Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Năm học 2020-2021

1. Mục tiêu

- Gây sự hứng thú cho học sinh, tăng tính tập trung và định hướng nội dung học tập kiến thức mới.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Trực quan, quan sát tranh hình/vấn đáp/ hoạt động cá nhân

3. Phương tiện

- Trò chơi: “Ô cửa bí mật” với 4 câu hỏi

4. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: Giáo viên cho học sinh chọn ô số để nhận câu hỏi và trả lời. Trả lời đúng có thưởng là cây kẹo hay dụng cụ học tập.

- Bước 2: Bộ câu hỏi ô cửa bí mật

● Hàng ngày em đi học bằng phương tiện gì? Và trên đường đi học em gặp những loại hình vận tải nào khác nữa?

● Loại hình giao thông mà có hệ thống đường đi riêng là loại nào? Em hãy kể tên tuyến đường dài nhất của loại hình này ở nước ta.

● Theo em ở miền Tây (Đồng bằng sông Cửu Long) loại hình giao thông nào phát triển nhất. Vì sao?

● Ở nước ta đã có tàu điện ngầm chưa? Công trình này hiện đang làm ở đâu?

- Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời – Giáo viên ghi nhận cộng điểm và dẫn dắt vào bài mới.

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ý nghĩa của ngành giao thông vận tải (7 phút)

1. Mục tiêu

- Trình bày được các ý nghĩa của ngành giao thông vận tải đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, đàm thoại/ kĩ thuật động não, Think – Pair – Share, hoạt động cá nhân và cặp đôi

