Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 6)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học HS cần:

- Biết được đất nước ta có 54 dân tộc , trong đó dân tộc Việt ( kinh) có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2 % dân số cả nước.

- Thấy được mỗi dân tọc có bản sắc văn hóa khác nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa Việt Nam; các dân tộc cùng nhau đoàn kết , xây dựng và bảo

-

- vệ Tổ Quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng ta trong thời gian qua.

- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc.

 

doc62 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 17/9/09 17/9/09 17/9/ 09 17/9/09 17/9/09 Lớp/ tiết 9A 9B 9C 9D 9E ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học HS cần: Biết được đất nước ta có 54 dân tộc , trong đó dân tộc Việt ( kinh) có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2 % dân số cả nước. Thấy được mỗi dân tọc có bản sắc văn hóa khác nhau, tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa Việt Nam; các dân tộc cùng nhau đoàn kết , xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng ta trong thời gian qua. Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ dân cư Việt Nam . - At lát Địa lí Việt Nam. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: Sách vở, dụng cụ học tập của học sinh. 3/ Bài mới: Mở bài: Trong quá trình dựng nước, giữ nước, xây dựng đất đã có sự đóng góp to lớn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Nước ta có bao nhiêu dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc trưng gì? Sinh sống ở đâu? Quá trình công nghiệp hóa có làm thay đổi sự phân bố cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc hay không? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân / cặp Bước 1: HS dựa vào H1.1suy nghĩ và cho biết: -Nước ta có bao nhiêu dân tộc? -Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu % dân số ? -Đặc điểm nổi bật của một số dân tộc? -Tai sao nói: các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc? Gợi ý: -Đặc điểm nổi bật của các dân tộc cần nêu: Có kinh nghiệm trong ngành sản xuất gì? Khả năng tham gia vào ngành kinh tế nào? Tên một số sản phẩm nổi tiếng, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán -Dẫn chứng về tình đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bước 2: HS phát biểu , bổ sung- GV chuẩn xác. Chuyển ý: HĐ2:Cá nhân / cặp Bước 1: HS dựa vào Át lát địa lí Việt Nam (tr12) kết hợp vốn hiểu biết cho biết: -Dân tộc Việt ( kinh) phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? -Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền địa hình nào? Sự phân bố của các dân tộc ít người có gì khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam? -So với trước cách mạng, sự phân bố gì thay đổi không? Tại sao? Bước 2:HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. I/ Các dân tộc ở Việt Nam: -Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (kinh) đông nhất, chiếm 86,2 % dân số. -Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, thể hiện trong trang phục , ngôn ngữ, phong tục tập quán -Các dân tộc cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. II/ Sự phân bố các dân tộc: 1/ Dân tộc Việt ( kinh): -Sống chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. 2/ Các dân tộc ít người: -Sống ở miền núi và cao nguyên. Do chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước nên hiện nay sự phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi IV/ CỦNG CỐ: 1/ Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Câu 1:Dân tộc Việt có số dân đông nhất, chiếm tỉ lệ phần trăm của dân số nước ta là: a/ 75,5 %; b/ 80,5 %; c/ 85,2 %; d/ 86,2%. Câu 2: Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người ở Việt Nam là: a/ Đồng bằng ven biển và trung du; b/ Miền trung du và cao nguyên; c/ Miền núi và cao nguyên; d/ Tất cả các ý trên. Câu 3:Hoạt động sản xuất của các dân tộc ít người ở Việt Nam là: a/ Trồng cây hoa màu; b/ Sản xuất một số hàng thủ công c/ Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc; d/ Tất cả các ý trên. 2/ Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. Làm bài tập 3 trang 6 SGK Địa lí 9. Ngày dạy 17/9/09 17/9/09 17/9/ 09 17/9/09 17/9/09 Lớp/ tiết 9A 9B 9C 9D 9E Tiết 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần: -Nhớ số dân nước ta trong một thời điểm gần nhất. -Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. -Biết đặc điểm cơ cấu dân số ( theo độ tuổi, theo giới) và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi đó. -Có kĩ năng phân tích bảng thống kê,một số biểu đồ dân số. -Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam . - Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số Việt Nam. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: Nước ta có bao nhiêu dân tộc, nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc thể hiện ở đặc điểm nào? Cho ví dụ. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1:Cả lớp HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: -Nêu số dân của nước ta năm 2003, đến nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu người?