Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 1)

Mục tiêu bài học:

 Học sinh cần:

-Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta

 Rèn luyện, cũng cố kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

 - Giáo dục tinh thần đoàn kết tôn trọng các dân tộc.

B.Phương pháp:

 

doc131 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1’ 5’ 19’ 15’ 5’ 2’ Ngày soạn: 18.8.2009 Chương I: địa lí dân cư Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc việt nam A.Mục tiêu bài học: Học sinh cần: -Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta rèn luyện, cũng cố kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Giáo dục tinh thần đoàn kết tôn trọng các dân tộc. B.Phương pháp: -Thảo luận nhóm. Đàm thoại gợi mở. -So sánh. Đặt và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Bản đồ Phân bố dân tộc Việt nam. - Tập sách “ Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc”- NXB Thông tấn. - Tài liệu về một số dân tộc ở Việt nam. D.Tiến trình lên lớp: I.ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ : Không. III.Bài mới: 1..Đặt vấn đề: GV giới thiệu sơ lược chương trình Địa lí kinh tế- xã hội Việt nam phần: Địa lí dân cư- kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ và địa lí địa phương. Việt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Bài học đầu tiên của môn địa lí lớp 9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: Nước ta có bao nhiêu dân tộc; dân tộc nào gĩữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước; địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế nào trên đất nước ta. 2.Triển khai bài: Hoạt động của Giỏo viờn và học sinh Nội dung chớnh GV: Dùng tập ảnh” việt nam hình ảnh 54 dân tộc,Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. a.Hoạt động 1: Nhóm /cặp CH: Bằng hiểu biết của bản thân , em hãy cho biết: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? -Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số dân tộc khác?( ngôn ngữ, trang phục, tập quán sản xuất...) CH: Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? CH: dựa vào hiểu biết của thực tế và SGK cho biết. -Người Việt cổ còn có những tên gọi gì? ( Âu lạc, Tây Âu; Lạc Việt...) -đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người?( kinh nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống...) CH: kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu củ các dân tộc ít người mà em biết -Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước? Chuyển ý: b.Hoạt động 2: ? Dựa vào bản đồ "phân bố dân tộc Việt Nam” và vốn hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt ( Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? * Mở rộng kiến thức cho HS. CH: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? CH: Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người? GV yêu cầu HS lên bảng xác định địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu? GV: kết luận. I.Các dân tộc ở Việt Nam: - Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng. - dân tộc Việt( kinh ) có số dân đông nhất, chiếm 86,2 % dân số cả nước.. - Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng. II. phân bố các dân tộc: 1. dân tộc Việt( kinh) - Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và ven biển. 2. Các dân tộc ít người: - Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. - Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông... - Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có các dân tộc Ê- đê, Gia -rai, Ba na, Cơ -ho... - Người Chăm, Khơ me, Hoa sống ở cực nam trung Bộ và Nam Bộ. IV.Cũng cố: Câu1: Việt nam có: 60 dân tộc. b. 45 dân tộc c. 54 dân tộc d. 52 dân tộc Câu 2:Dân tộc có số dân đông nhất: a.Tày. b. Việt c.Chăm d.Mường V.Dặn dò : Học thuộc bài cũ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. VI.Rút kinh nghiệm Ngày soạn:18.8.2009 Tiết 2: dân số và gia tăng dân số A.Mục tiêu bài học: Học sinh cần: - Hiểu biết số dân nước ta và trình bày được tình hình tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. -Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số. -ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. B.Phương pháp: - Thảo luận nhóm. -Đàm thoại gợi mở. C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta. -Tài liệu, tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số . D.Tiến trình lên lớp: I.ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ : Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện như thế nào? III.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia, mà cả của cộng đồng quốc tế. Vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì, ta nghiên cứu nội dung bài học hôm nay. 2.Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính CH:- Dựa vào hiểu biết và SGK em cho biết dân số nước ta tính đến năm 2009 là bao nhiêu người? - Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và dân số của việt nam so với các nước khác trên thế giới? CH: Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta? a.Hoạt động 1:Nhóm/ cặp GV: Yêu cầu HS đọc,Quan sát H2.1: CH: Nêu nhận xét sự bùng nổ dân qua chiều cao các cột dân số? - Nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào? -Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó *Nõng cao: (Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh?) b.Hoạt động 2: Nhóm CH: dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì? Nhúm 1: kinh tế Nhúm 2: xã hội Nhúm 3: môi trường HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chuẩn xác kiến thức CH: - Dựa vào bảng 2.1 , hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất; thấp nhất? c.Hoạt động 3: Nhóm/ cặp CH: Dựa vào bảng 2.2 hãy: - nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kì 1979-1999? CH: - nhận xét cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta thời kì 1979- 1999? GV kết luận. CH: Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt nam từ 1979-1999? Nguyên nhân của sự khác biệt đó: - I.Số dân: -Việt nam là nước đông dân, dân số nước ta là 80,9 triệu ( 2003) + năm 2009 dân số nước ta 86 triệu người. II.Gia tăng dân số: -Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX , nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”. -Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm. - Vùng Tây bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất ( 2,19%), thấp nhất là đồng bằng Sông Hồng( 1,11%) III. Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi. - Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. IV. Cũng cố: Câu 1. tính đến năm 2002 thì dân số của nước ta đạt: a. 77,5 triệu b. 79,7 triệu c. 75,4 triệu d. 80,9 triệu Câu 2: theo điều kiện phát triển hiện nay, dân số nước ta đông, sẽ tạo nên: a. một thị trường tiêu thụ mạnh, rộng. b. Nguồn cung cấp lao động lớn. c. Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng cao mức sống. d. tất cả đều đúng. V. dặn dò: Học thuộc bài cũ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. VI. Rút kinh nghiệm: 1’ 5’ 1’ Ngày soạn25.8.2009 Tiết 3:PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HèNH QUẦN CƯ A.Mục tiêu bài học: Học sinh cần: - Trình bày được đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư của nước ta. - Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta. - Biết phân tích biểu đồ : phân bố dân cư và đô thị ở Việt nam ( năm 1999) và một số bảng số liệu về dân cư. B. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại gợi mở. - Đặt và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: -Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt nam . -Bảng thống kê mật độ dân số nột số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam. D.Tiến trình lên lớp: I.ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ : Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? III.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Cũng như các nước trên thế giới , sự phân bố dân cư ở nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, KT-XH, lịch sử... Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta như thế nào? 2.Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh a.HĐ1: cả lớp CH: - Dựa vào hiểu biết và SGK cho biết đặc điểm mật độ dân số nước ta và mật độ dân số thế giới ( 2003)? ( gấp 5,2 lần) - So sánh với châu á, với các nước trong khu vực ĐNA? CH: Qua so sánh các số liệu trên rút ra đặc điểm mật độ dân số nước ta? Mật độ dân số Việt nam 1989 là 195 người / km2 CH: Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào?Dân cư thưa thớt ở vùng nào? CH: Nhà nước ta có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại dân cư? b.Hoạt động 2: Cá nhân - hãy cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn các vùng -Cho biết sự giống nhau của quần cư nông thôn? CH: Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn mà em biết? c.Hoạt động 3: Nhóm CH : Quan sát H3.1 hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? GV: - Yêu cầu các nhóm trình bày kết qủa thảo luận. Nhóm khác nhận xét bổ sung. CH: Quan sát H3.1 cho nhận xét về sự phân bố các thành phố lớn? ( đồng bằng ven biển) *Nõng cao: cỏc nguyờn nhõn đụ thị húa và hậu quả + Vấn đè bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn? Nội dung chính I.mật độ dân số và phân bố dân cư: 1.mật độ dân số: -Nước ta có mật độ dân số cao 246 người / km2( năm 2003) -Mật độ dân số của nước ta ngày một tăng. 2. Phân bố dân cư: -Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị . - miền núi và tây Nguyên dân cư thưa thớt. - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn( 76%) II. các loại hình quần cư: 1. Quần cư nông thôn: - là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. 2. Quần cư thành thị: - Các đô thị của nước ta phân lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp dịch vụ. Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá khoa học kĩ thuật. - Phân bố tập trung đồng bằng ven biển. III. đô thị hoá: -số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục. -trình độ đô thị hoá thấp. 5’ 2’ IV.Cũng cố: Câu1: Theo điều kiện phát triển hiện nay, dân số nước ta đông, sẽ tạo nên: Một thị trường tiêu thụ mạnh. Nguồn cung cấp lao động lớn. c .Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng cao mức sống. d. Tất cả đều đúng. Câu 2: Về phương diện xã hội , việc gia tăng dân số nhanh sẽ dẫn đến hậu quả: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng. Nhu cầu giáo dục, y tế, việc làm ...căng thẳng. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt Câu a + c đúng. V.Dặn dò và hướng đẫn học sinh học ở nhà: -Về nhà làm bài tập TH 2 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 4: VI.Rút kinh nghiệm: 1’ 5’ Ngày soạn25.8.2009 Tiết 4:LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG A.Mục tiêu bài học: Học sinh cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết phân tích nhận xét các biểu đồ. B. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại gợi mở. - Đặt và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tài liệu , tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống. D.Tiến trình lên lớp: I.ễ̉n định II.Kiểm tra bài cũ : 1. Sự phân bố dân cư của nước ta có đặc điểm gì? III.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội , có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Để rõ hơn vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 2.Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh a.Hoạt động 1: Cả lớp (10 phỳt) Gv chia lớp làm 3 nhóm: CH1: Dựa vào vốn hiểu biết và SGK. - Nhúm 1: nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và mặt hạn chế nào? - Nhúm 2: Dựa vào H4.1 hãy nhận xét cơ câu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân? - Nhúm 3: Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Đê nâng cao chất lượng lao động cần có những biện pháp gì? - yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Chốt lại đặc điểm nguồn lao động nước ta. CH: Theo em những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động hiện nay là gì? b.Hoạt động 2: Cá nhân CH: Dựa vào H 4.2 , hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề ở nước ta? Gv chốt lại kiến thức. c.Hoạt động 3: Nhóm - Nhúm 1: tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? - Nhúm 2: Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh, khu dự án công nghệ cao? - Nhúm 3: Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em phải có những giải pháp nào? HS báo cáo kết qủa thảo luận, có nhận