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - PPCT: Ngày soạn: Ngày dạy Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được ý nghĩa của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đối với đời sống và kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của các loại hình giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ở nước ta. - Phân tích được tầm quan trọng của từng loại hình giao thông vận tải đối với phát triển kinh tế và xã hội. 2. Kĩ năng - Đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ và sơ đồ. - Xác định các tuyến quốc lộ quan trọng trên lãnh thổ nước ta, các cảng biển, sân bay 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc khi tham gia các phương tiện giao thông. - Giữ gìn và bảo vệ các tuyến đường bộ sạch sẽ. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và thuyết trình - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng bản đồ + Năng lực sử dụng số liệu thống kê, sơ đồ và lược đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Các hình ảnh về các loại hình giao thông vận tải, video clip, - Phiếu học tập, bảng nhóm hoặc giấy A2, bài giảng PPt. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, tập vở, bút viết, bút màu các loại. - Đọc trước bài học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Tình huống xuất phát (3 phút) 1. Mục tiêu - Gây sự hứng thú cho học sinh, tăng tính tập trung và định hướng nội dung học tập kiến thức mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan, quan sát tranh hình/vấn đáp/ hoạt động cá nhân 3. Phương tiện - Trò chơi: “Ô cửa bí mật” với 4 câu hỏi 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên cho học sinh chọn ô số để nhận câu hỏi và trả lời. Trả lời đúng có thưởng là cây kẹo hay dụng cụ học tập. - Bước 2: Bộ câu hỏi ô cửa bí mật Hàng ngày em đi học bằng phương tiện gì? Và trên đường đi học em gặp những loại hình vận tải nào khác nữa? Loại hình giao thông mà có hệ thống đường đi riêng là loại nào? Em hãy kể tên tuyến đường dài nhất của loại hình này ở nước ta. Theo em ở miền Tây (Đồng bằng sông Cửu Long) loại hình giao thông nào phát triển nhất. Vì sao? Ở nước ta đã có tàu điện ngầm chưa? Công trình này hiện đang làm ở đâu? - Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời – Giáo viên ghi nhận cộng điểm và dẫn dắt vào bài mới. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ý nghĩa của ngành giao thông vận tải (7 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được các ý nghĩa của ngành giao thông vận tải đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, đàm thoại/ kĩ thuật động não, Think – Pair – Share, hoạt động cá nhân và cặp đôi 3. Phương tiện - Video clip về một bài hát “Bài ca giao thông vận tải”: https://www.youtube.com/watch?v=pIgQK6oT3as 4. Tiến trình hoạt động HĐ của GV HĐ của HS ND cần đạt Sau khi xem xong đoạn clip và nội dung bài hát. Giáo viên giao nhiệm vụ: Think – Pair – Share - Think: Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra 3 ý nghĩa mà ngành giao thông vận tải mang lại. Thời gian là 2 phút – ghi ra giấy note hoặc hoặc giấy A5. - Pair: Sau đó học sinh có 1 phút để chia sẻ cặp đôi với nhau. - Share: Học sinh được mời chia sẻ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên và mỗi bạn sẽ nêu 1 ý nghĩa mà không trùng lắp với ý của những bạn nói trước. (2 phút) 1. Ý nghĩa của ngành giao thông vận tải - Giúp cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường. - Thực hiện mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước. - Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa... Nơi khai thác GTVT Nơi chế biến GTVT Thị trường HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các loại hình giao thông vận tải của nước ta (15 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải nước ta. - Xác định được trên bản đồ giao thông vận tải một số tuyến đường sắt, đường ô tô, quan trọng. - Xác định được các sân bay cảng biển lớn của nước ta trên lược đồ giao thông vận tải. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trực quan, giải quyết vấn đề/hoạt động nhóm/kĩ thuật trạm 3. Phương tiện - Giấy A2, bút lông các màu, các mẫu thông tin, sách giáo khoa, bảng số liệu mới cập nhật về khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình giao thông vận tải. Bảng số liệu cơ cấu khối lượng hàng hóa phân theo các loại hình giao thông vận tải năm 2002 và 2016 (đơn vị %) Loại hình vận tải Năm 2002 2016 Tổng số 100 100 Đường sắt 2,92 0,41 Đường bộ (ô tô) 67,68 77,24 Đường sông 21,7 17,19 Đường biển 7,67 5,14 Đường hàng không 0,03 0,02 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2002 và 2016. Số liệu không bao gồm đường ống) 4. Tiến trình hoạt động HĐ của GV HĐ của HS ND cần đạt Giáo viên chia nhóm bằng trò chơi “Kết bạn kết bạn – kết mấy kết mấy”. Chia nhóm thành 6 nhóm với 2 cụm, mỗi cụm 3 nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 6 học sinh. - Bước 2: Giao viên giao nhiệm vụ cho các nhóm, các nhóm có 5 phút để hoàn thành sản phẩm + Nhóm 1: trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành đường sắt và đường