I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
- Nắm được kỹ năng đọc các bản đồ
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
II/ Chuẩn bị :
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 23 - Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Bài 19 THỰC HÀNH
NS :24/10/08 ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
- Nắm được kỹ năng đọc các bản đồ
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
II/ Chuẩn bị :
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Bút màu, bút chì.
III/ Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài cũ :
- Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
- Trình bày trên bản đồ những tiềm năng về ngành dịch vụ ?
3 Khởi động :
A/ Bài tập 1 :
Đọc lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ : xác định vị trí các mỏ : than, sắt, Apatit, đồng, chì, kẽm.
GV yêu cầu cả lớp đọc phần chú giải tài nguyên khoáng sản, xác định vị trí của các mỏ khoáng sản và nêu tên địa phương có khoáng sản.
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện nội dung bài tập 1 và cả lớp bổ sung.
GV chuẩn xác kiến thức.
B/ Bài tập 2:
Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
GV cho HS thảo luận nhóm và trình bày.
* Nhóm 1 : Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh ? Giải thích ?
- Một số ngành công nghiệp khai thác : than, sắt, apatit, đồng, chì, kẽm.
- Có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi, đáp ứng nhu cầu kinh tế( nhiên liệu nhà máy nhiệt điện, SX vật liệu xây dựng, chất đốt cho sinh hoạt, xuất khẩu, làm phân bón) .
* Nhóm 2 : Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ ?.
- HS tìm vị trí và xác định các mỏ khoáng sản phân bố gần nhau như mỏ sắt Trại Cau, mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mỡ
* Nhóm 3 : Dựa vào lược đồ kinh tế treo tường , xác định vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, cảng xuất khẩu than Cửa Ông.
* Nhóm 4 : Dựa vào hình 18.1 và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích :
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước
Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
- Phả Lại
- Uông Bí
- Xuất khẩu
Khai thác than
- Uông Bí
- Hòn Gai
- Cẩm phả
Tiêu dùng than trong nước
- Công nghiệp Lâm Thao
- Công nghiệp Việt Trì . . .
Xuất khẩu
- EU
- Nhật
- Cu Ba . . .
- Nhóm 4 đại diện 1 em lên vẽ sơ đồ. Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét.
IV/ Đánh giá :
Từng phần
V/ Hoạt động nối tiếp :
1.Bài vừa học :
- Nắm kỹ các nội dung thực hành.
- HS có thể vẽ tiếp các ô nhỏ, ví dụ năng lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện hòa với mạnh lưới điện quốc gia đi đến khắp cả nước.
2. Bài sắp học :
- Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên.
- Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế- xã hội.
VI/ Phụ lục :
File đính kèm:
- TIET 23.doc