Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 32 - Bài 25: Vùng duyên hải nam Trung Bộ

I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :

 - Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa các vùng lân cận, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước. Trong phát triển kinh tế biển cần có những biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm. Chống hiện tượng sa mạc hóa.

 - Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng Duyên hải miền Trung.

 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 32 - Bài 25: Vùng duyên hải nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Bài 25 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NS :22/11/08 I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần : - Khắc sâu sự hiểu biết qua các bài học về vùng Nam Trung Bộ là nhịp cầu nối giữa các vùng lân cận, là vùng có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của đất nước. Trong phát triển kinh tế biển cần có những biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm. Chống hiện tượng sa mạc hóa. - Nắm vững phương pháp so sánh sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu vùng Duyên hải miền Trung. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc II/ Chuẩn bị : - Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tranh ảnh về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ( sgk) III/ Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ ? - Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ ? 3. Khởi động : Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Giới thiệu lược đồ tự nhiên của vùng : HS làm việc trên bản đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Xác định vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng ? So sánh với các vùng đã học ? - Xác định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, các đảo Lý Sơn và Phú Qúy ? Hoạt động cá nhân - Ý nghĩa về vị trí địa lý của vùng ? - Tầm quan trọng của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về an ninh quốc phòng ? Chuyển ý - Xác định trên lược đồ sự phân bố các dạng địa hình ? - Các dải đồng bằng hẹp ở phía Đông có khác gì so với Đồng bằng sông Hồng ? Nguyên nhân của sự khác biệt này ? - Xác định trên bản đồ các vịnh : Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng ? HS thảo luận nội dung : * Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế ? * Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ ? GV liên hệ với thực tế ở địa phương. Đọc bảng 25.1 và 25.2 cho biết : - Sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây ? - So sánh các tiêu chí phát triển dân cư và xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước ? - Xác định trên lược đồ Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn ? GV giới thiệu cho HS một số tranh ảnh về các di tích và thắng cảnh của vùng. I/ Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ : -Diện tích : 44254km2 (13,4%) - Dân số : 8,4 triệu người (10,5% năm 2002) -Với nhiều đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng. II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : - Có núi gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ra biển. - Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng ,vịnh. - Nhiều tiềm năng để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Khoáng sản : Cát thủy tinh, titan, vàng . III/ Đặc điểm dân cư, xã hội : - Đồng bằng ven biển : chủ yếu là người Kinh sinh sống, khai thác và nuôi trồng thủy sản, thương mại, công nghiệp. . . - Vùng đồi núi phía tây : các dân tộc ít người, chủ yếu là chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, nghề rừng. IV/ Đánh giá : 1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng ? 2. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm : a- Bị các nhánh núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp. b- Do các sông ngăn bồi đắp nên kém màu mỡ hơn ĐB sông Hồng. c- Thiếu nước và thường bị ảnh hưởng của bão. d- Tất cả các đặc điểm trên. 3. Vùng biển Nam Trung Bộ có nguồn lợi thủy sản giàu hơn vùng Bắc Trung Bộ : a- Đúng b- Sai V/ Hoạt động nối tiếp : 1. Bài vừa học : - Nắm được vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng. - Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế – xã hội. - Sưu tầm tư liệu và tranh ảnh về các di sản văn hóa của vùng. 2. Bài sắp học : - Đánh giá sự phát triển của các ngành kinh tế ? - Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ? VI/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docTIET 32.doc
Giáo án liên quan