hoạt động nhóm:
? Dựa vào hiểu biết và SGK: Nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta.
(quy mô)
? Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí giữa thành thị và nông thôn.
? Quan sát hình 3.1: hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích?
(- Hai đồng bằng lớn và ven biển
- Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...)
yêu cầu các nhóm trình bày
các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
II. các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn:
- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
2. Quần cư thành thị.
- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp dịch vụ. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật.
- Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển.
*Hoạt động 3:tìm hiểu đô thị hoá(10 phút)
-Mục tiêu:Mô tả quá trình đô thị hóa nước ta
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Dựa vào bảng 3.1 hãy
? Nhận xét về số dân thành thị của nước ta. (tốc độ tăng, giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh...).
? Cho biết sự thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
? Quan sát hình 3.1 cho nhận xét về sự phân bố các thành phố lớn?
(Đồng bằng, ven biển)
bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn?
(việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường đô thị...).
? Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở quy mô các thành phố?
(Quy mô mở rộng Thủ đô Hà Nội: lấy Sông Hồng là trung tâm mở về phía bắc (Đông Anh- Gia Lâm) nối hai bờ bằng 05 cây cầu(cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân).
III. Đô thị hoá
- Số dân thành thị và tỷ lệ dân đô thị tăng liên tục.
- Trình độ đô thị hoá thấp.
3.Thực hành/luyện tập:(5phút)
- Học sinh đoc kết luận SGK.
Đặc điểm nổi bật của sự phân bố dân cư nước ta là
a. Rất không đồng đều
b. Mật độ cao nhất ở các thành phố
c. Tập trung đông ở nông thôn.
d. Cả ba đáp án trên.
Đáp án đúng d
4.Vận dụng: (3phút) Về nhà viết thành một đoạn về thay đổi của dân cư nơi em đang sống
-Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Đọc trươc bài mới(Bài 4)
Ngày soạn: 20/8/2011
Ngày dạy: 23/8(9b)
24/8(9a)
Tiết 4. Bài 4:Lao động và việc làm.
chất lượng cuộc sống
I. mục tiêu
1.Kiến thức :
- Nhận biết được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Mô tả sơ lược chất lượng cuộc sống và làm việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng phân tích biểu đồ Hình 4.1,H 4.2,H 4.3
-Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống.
3.Thái độ:Có ý thức giữ gìn vệ sinh MT nơi đang sống và các nơi công cộng khác ,tham gia tích cực các hoạt động BVMT ở địa phương
II.Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
- Các biểu đồ cơ cấu lao động (phóng to)
- Các bảng thống kê về sử dụng lao động.
2.Học sinh: sgk+vở ghi
III.Phương pháp: vấn đáp,nhóm,trực quan
IV.Tổ chức giờ học:
* Kiểm tra bài cũ:
+ Sự phân bố dân cư của nước ta có đặc điểm gì?
+ Làm bài tập 3(tr14)
*Khởi động/Mở bài (2 phút)
-Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Cách tiến hành: Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khoẻ va trí tuệ ở vào độ tuổi nhất định. Để rõ hơn vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn lao động và sử dụng lao động( 15 Phút) )
-Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở
nước ta
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
G/Vyêu cầu nhắc lại:
-Nhóm trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động (5 - 59 và 60 trở lên)
(nhóm tuổi trên chính là nguồn lao động ở nước ta.
? Hãy cho biết: Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
? Dựa vào H4 .1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân?
? Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì?
Mỗi nhóm thảo luận một ý
Y/C: Đại diện trình bày
-Nhóm khác nhận xét -bổ sung
G/V chốt kiến thức (Đặc điểm nguồn lao động nước ta
-Chất lượng lao động với thang điểm 10,Việt Nam được quốc tế chấm 3,79 điểm về nguồn nhân lực
- Thanh niên Việt Nam theo thanh điểm 10 của khu vực, thì trí tuệ đạt 2,3 điểm, ngoại ngữ 2,5 điểm khả năng thích ứng tiếp cận khoa học, kỹ thuật đạt 2 điểm...
? Theo em những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động hiện nay là gì?
? Dựa vào H 4.2. Hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
(so sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành từ năm 1989-2003)
-G/V:
- Qua biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá trong thời gian qua, biểu hiện ở tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp -xây dựng và dịch vụ tăng, số lao động làm việc trong các ngành nông lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm.
Tuy vậy phần lớn lao động vẫn còn tập trung trong nhóm ngành nông - lâm .
- Ng nghiệp (59,6%). Sự gia tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp
- Xây dựng và dịch vụ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
G/Vchốt kiến thức.
I- Nguồn lao động và sử dụng lao động.
1- Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế
- Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%)
-Lực lượng lao động hạn chế (78,8% không qua đào tạo)
-Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay: có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lý và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo và dạy nghề .
2 - Sử dụng lao động
- Phần lớn còn tập trung trong nhiều ngành nông -lâm -ng nghiệp
-Cơ cấu sử dụng lao động của cả nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế - xã hội
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vấn đề việc làm( 15 phút)
-Mục tiêu: Nhận biết vấn đề việc làm và hướng giải quyết
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
lớp chia 3 nhóm) môi nhóm 1 ý thảo luận
? Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta
(Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cao 6%...)
? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh, khu dự án công nghiệp?
(Chất lượng lao động thấp, thiếu lao động có kỹ năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp, dịch vụ hiện đại...)
? Để giải quyết vấn đề việc làm ph
File đính kèm:
- giao an dia 9 chuan.doc