Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 26 - Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên

I/ Mục tiêu :

 Sau bài học, HS cần :

 - Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng : Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững.

 - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. Có kỹ năng viết và trình bày bằng văn bản.

 - HS thấy sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phát triển một môi trường bền vững.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 26 - Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Bài 30 THỰC HÀNH NS:1/11/08 SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần : - Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng : Trung du và miền núi Bắc Bộ vớiø Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. - Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. Có kỹ năng viết và trình bày bằng văn bản. - HS thấy sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để phát triển một môi trường bền vững. II/ Chuẩn bị : - HS : Máy tính bỏ túi, bút màu, Atlat Địa lý Việt Nam. - GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ kinh tế Tây Nguyên, Trung du và Miền núi Bắc Bộ III/ Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : - Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp ? - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch ? 3. Thực hành : A/ BÀI TẬP 1 : - GV cho HS đọc bảng 30.1 : Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ, năm 2002. Hoạt động nhóm : Nhóm 1 : + Nêu một số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng : * Vùng Tây Nguyên : Cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu. * Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ : Chè, cà phê, hồi, quế, sơn. Nhóm 2 : + Những cây công nghiệp lâu năm trồng được cả hai vùng : chè, cà phê. Nhóm 3 : + Cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : Cao su, điều, hồ tiêu. Nhóm 4 : + So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê cả hai vùng . Vùng Tây Nguyên có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm diện tích và sản lượng cao nhất. GV cho các nhóm trình bày, các nhóm khác có thể bổ sung và GV chuẩn xác kiến thức. Gợi ý HS giải thích vì sao lại có sự khác biệt này. ( HS dựa vào các yếu tố như đất và khí hậu chiếm tầm quan trọng hàng đầu) So sánh được sự khác biệt về khí hậu và đất trồng của hai vùng đã học. Nước ta xuất khẩu cà phê sang các nước Nhật Bản, CHLB Đức. . . Chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc. . . Nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất trên thế giới là Bra - xin. B/ BÀI TẬP 2 : Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp : chè, cà phê. - GV cho HS viết ngắn gọn về nội dung này trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Sau đó gọi một số em lên trình bày kết quả của mình trước lớp. GV nhận xét và tổng kết tiết thực hành. IV/ Đánh giá : Từng phần. V/ Hoạt động nối tiếp : 1. Bài vừa học : - Xem lại các nội dung đã thực hành. - Tìm hiểu các tài liệu, sách báo về tình hình sản xuất các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. - Tình hình xuất khẩu các sản phẩm này trong những thời gian gần đây. 2. Bài sắp học : Các nhóm chuẩn bị các nội dung : Bài 31 : Vùng Đồng bằng sông Hồng Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng ? Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng VI/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docTIET 26.doc