xét của nhóm khác GV: kết luận. d.Hoạt động 4: Cá nhân. CH: Dựa vào thực tế và đọc SGK hãy nêu những dẫn chứng núi lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có thay đổi cải thiện? Nội dung chính I.Nguồn lao động và sử dụng lao động: 1. Nguồn lao động: - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế. - Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn) 75,8%) - Lực lượng lao động hạn chế vì thể lực và chất lượng( 78,8% không qua đào tạo) 2.Sử dụng lao động Nguồn lao động tập trung trong cỏc ngành:N-L-NN Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng tớch cực II. vấn đề việc làm: *Hướng giải quyết: - Phân bố laị dân cư và lao động. - đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn - Phát triển hoạt động công nghiệp dịch vụ ở thành thị. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. III. Chất lượng cuộc sống: - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện( về thu nhập, giáo dục y tế nhà ở, phúc lợi xã hội) - Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giũa các vùng, giữa tầng lớp nhân dân... 5’ 1’ IV.Cũng cố:1.Trong năm 2003 số lực lượng lao động không qua đào tạo ở nước ta là: a. 75,8% b.78,8% c.71,5% d. 59,0% 2. Thế mạnh của ngươì lao động Việt nam hiện nay là: a. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông , lâm , ngư nghiệp. b. Mang sẳn phong cách sản xuất nông nghiệp. c. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. d. Chất lượng cuộc sống cao. V.Dặn dò: - Làm BT TH 4. -Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới: ôn lại kiến thức: cấu tạo tháp tuổi, cách phân tích tháp tuổi dân số. Chuẩn bị cho thực hành giờ sau . VI. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn :31.9.2009 Tiết 5 :THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 A/ Mục tiờu : Sau bài học, học sinh cần : -Biết cỏch phõn tớch , so sỏnh thỏp tuổi -Tỡm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dõn số theo độ tuổi nước ta -Xỏc lập mối quan hệ giữa thỏp dõn số và sự phỏt triển kinh tế, xó hội B/ Phương tiện : Hỡnh 5.1 C/ Tiến trỡnh bài dạy : 1.Bài cũ : Khụng. 2.Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính GV: Sau khi nêu yêu cầu của bài tập 1. - Giới thiệu khái niệm " tỉ lệ dân số phụ thuộc" hay còn gọi là " tỉ số phụ thuộc" là tỉ số giữa người chưa đến tuổi lao động , số người quá độ tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước( hoặc tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động, so với số người ở tuổi lao động, tạo nên mối quan hệ trong dân số gọi là tỉ lệ phụ thuộc." a.Hoạt động 1: Nhóm GV: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu thảo luận 1 yêu cầu của bài tập. - Sau khi các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức theo bảng. I.Bài tập 1: 1989 1999 Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn, đáy rộng Đỉnh nhọn, đáy rộng chân đáy thu hẹp hơn 1989 Cơ cấu dân số theo tuổi Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ 0-14 15- 19 60 trở lên 20,1 25,6 3,0 18,9 28,2 4,2 17,4 28,4 3,4 16,1 30,0 4,7 GV ( Giải thích) Tỉ số phụ thụôc của nước ta năm 1989 là 86( nghĩa là cứ 100 người, trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người ở hai nhóm tuổi kia.) b.Hoạt động 2: Nhóm / cặp. + Yêu cầu : * Nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta. * Giải thích nguyên nhân HS trả lời, GV kết luận. GV mở rộng : Tỉ số phụ thuộc ở nước ta dự đoán năm 2004 giảm xuống là 52,7 %. Trong khi đó , tỉ số phụ thuộc hiện tại của Pháp là 53,8%; Nhật Bản 4,9%, Sin ga po 42,9%, Thái Lan: 47%...Như vậy hiện tại tỉ số phụ thuộc ở Việt Nam còn có khả năng cao so với các nước phát triển trên thế giới và một số nước trong khu vực... c.Hoạt động 3: Nhóm. Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi sau đây : 1.Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta có thuận lợi như thế nào cho phát triển KT-XH ? 2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có khó khăn gì cho phát triển KT-XH ? 