(84,16 người năm 2006) -Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số nước ta? HĐ2:Cá nhân/ cặp Bước 1:HS dựa vào H2.1,biểu đồ gia tăng dân số của nước ta, tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi cuả mục II trong SGK. Bước 2: Học sinh trình bày - bổ sung và GV chuẩn xác kiến thức. HĐ3:Cá nhân Bước 1: HS dựa vào bảng 2.1 làm tiếp câu hỏi của mục II trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả,HS khác bổ sung để chuẩn xác kiến thức. Kết luận: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng: -Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn ở thành thị. -Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là Đồng bằng Sông Hồng, cao nhất là Tây Nguyên, sau đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. H Đ 4: Cá nhân / cặp. Bước 1; GV giao nhiệm vụ cho HS Dựa vào bảng số liệu 2.2 và vốn hiểu biết cho biết: -Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào (già, trẻ)? Cơ cấu dân số này có những thuận lợi và khó khăn gì? -Nêu nhận xét về cơ cấu, sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó. Bước 2: HS làm việc độc lập. Bước 3: HS trình bày kết quả. Nguyên nhân: -Chiến tranh kéo dài. -Do chuyển cư: Tỉ lệ thấp ở những nơi xuất cư (Đb Sông Hồng), cao ở những nơi nhập cư ( Tây Nguyên) I/Dân số: -Năm 2003: 80,9 triệu người. -Việt Nam là nước đông dân đứng 14 trên thế giới. II/Gia tăng dân số: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng. III/ Cơ cấu dân số: -Cơ cấu dân số trẻ và đang thay đổi. -Dân số nước ta tăng nhanh. Từ cuối nhừng năm50 của thế kỉ XX nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”. -Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm. -Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi. -Tỉ số giới tính khác nhau giữa các địa phương. IV/ CỦNG CỐ: 1/ Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Câu 1Dân số năm 2003 của nước ta là: a/75,9 triệu người;b/80,5 triệu người; c/80,9 triệu người ;d/ 81,9 triệu người. 2/Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta. Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? 3/ Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang thay đổi theo hướng nào? Vì sao? 4/Tỉ số giới tính của dân số nước ta có đặc điểm gì ?Vì sao? V/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/.Làm bài tập3 trang 10 SGK Địa lí 9. 2/ Chuẩn bị bài tiếp theo. Ngày dạy 17/9/09 17/9/09 17/9/ 09 17/9/09 17/9/09 Lớp/ tiết 9A 9B 9C 9D 9E Tiết 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần: -Hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ dân số nước ta gắn liến với sự gia tăng dân số, đặc điểm phân bố dân cư. - Trình bày được đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. -Biết phân tích bảng số liệu về dân cư, đọc bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam. -Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước về phân bố dân cư. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam . Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam. - At lát Địa lí Việt Nam. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: - Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta. Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? - Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang thay đổi theo hướng nào? Vì sao? - Tỉ số giới tính của dân số nước ta có đặc điểm gì ?Vì sao? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân / cặp Bước1: HS dựa vào bảng thống kê ( phần phụ lục) kết hợp H3.1 hoặc Át lát tr 11 và vốn hiểu biết ; -So sánh mật độ dân số nước ta với một số quốc gia trong khu vực và thế giới, từ đó rút ra kết luận về mật độ dân số nước ta. -Nêu nhậ xét về sự phân bố dân cư ở nước ta. -Tìm các khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2 , từ 101-500 người/km2 , 501- 1000 người/km2 , và trên 1000 người/km2 . -Giải thích về sự phân bố dân cư? -So sánh tỉ lệ dân cư nông thôn, thành thị. Bước 2: HS phát biểu- Gv chuẩn xác kiến thức. H Đ2: chia nhóm theo bàn Bước1:HS dựa vào H3.1 hoặc Át lát tr11, kênh chữ mục II SGK, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết: -Cho biết nước ta có mấy loại hình quần cư? So sánh và giải thích sự khác nhau. - Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở Việt Nam. Bước 2: Đại diên nhóm phát biểu, chí bản đồ-GV chuẩn xác. Chuyến ý: H Đ3: Cá nhân/ cặp Bước 1: HS dựa vào bảng 3.1, kết hợp vốn hiểu biết, trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Việt Nam theo dàn ý: -Nguyên nhân. -Quy mô, tỉ lệ dân đô thị. -Tốc độ đô thị hóa. -Vấn đề tồn tại. Bước2: HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư: -Thuộc loại cao trên thế giới. -Dân cư nước ta phân bố không đều: Năm 2003, mật độ dân số là 246 người/km2 ,tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. -Khoảng 74 % dân số sống ở nông thôn. II/ Các loại hình quần cư: 1/ Quần cư nông thôn: -Các điểm dân cư thường ở cách xa nhau, nhà ở và tên gọi điêm dân cư