I/ Mục tiêu :
- Qua bài học, HS cần nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ.
- Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta.
II/ Chuẩn bị : Như đã hướng dẫn tiết 15
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 18 - Bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18 Bài 16 THỰC HÀNH
NS:4/10/08 VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
I/ Mục tiêu :
- Qua bài học, HS cần nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ.
- Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta.
II/ Chuẩn bị : Như đã hướng dẫn tiết 15
III/Tiến trình bài dạy :
1). Ổn định tổ chức lớp
2). Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao Hà Nội và TP. HCM là các trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta ?
- Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
3).Khởi động : Các em đã làm quen với phương pháp vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu như biểu đồ hình tròn, hình cột, hình cột chồng. Một loại biểu đồ biến thể từ biểu đồ cột chồng là biểu đồ miền. Bài thực hành hôm nay sẽ hướng dẫn các em vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế.
A/Bài tập 1 : Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991 – 2002 theo bảng 16.1 sgk
a. Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền
- Bước 1: Đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong đề bài.
+ Trong trường hợp số liệu của ít năm thì thường vẽ biểu đồ hình tròn.
+ Trong trường hợp khi chuỗi số liệu là nhiều năm, dùng biểu đồ miền.
+ Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm. Vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
-Bước 2 : Vẽ biểu đồ miền.
+ Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật (Số liệu là tỉ lệ %)
* Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100%.
* Trục hoành là các năm. Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm ( năm ) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm.
* Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm. Cách xác định các điểm vẽ giống như khi vẽ biểu đồ cột chồng.
* Vẽ đến đâu tô màu hay kẻ vạch đến đó. Đồng thời thiết lập bảng chú giải( vẽ riêng bảng chú giải).
b. Tổ chức cho HS vẽ biểu đồ miền.
- Gọi 1 em HS lên bảng vẽ biểu đồ theo số liệu sgk.
B/ Bài tập 2 :
Nhận xét biểu đồ : Sự dịch chuyển cơ cấu GDP trong thời kì 1991 – 2002 :
- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên : nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên nhanh nhất. Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển.
IV/ Đánh giá :
1- GV chốt lại toàn bộ cách vẽ, cách nhận biết và nhận xét các biểu đồ tròn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền thể hiện cơ cấu các yếu tố kinh tế.
2- Hãy điền vào chỗ trống sau những kiến thức đúng để nói lên sự thay đổi cơ cấu kinh tế thể hiện rõ trong cơ cấu GDP của nước ta từ 1991- 2002.
“ Tỷ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp không ngừng giảm thấp hơn khu vực dịch vụ ( từ năm 1993), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng(từ năm 1994) và đến đầu năm 2002 chỉ còn hơn 20%. Chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp”.
V/ Hoạt động nối tiếp :
1.Bài vừa học : Nắm được cách vẽ biểu đồ miền và biết nhận xét.
2.Bài sắp học : Chuẩn bị các nội dung ôn tập :
- Phần địa lý dân cư :Tình hình gia tăng dân số, sự phân bố dân cư. Tình hình lao động và việc làm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp. Vai trò và đặc điểm các ngành dịch vụ, GTVT và bưu chính viễn thông. Phân tích các bảng số liệu thông kê, cách vẽ biểu đồ . . .
VI/ Phụ lục :
File đính kèm:
- TIET 18.doc