Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 35 - Bài 31 : Vùng Đông Nam Bộ (tiếp)

1-Kiến thức :

Học sinh nắm được vị trí của vùng Đông nam bộ .Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế rất đa năng

Nắm được các đặc điểm của dân cư xã hội

Vùng có chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong cả nước

2-Kỹ năng :

Rèn kