Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29 - Tuần 15 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ

 Học xong bài này HS có khả năng:

1.1. Kiến thức:

 Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch dụ biển.

1.2. Kĩ năng:

 Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

1.3. Thái độ:

 Hình thành thói quen lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29 - Tuần 15 - Bài 27: Thực hành kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30/10/2012 Tiết: 29 Tuần dạy: 15 Bài 27: THÖÏC HAØNH KINH TEÁ BIEÅN CUÛA BAÉC TRUNG BOÄ VAØ DUYEÂN HAÛI NAM TRUNG BOÄ 1. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch dụ biển. 1.2. Kĩ năng: Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. 1.3. Thái độ: Hình thành thói quen lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Học liệu: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Thước kẻ. - Máy tính bỏ túi. - Bút chì màu. - At1lat Địa lí Việt Nam. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp. 3.2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15 phút ) Học sinh 1: Câu 1: Nêu tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Chăn nuôi bò; khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng: + Đàn bò: 1008,6 nghìn con (2002). + Thủy sản: 521,1 nghìn tấn (2002). - Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp hạn chế. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước. Học sinh 2: Câu 2: Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Chiếm tỉ trọng nhỏ 14,7 nghìn tỉ đồng, nhưng có tốc độ tăng trưởng khá cao hơn toàn quốc. - Cơ cấu bước đầu được hình thành và khá đa dạng: + Công nghiệp cơ khí. + Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển. + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. + Công nghiệp khai thác khoáng sản. 3.3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: ( 14 phút ) Tìm hiểu các cảng biển; các bãi tôm, bãi cá; các cơ sỏ SX muối; những bãi biển có giá trị du lịch; Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. a) Phương pháp giảng dạy: - Thảo luận nhóm nhỏ. - Trực quan. - Vấn đáp. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm (theo bàn) với các câu hỏi: - Xác định các cảng biển. - Xác định các bãi cá, bãi tôm. - Xác định các cơ sở SX muối. - Xác định các bãi biển có giá trị du lịch. GV: Vùng BTB và DHNTB tuy có sự khác biệt về ĐKTN và KT - XH nhưng vẫn có những điểm tương đồng (gọi chung là vùng DH Miền Trung): Hẹp ngang, phía Tây là núi, phía Đông là biển. - Em có nhận xét gì về tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ? [ Hoạt động nhóm/cá nhân] HS thảo luận nhóm (theo bàn) : - N1: Xác định các cảng biển. - N2: Xác định các bãi cá, bãi tôm. - N3: Xác định các cơ sở SX muối. - N4: Xác định các bãi biển có giá trị du lịch. HS ; Trình bày kết quả : - N1: Các cảng biển : Cửa Lò, Đồng Hới, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy nhơn, Nha Trang, Cam Ranh. - N2: Bãi cá: Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, Hà Tĩnh, Cồn Cỏ, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Quy Nhơn, Ninh Thuận - Bình Thuận. - Bãi Tôm: Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Quy Nhơn, Nha Trang, Ninh Thuận - Bình Thuận. - N3: Các cơ sở SX muối : Sa huỳnh, Cà Ná. - N4: Bãi biển có giá trị du lịch : Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né. - Cả hai vùng rất có tiềm năng trong pt kinh tế biển tổng hợp với các vịnh biển kín, sâu là điều kiện để xây dựng các cảng biển; nhiều bãi biển đẹp phát triển du lịch; nước biển có độ mặn cao, sạch phát triển nghề muối; Biển có nhiều bãi tôm, cá và rộng lớn cũng như nhiều đầm phá là điều kiện để khai thác và nuôi trồng thủy sản; các đảo và quần đảo có vai trò lớn về kinh tế và Quốc phòng. 1. Các cảng biển; các bãi tôm, bãi cá; các cơ sỏ SX muối; những bãi biển có giá trị du lịch; Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Các cảng biển : Cửa Lò, Đồng Hới, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy nhơn, Nha Trang, Cam Ranh. - Bãi cá: Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, Hà Tĩnh, Cồn Cỏ, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Quy Nhơn, Ninh Thuận - Bình Thuận. - Bãi Tôm: Vịnh Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Quy Nhơn, Nha Trang, Ninh Thuận - Bình Thuận. - Các cơ sở SX muối : Sa huỳnh, Cà Ná. - Bãi biển có giá trị du lịch : Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né. - Có tiềm năng kinh tế biển rất lớn nhưng còn khai thác ở mức thấp + Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi cá nước lợ, tôm trong các đầm phá, trên các cồn cát ven biển . + Đánh bắt hải sản gần và xa bờ, các tỉnh đều có các bãi cá bãi tôm gần hoặc xa bờ. + Chế biến thuỷ hải sản cổ truyền và hiện đại. + Nghề làm muối. + Du lịch biển đảo . . . + Kinh tế cảng biển . . . Hoạt động 2: ( 10 phút ) Căn cứ vào bảng số liệu (sgk) để so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của BTB và DHNTB.  a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CHÍNH - So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng? Giáo viên hướng dẫn HS cách tính tỉ trọng (%) sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của cả hai vùng (cho toàn vùng DHMT = 100% ). - Cách tính: VD tính SL nuôi trồng của BTB: (trong đó 66,4 là SL của BTB và DHNTB cộng lại). [ HS làm việc cá nhân] - Nuôi trồng: BTB> DHNTB - Khai thác: BTB< DHNTB - Nuôi trồng BTB lớn hơn DHNTB là vì người dân có kinh nghiệm nuôi trồng hơn, biển nông và kín. - Khai thác DHNTB lớn hơn BTB là vì người dân có kinh nghiệm đánh bắt hơn, biển ấm với nhiều ngư trường lớn. 2. Căn cứ vào bảng số liệu (sgk): - So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của BTB và DHNTB : + Nuôi trồng: BTB> DHNTB + Khai thác: BTB< DHNTB - Nguyên nhân : + Nuôi trồng BTB lớn hơn DHNTB là vì người dân có kinh nghiệm nuôi trồng hơn, biển nông và kín. + Khai thác DHNTB lớn hơn BTB là vì người dân có kinh nghiệm đánh bắt hơn, biển ấm với nhiều ngư trường lớn. * GV cho điền kết quả vào bảng sau: Toàn vùng DHMT Bắc Trung Bộ DH NTB Nuôi trồng 100% 58,4% 42,6% Khai thác 100% 23,7% 76,3% 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : 4.1. Tổng kết: (4’) - Dựa vào kiến thức đã học em hãy điền chữ Đ hoặc chữ S vào các câu sau : Tiềm năng chủ yếu để phát triển kinh tế ở BTB và duyên hải NTB là : a. Thế mạnh về xây dựng cảng biển và phát triển giao thông biển. b. Thế mạnh về khai thác và nuôi trông thuỷ sản. c. Thế mạnh về phát triển du lịch biển. d. Thế mạnh về phát triển du lịch văn hoá-lịch sử. e. Duyên Hải NTB có thế mạnh về phat triển kinh tế hơn BTB => GV: Nhận xét tiết thực hành 4.2. Hướng dẫn học tập: (1’) - Từ số bảng số liệu vừa tính hãy vẽ biểu đồ hình cột (hoăc hai hình tròn) thể hiện cơ cấu sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản cảu 2 vùng. - Xem trước bài 28. 4.3. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docBÀI 27.doc