có khác giữa các vùng miền, dân tộc. -Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình công nghiệp hóa , hiên đại hóa. 2/ Quần cư thành thị: -Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến. -Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển. III/ Đô thị thị hóa: -Quá trình đô thi hóa gắn liền với công nghiệp hóa. -Tốc độ đô hóa ngày càng cao nhưng trình đô thị hóa còn thấp. -Qui mô đô thị hóa : vừa và nhỏ. IV/ CỦNG CỐ: 1/ Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Dân cư nước ta tập trung ở đồng bằng, ven biển và các đo thị là do: a/ Điều kiện tự nhiên thuận lợi; b/Giao thông đi lại đễ dàng; c/ Được khai thác từ rất sớm; d/Tất cả các ý trên. Câu 2: Tính đa dạng của quần cư nông thôn chủ yếu do: a/ Thiên nhiên mỗi miền khác nhau; b/ Hoạt động kinh tế; c/ Cách tổ chức không gian nhà ở, nơi nghĩ, nơi làm việc; d/ Tất cả các ý trên. 2/ Dựa vào hình 3.1 trong SGK, trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta. 3/ Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa của nước ta. Vì sao nói nước ta đang ở trình đô thị hóa thấp? IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài tập 3 trang 14 SGK. 2/ Hãy trình bày một số đặc điểm về quân cư ở nơi em đang sống. V/ PHỤ LỤC:Mật đọ dân số của một số quốc gia năm 2003 ( người/km2) Quốc gia Mật độ dân số Quốc gia Mật độ dân số Toàn thế giới Bruney Campuchia Lào Inđônêsia Malaixia 47 69 70 24 115 76 Philipin Thái lan Trung Quốc Nhật Bản Hoa Kì Việt Nam 272 123 134 337 31 246 Ngày dạy 17/9/09 17/9/09 17/9/ 09 17/9/09 17/9/09 Lớp/ tiết 9A 9B 9C 9D 9E Tiết 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần: -Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nước ta. -Hiểu sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân . -Biết phân tích biểu đồ, bảng số liệu về lao động và chất lượng cuộc sống. -Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở mức độ đơn giản. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Các biểu đồ: cơ cấu lực lượng lao động và sử dụng lao động. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: - Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.( Chỉ bản đồ) - Trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa của nước ta. Vì sao nói nước ta đang ở trình độ đô thị hóa thấp? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân / cặp Bước1: HS dựa vào H4.1, kênh chữ, kết hợp vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: -Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi nào? -Nhân xét và giải thích cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? -Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động ta cần có giải pháp gì? Gơi ý:+ Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ lớn do: Nước ta là nước nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ còn chậm phát triển. +Giải pháp để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động : nâng cao mức sống – nâng cao thể lực, phát triển văn hóa giáo dục, đào tạo nghề Bước 2: HS phát biểu- Gv chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: H Đ2: Cá nhân/ cặp Bước 1: Hs dựa vào H4.2 kết hợp vốn hiểu biết: -Nhận xét về tỉ lệ lao động giữa các ngành kinh tế năm 1989 và 2003. -Cho biết sự thy đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta. Giải thích vì sao? Bước 2: HS phát biểu-bổ sung, GV chuẩn xác. Chuyển ý: H Đ3: Cá nhân Bước 1:Hs dựa vào kênh chữ mục II: -Cho biết tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay biểu hiện như thế nào? Vì sao? -Đề xuất biện pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam và ở địa phương em. Bước2: HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. H Đ4: Cá nhân / Cặp HS dựa vào mục III của bài hãy chứng tỏ cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện về: Giáo dục, y tế, tuổi thọ, thu nhập bình quân đầu người, nhà ở, phúc lợi xã hội. GV bổ sung, mở rộng. I/ Nguồn lao động và sử dụng lao động: 1/ Nguồn lao động: Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. 2/ Sử dụng lao động: Cơ cấu sử dụng lao động cưa nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực: lao động nông, lâm, ngư nghiệp giảm; lao động công nghiệp , xây dựng, dịch vụ tăng II/ Vấn đề việc làm: -Nước ta có nhiều lao động thiếu việc làm, đặc biệt là ở nông thôn. -Biện pháp: Giảm tỉ lệ sinh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành nghề, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề III/ Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang ngày càng được cải thiện. IV/ CỦNG CỐ: 1/ Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Ý nào không thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta? a/ Lực lượng lao động dồi dào; b/ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong nông, lâm, ngư, tiểu thủ công nghiệp; c/ Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật; d/Tỉ lệ lao động được đạo nghề còn rất ít. Câu 2: Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ lao động trong khu vực: a/Nông,lâm, ngư nghiệp và dịch vụ; giảm tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng. b/Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ lệ lao động của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. c/ Nông lâm, ngư nghiệp công nghiệp và xây dựng; giảm tỉ lệ lao động của khu vực dịch vụ. 2/Vì sao nói việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn này chúng ta cần phải có những biện pháp gì? IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài tập 3 trang 17 SGK. Ngày dạy 04/9/09 01/9/09 01/9/ 09 01/9/09 04/9/09 Lớp/ tiết 9A/4 9B/2 9C/4 9D/3 9E/3 Tiết 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần: -Biết được cách phân tích và so sánh tháp dân số. -Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng già đi. -Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số với phát triển kinh tế- xã hội. -Có trách nhiệm với cộng đồng về qui mô gia đình hợp lí. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999. - At lát Địa lí Việt Nam. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: Vì sao nói việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải có những biện pháp gì? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân / nhóm GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc một tháp dân số: -Trục ngang : tỉ lệ %. -Trục đứng: độ tuổi. -Các thanh ngang thể hiện dân số từng nhóm tuổi. -Bên phải,trái : giới tính. -Màu sắc biểu đồ. Bước 1: HS dựa vào H5.1 hoàn thành bài tập số 1: -Hình dạng tháp( đáy, thân, đỉnh) -Các nhóm tuổi: 0- 4; 15- 59; 60 trở lên. -Tỉ lệ dân số phụ thuộc: là tỉ số giữa người dưới 15 tuổi cộng với người trên 60 tuổi với những người từ 15 tuổi đến 60 tuổi Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Gv chuẩn xác kiến thức. H Đ2: Cá nhân- nhóm. -Cá nhân tự nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta từ năm 1989 đến 1999. -HS trao đổi trong nhóm về kết quả của mình. -Đại diện nhóm báo kết quả- bổ sung - chuẩn xác. Chuyến ý: H Đ3: Cá nhân/ nhóm Bước 1: HS dựa vào thực tế tự đánh giá thuận lợi, khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi và tự đề ra giải pháp khắc phục khó khăn đó.( Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta tuy có xu hướng “già” đi nhưng vẫn thuộc dạng dân số trẻ: đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc). Bước 2: HS trao đổi bổ sungcho nhau. Bước2: HS báo cáo kết quả, GV chuẩn xác kiến thức. I/ Bài tập 1: -Hình dạng đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc nhưng đáy tháp ở nhóm 0-4 tuổi của năm 1999 thu hẹp hơn so với năm 1989. -Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong độ lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới tuổi lao động của năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989. -Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao song năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. II/ Bài tập 2: Do thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chât lượng cuộc sống nên ở nước ta dân số có xu hướng “già” đi( tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người già tăng) . III/Bài tập 3: -Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào tăng nhanh. -Khó khăn: Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện. -Biện pháp: Giảm tỉ lệ sinh bằng cách thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. IV/ CỦNG CỐ: 1/ Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ: a/ Trẻ em, tăng tỉ lệ người trong và ngoài tuổi lao động. b/ Người trong độ tuổi lao động , tăng tỉ lệ trẻ em và người ngoài độ tuổi lao động c/ Người ngoài độ tuổi lao động, tăng tỉ lệ trẻ em và người ngoài độ tuổi lao động 2/ Các câu sau đúng hay sai? Tại sao? a/ Tháp dân số nước ta năm 1999 thuộc loại dân số già. b/ Giảm tỉ lệ sinh là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta. IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Tiếp tục hoàn thiện nội dụng đã học. V/ PHỤ LỤC: Ngày dạy 09/9/09 08/9/09 04/9/ 09 04/9/09 09/9/09 Lớp/ tiết 9A/4 9B/2 9C/5 9D/2 9E/3 ĐỊA LÍ KINH TẾ Tiết 6 : SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần: -Trình bày tóm tắc quá trình phát triển nền kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây. -Hiểu và trình bày được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, những thành tựu, khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. -Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. -Nhận biết vị trí các vùng kinh tế nói chung và các vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam . - Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP Việt Nam. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cả lớp HS dựa vào SGK, trình bày tóm tắc quá trình phát triển đất nước trước thời kì đổi mới đất nước theo các giai đoạn: -1945 thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. -1945-1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp. -1954-1975: +Miền Bắc: xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, chi viện cho miền Nam. +Miền Nam: Chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế phục vụ chiến tranh. -Từ 1976-1986: Cả nước đi lên CNXH: Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bị khủng hoảng, sản xuất bị đình trệ lạc hậu. H Đ2: Cá nhân /cặp -Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm nào? Nét đặc trưng của đổi mới nền kinh tế là gì? -Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các mặt nào. -Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. -Trả lời các câu hỏi của mục II trong SGK. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ vị trí các vùng kinh tế. Chuyến ý: H Đ3: Nhóm Bước 1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết : -Nêu những thành tựu trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta. Tác động tích cực của công cuộc đổi tới đời sống người dân. -Theo em trong quá trình phát triển đất nước, chúng ta còn gặp những khó khăn nào?Lấy ví dụ từ thực tế địa phương. Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn xác kiến thức I/ Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới: -Nền kinh tế nước ta trải qua nhiều giai đoạn phát triển. -Sau thống nhất đất nước kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kéo dài, sản xuất đình trệ lạc hậu. II/ Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới: 1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: -Nét đặc trưng của Đổi mới nền kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. -Biểu hiện: +Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. +Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ; các vùng kinh tế +Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:Phát triển kinh tế nhiều thành phần. 2/ Những thành tựu và thách thức: -Thành tựu: Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, các ngành đều phát triển. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Nền kinh tế nước ta đang hội nhập khu vực và thế giới. -Khó khăn,thách thức: Còn nhiều vấn đề cần giải quyết:Xóa đói giảm nghèo, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, việc làmBiến động của thị trường thế giới, các thách thức khi tham gia AFTA, WTO IV/ CỦNG CỐ: 1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta biểu hiện qua các mặt nào? Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. 2/ Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh trọng điểm của nước ta. 3/ Vì sao nói: Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng còn không ít những khó khăn và thách trong công cuộc đổi mới nền kinh tế? IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Bài tập 2 trang 23 SGK. V/ PHỤ LỤC: Ngày dạy 11/9/09 09/9/09 08/9/ 09 08/9/09 11/9/09 Lớp/ tiết 9A/4 9B/5 9C/4 9D/3 9E/3 Tiết 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học học sinh cần: -Hiểu được vai trò của các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. -Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố trên đến sự hình thành nền nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa. -Có kĩ năng đánh giá giá trị tài nguyên thiên nhiên, phân tích mối liên hệ địa lí. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam . - Bản đồ khí hậu Việt Nam. - At lát Địa lí Việt Nam. III/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta biểu hiện qua các mặt nào? Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh trọng điểm của nước ta. - Vì sao nói: Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, song cũng còn không ít những khó khăn và thách trong công cuộc đổi mới nền kinh tế? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Nhóm Bước1:HS dựa vào At lát địa lí Việt Nam, SGK hoàn thành phiếu học tập số 1.( mỗi nhóm một loại tài nguyên) GV Gợi ý: Bước 2: đại diện nhóm phát biểu- Gv chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: Tài nguyên nước ta về cơ bản thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, nhưng yếu tố quyết định là con người và chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và nhà nước. H Đ2:Nhóm: Bước 1: HS dựa vào kênh chữ mục II hoàn thành phiếu học tập số 2. GV gợi ý: Đi sâu phân tích yếu tố chính sách phát triển nông nghiệp.Thấy được sự tác động của nó đến các yêú tố khác: -Phát huy những điểm mạnh của người lao động. -Hoàn thiện cơ sở vật kĩ thuật. -Tạo các mô hình sản xuất nông nghiệp thích hợp với mỗi miền địa phương. -Mở rộng thị trường, ổn định đầu ra cho các sản phẩm. Bước2: HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. I/ Các nhân tố tự nhiên: Thuận lợi: Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. Khó khăn: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất xấu tăng nhanh, hay bị nấm mốc, thiên tai, sâu bọ. II/ Các nhân tố kinh tế - xã hội: Gồm có : -Dân cư và lao động. -Cơ sở vật chất- kĩ thuật. -Chính sách phát triển nông nghiệp. -Thị trường. * Điều kiện kinh tế - xà hội là nhân tố quyết định, tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. IV/ CỦNG CỐ: 1/ Chọn ý đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Câu 1:Nước ta có đủ điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt theo hướng thâm c

File đính kèm:

  • docgiao an Dia 9 HKI(1).doc
Giáo án liên quan