Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29 - Tuần 15: Thực hành: Kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.

2. Kĩ năng:

 Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê

3. Thái độ:

 Ý thức bảo vệ sinh vật biển.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29 - Tuần 15: Thực hành: Kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 29 Tuần dạy: 15 Ngày dạy: 19/11/2012 Thực hành: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ MỤC TIÊU: Kiến thức: Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. Kĩ năng: Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê Thái độ: Ý thức bảo vệ sinh vật biển. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tên và vị trí các hải cảng. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Học sinh: Các cảng biển ở Nghệ An, Quảng bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hoà. Các ngư trường tôm cá tại biển Đông có ở các tỉnh trên lược đồ 24.3 và 26.1. Các điểm sản xuất muối nổi tiếng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các điểm tắm biển nổi tiếng ở miền Trung ? Các di sản văn hoá thế giới, di sản thiên nhiên thế giới, vườn quốc gia được xem là đà Lạt của Duyên hải miền Trung. Qua bảng 27.1, tính tỉ trọng (%) sản lượng thuỷ sản của từng vùng đối với toàn bộ Duyên hải miền Trung năm 2002. Nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch về sản lượng thuỷ sản nuôi tồng và khai thác giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình thực hành. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (25 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Hiểu được hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Dựa vào các hình 24.3 và 26.1, xác định: Các cảng biển ? Các ngư trường ? Cơ sở sản xuất muối ? Các bãi tắm ? Di sản thế giới: ▫ Thiên nhiên: Vườn - động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình. ▫ Văn hoá: Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), quần thể Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam). Vườn quốc gia được xem là Đà Lạt của Duyên hải miền Trung là gì ? (Bạch Mã ở Thừa Thiên Huế). Dựa vào các địa danh vừa xác định, kết hợp với kiến thức đã học về 2 vùng, em có nhận xét gì về tiềm năng phát triển kinh tế biển của 2 vùng này ? 1. Bài tập 1: Các cảng biển: Tên cảng Tỉnh/thành Cửa Lò Nghệ An Nhật Lệ Quảng Bình Chân Mây Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Đà Nẵng Dung Quất Quảng Ngãi Quy Nhơn Bình Định Nha Trang Khánh Hoà Các ngư trường: Tỉnh Bãi cá Bãi tôm Thanh Hoá x x Nghệ An x x Hà Tĩnh x Quảng Bình x x Quảng Trị x Thừa Thiên Huế x x Quảng Nam x x Quảng Ngãi x Bình Định x x Phú Yên x x Khánh Hoà x Ninh Thuận x x Bình Thuận x x Cơ sở sản xuất muối : Sa Huỳnh - Quảng Ngãi Cà Ná - Khánh Hoà Các bãi tắm: Bãi tắm Tỉnh/thành Sầm Sơn Thanh Hoá Cửa Lò Nghệ An Cửa Tùng Quảng Trị Lăng Cô Thừa Thiên Huế Non Nước Đà Nẵng Sa Huỳnh Quảng Ngãi Quy Nhơn Bình Định Nha Trang Khánh Hoà Cà Ná Ninh Thuận Mũi Né Bình Thuận ð Các tỉnh Duyên hải miền Trung có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển. HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Học sinh biết và giải thích được thế mạnh trong ngành thuỷ sản của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Bảng số liệu 27.1 ; bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Căn cứ vào bảng số liệu 27.1, hãy: Tính tỉ trọng (%) về sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của từng vùng và toàn vùng Duyên hải miền Trung ? Duyên hải miền Trung Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 100% 56,43% 41,57% Khai thác 100% 23,74% 76,26% So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ? (sử dụng cụm từ “nhiều / ít ; hơn / kém). Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác giữa 2 vùng ? 2. Bài tập 2: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: Về nuôi trồng: Bắc Trung Bộ nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. Về khai thác: Bắc Trung Bộ kém hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. Nguyên nhân: Bắc Trung Bộ, từ Quảng Bình vào Thừa Thiên Huế phía đông là một dải cồn cát, đồng thời có phá Tam Giang, đầm Cầu Hai rộng lớn, thuận lợi cho việc nuôi tôm trên cát nuôi cá thuỷ sản nước lợ. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn ở gần bờ hơn Bắc Trung Bộ nên nghề khai thác đánh bắt thuận lợi, có kết quả hơn. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tổng kết: 1.1. Giáo viên nhận xét tinh thần tham gia hoạt động tiết thực hành, nhất là kĩ năng xác định các đối tượng trên bản đồ Địa lí. 1.2. Tóm tắt các ý cơ bản của bài học. Hướng dẫn tự học: Đối với bài học ở tiết học này: Làm bài tập 1, 2 trang 39 - Tập bản đồ Địa lí 9. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 28: “Vùng Tây Nguyên”: Đặc điểm dân cư và xã hội ? Kể tên các tỉnh và thị xã vùng Tây Nguyên từ Bắc xuống Nam. Chứng minh Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Qua hình 28.1, cho biết tên các sông lớn ở Tây Nguyên và chúng chảy về vùng nào ? Các tác nhân nào ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư của vùng ? Vì sao bảo vệ môi trường thiên nhiên, đặc biệt là thảm thực vật ở Tây Nguyên ? PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 29.doc
Giáo án liên quan