3.Biện pháp nào từng bước khắc phục khó khăn trên ? GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức theo những vấn đề sau : II. Bài tạp 2 : - Sau 10 năm ( 1989 – 1999), tỉ lệ nhóm tuổi 0- 14 đã giảm xuống ( từ 395-33,5%) . nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng ( từ 7,2% - 8,1%)Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên ( từ 53,8% - 58,4%) - Do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện : Chế độ dinh dưỡng cao hơn trước đây, điều kiện y tế vệ sinh chăm sóc sức khoẻ tốt,ý thức về KHHGĐ trong nhân dân cao. III. Bài tập 3 : 1. Thuận lợi và khó khăn : Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. + Cung cấp nguồn lao động lớn. + Một thị trường tiêu thụ mạnh. + Trợ lực lớn cho việc phát triển và nâng cao mức sống. - Khó khăn : + Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm. + Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục y tế nhà ở... cũng căng thẳng. 2. Giải pháp khắc phục : - Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề. - Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 5’ 2’ IV.Cũng cố: 1. Hãy giải thích: Tỉ lệ phụ thuộc trong cơ cấu dân số nước ta năm 1999 là 71,2 có nghĩa là gì? So sánh tỉ số phụ thuộc ở việt nam đối với các nước phát triển 2.Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, biện pháp tối ưu giải quyết việc làm đối với lao động thành thị là: a. Mở rộng xây nhiều nhà máy lớn. b. Hạn chế việc chuyển cư từ nông thôn ra thành thị. c. Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ, hướng nhiệp dạy nghề. d. Tổ chức xuất khẩu lao động ra nước ngoài. V.Dặn dò: - Làm BT TH 5 .- Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới. Ngày soạn:1/9/2009. Tiết 6: địa lí kinh tế sự phát triển nền kinh tế việt nam A.Mục tiêu bài học: - Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế. - Rèn kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ. B. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - So sánh. - Đặt và giải quyết vấn đề. C.Chuẩn bị - Bản đồ hành chính Việt nam. - Tài liệu, một số hình ảnh phản ánh về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình đổi mới. D.Tiến trình lên lớp: I.ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ : Không III.Bài mới: 1.Triển khai bài : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính *HĐ1 : Cả lớp (10 phỳt) CH : Bằng kiến thức lịch sử và vốn hiểu biết hãy cho biết : Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền kinh tế nước ta đã trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào ? (+ CM tháng 8 năm 1945 + 1945 -1954. Miền bắc + 1954 – 1975 : Miền Nam + 1975 – 1986. Giai đoạn nền kinh tế có đặc điểm gì ? *HĐ2 : Nhúm/cặp (15 phỳt) - GV : (minh hoạ) Vào những năm 1986 – 1988 nền kinh tế tăng trưởng thấp, tình trạng lạm phát tăng vọt, không kiểm soát được 1986 tăng trưởng KT 4% , lạm phát lên tới 774,7%. 1987 tăng trưởng KT 3,9%, lạm phát lên tới 223,1%. 1988 tăng trưởng KT 5,9%, lạm phát lên tới 343,8%. a.Hoạt động 1: Cả lớp. GV: Yêu cầu Hs đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu KT(Tr153 –SGK) CH : Đọc SGK cho biết : Sự chuyển dịch cơ cấu KT thể hiện ở những mặt chủ yếu nào ? - Cơ cấu ngành - Cơ cấu lãnh thổ Là trọng tâm. -Cơ cấu thành phần kinh tế. CH : Dựa vào H6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành KT. Xu hướng này thể hiện ở những khu vực nào ? (nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) b.Hoạt động 2: Nhóm / cặp. GV : Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu phân tích một khu vực . CH :+ Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của từng khu vực trong GDP( từng đường biểu diễn) + Sự quan hệ giữa các khu vực ?( các đường) + Nguyên nhân của sự chuyển dịch các khu vực ? GV :- Yêu cầu Hs trình bày kết quả thảo luận của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Chuẩn xác kiến thức theo bảng sau : I.Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới: - Gặp nhiều khó khăn, nền KT khủng hoảng kéo dài, tình trạng lạm phát cao, mức tăng trưởng KT thấp, SX đình trệ. II. Nền Kinh tế trong thời kì đổi mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: a.Chuyển dịch cơ cấu ngành: Khu vực kinh tế Sự thay đổi trong cơ cấu GDP Nguyên nhân Nông- lâm- ngư nghiệp - Tỉ trọng giảm liên tục: từ cao nhất 40%( 1991) giảm thấp hơn dịch vụ( 1992), thấp hơn công nghiệp- xây dựng( 1994). Còn hơn 20% (2002) - Nền KT chuyển từ bao cấp sang KT thị trường- xu hướng mở rộng nền KT nông nghiệp hàng hoá. - Nước ta đang chưyền từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Công nghiệp- xây dựng - Tỉ trọng tăng lên nhanh nhất từ dưới 25% (1991) lên gần 40% (2002) - Chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với đường lối đổi mới đ là ngành khuyến khích phát triển. Dịch vụ - Tỉ trọng tăng nhanh từ (91-96). Cao nhất gần 45%. Sau giảm rõ rệt dưới 40%(2002) - Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối 1997. Các hoạt động KT đối ngoạị tăng trưởng chậm. c.Hoạt động 3: Nhóm / cặp. GV : Yêu cầu HS đọc thuật ngữ ô : Vùng KT trọng điểm . - Lưu ý HS : Các vùng KT trọng điểm là các vùng được nhà nước phê duyệt quy hoạch tổng thể nhằm tạo ra các động lực phát triển cho toàn bộ nền KT. CH : Dựa vào H6.2 : -Cho biết nước ta có mấy vùng KT ?(7 vùng). Xác định, đọc tên các vùng KT trên bản đồ ? -Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng KT trọng điểm ? Nêu ảnh hưởng của các vùng KT trọng điểm đến sự phát triển KT –XH ? GV : Chốt lại. CH : Dựa vào H 6.2 kể tên các vùng KT giáp biển, vùng KT không giáp biển ?( Tây Nguyên không giáp biển). Với đặc điểm tự nhiên của các vùng KT giáp biển có ý nghĩa gì trong phát triển KT ? d.Hoạt động 4: Nhóm. CH:Bằng vốn hiểu biết và qua cácphươngtiện thông tin em cho biết nền KT nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào ? CH : Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển KT hiện nay là gì ? b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : - Nước ta có 7 vùng KT, 3 vùng KT trọng điểm ( Bắc Bộ, miền Trung, Phía Nam) - Các vùng KT trọng điểm có tác động mạnh đến sự phát triển KT xã hội và các vùng KT lân cận. -Đặc trưng của hầu hết các vùng KT là kết hợp KT trên đất liền và KT biển, đảo. 2. Những thành tựu và thách thức : Những thành tựu nổi bật : - Tốc độ tăng trưởng KT tương đối vững chắc. - Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng CNH. - Nước ta đang hội nhập vào nền KT khu vực và toàn cầu - Sự phân hoá giàu nghèo và còn nhiều xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa. -Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. - Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc. - Nhiều bất cập trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. - Phải cố gắng lớn trong quá trình hội nhập vào nền KTTG. 5’ 2’ IV.Cũng cố:1.Đánh dấu X vào ý em cho là đúng: 1.1. Nền KT nước ta trước thời kì đổi mới có đặc điểm gì? a.Ngành nông -lâm - ngư vẫn chiếm tỉ lệ cao. b.Công nghiệp - xây dựng chưa phát triển. c.Dịch vụ bước đầu có phát triển. d.Tất cả các đáp án trên. 1.2. Hiện tại KT nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào? a.Theo hướng công nghiệp hoá. b.Theo hướng giảm tỉ trọng các ngành ngành nông -lâm - ngư, tăng tỉ trọngcác ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ c.Theo hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn. d.Tất cả các hướng trên. V.Dặn dò - hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: *Hướng dẫn HS làm BT 2-SGK: Vẽ biểu đồ hình tròn: Cơ cấu GDP phân theo ngành TP KT năm 2002. 1.Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các TPKT trong bảng 6.1. 2.Toàn bộ hình tròn là 3600 tương ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% sẽ tương ứng với 3,60 trên hình tròn. * Làm BT TH 6 . *Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới. VI. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:8/9/2009. Tiết 7:các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triểN vàphânbố nông nghiệp A.Mục tiêu bài học: Học sinh cần: - Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và KT- XH đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Rèn luyện kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên. - Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Tinh thần yêu quê hương đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. B. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Đăt và gi

File đính kèm:

  • docDia li 9 ca nam(1).doc