sông + Nhóm 2: Trình bày tình hình phát triển và phân bố đường bộ và đường ống + Nhóm 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố đường hàng không và đường biển Các nhóm đều phải trả lời câu hỏi chung đó là: + Quan sát bảng số liệu trên hãy cho biết loại hình vận tải nào là quan trọng nhất? Vì sao? Khi trình bày các loại hình giao thông cần chỉ được trên bản đồ các tuyến đường giao thông quan trọng. Giáo viên có thể thiết kế phần các loại hình giao thông vận tải bằng cách tổ chức trò chơi. Giáo viên vẫn chia nhóm (6 nhóm mỗi nhóm có 1 tên gọi của 1 loại hình giao thông). Giáo viên gọi lần lượt từng đội trả lời. Đội trả lời đúng được tiến lên 1 bước. Học sinh có thời gian 3 phút đọc sách giáo khoa. Sau đo tham gia trò chơi “Cuộc đua kì thú” Khi giáo viên chiếu câu hỏi và có bật thời gian 10 giây mỗi câu. Khi học sinh đưa đáp án giáo viên ghi lại lên bảng bằng 1 bảng thống kê các đội. Trả lời đúng 1 câu 1 điểm và tiến lên 1 bước. Trả lời sai đội khác sẽ được quyền trả lời. Mỗi một câu trả lời GV sẽ nói mở rộng kiến thức thêm cho HS củng cố. Hình ảnh các câu hỏi trên PPt. Giáo viên tổng kết điểm, đưa ra kết quả đội thắng cuộc và chốt vấn đề. các nhóm có 5 phút để hoàn thành sản phẩm 2. Nước ta có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải Đường sắt: Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không Đường ống Trong đó đường bộ là loại hình vận tải quan trọng nhất. Vì nó chiếm tỉ lệ khối lượng hàng hóa nhiều nhất trong các loại hình vận tải. Từ thành thị về nông thôn từ đồng bằng lên vùng núi, cự li xa, cự li gần.... HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về ngành bưu chính viễn thông ( 10 phút) Mục tiêu: - Học sinh trình bày được vai trò của ngành bưu chính viễn thông. Tình hình phát triển của ngành hiện nay. - Phân tích được tình hình phát triển của ngành bưu chính viễn thông của nước ta so với thế giới. Phương pháp/kĩ thuật: + Đàm thoại, trực quan. + Đọc hiểu, giải quyết vấn đề + Hoạt động cá nhân và nhóm. + Kĩ thuật khăn trải bàn. Phương tiện: Bảng số liệu, biểu đồ, SGK Tiến hành hoạt động HĐ của GV HĐ của HS ND cần đạt Giáo viên đưa ra tình huống và phiếu học tập để học sinh giải quyết vấn đề - Khi chưa ngành viễn thông chưa phát triển như hiện nay, con người chúng ta làm thế nào để liên lạc với nhau. Và liên lạc bằng cách đó có ưu điểm gì và nhược điểm gì? - Khi đã có internet và các thiết bị viễn thông chúng ta liên lạc với nhau như thế nào? Cách chúng ta liên lạc như hiện nay có ưu điểm và nhược điểm gì? - Ngày nay khi Internet phát triển mạnh đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và cuộc sống của con người. Vậy theo em, trong hoàn cảnh này chúng ta phải làm thế nào để cuộc sống của mình không bị lệ thuộc vào các thiết bị viễn thông và mạng internet. Dựa vào bảng số liệu sau đây: Thuê bao điện thoại và mật độ thuê bao điện thoại của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 Năm Thuê bao điện thoại (Nghìn thuê bao) Mật độ thuê bao điện thoại (số máy/100 dân) Tổng số Trong đó: Thuê bao di động Tổng số Tỉ trọng % trong cơ cấu thuê bao điện thoại 2005 15845,0 8718,1 55 19,2 2010 124311,8 111570,2 89,8 143 2015 126244,1 120324,1 95,3 137,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017) Nêu nhận xét tình hình phát triển mạng điện thoại ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015 - Kể tên 1 số mạng điện thoại di động trong nước hiện nay mà em biết. Giáo viên chốt ý và nói thêm: VN đã phóng 2 vệ tinh Vinasat 1 vào năm 2008 và Vinasat 2 năm 2012. Điều đó cho thấy bưu chính viễn thông có tầm quan trọng như thế nào và đã làm cho lĩnh vực viễn thông, internet ở nước ta phát triển thêm một bậc. Những thuận lợi mà nó mang lại rất nhiều. Bây giờ ta có thể mua sắm qua mạng dễ dàng, gặp gỡ trao đổi thông tin, và dạy học trực tuyến Bên cạnh đó nó còn mang đến những cái bất cập, như game online, mạng xã hội ảo, thông tin không chính thống được truyền đi nhanh chóng, những điều tiêu cực . Hs viết trên phiếu học tập những câu trả lời cá nhân, sau đó cho HS ghi vào giấy A2 những ý kiến chung của nhóm và trình bày. Giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên bằng thẻ bài để học sinh trình bày trước lớp. C. Hoạt động luyện tập (5 phút) - Hoặc giáo viên gọi 5 học sinh/ nhóm lên xếp vòng tròn và xây dựng câu chuyện của bài học hôm nay bằng cụm từ “vâng” “và”. Mỗi người nói 1 câu làm sao sau khi 5 người nói được 1 nội dung bài học. Thời gian 2 phút. Các nhóm tự nói với nhau. - Ví dụ: người 1: Vâng và hôm nay tôi đã biết đường bộ của Việt Nam có chiều dài 205 nghìn km. Người 2 nối tiếp: vâng và đường sắt dài nhất Việt Nam là tuyến Thống Nhất nối từ Hà Nội đến Tp.HCM.... - Sau 2 phút giáo viên gọi nhóm bất kì chia sẻ câu chuyện. D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (3 phút) - Về nhà trả lời câu hỏi: Mạng internet đã vượt qua báo giấy, radio, truyền hình Hãy tìm hiểu thêm về những tồn tại và hữu ích của nó trong đời sống kinh tế - xã hội. V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_bai_14_giao_thong_van_tai_va_buu_chinh.doc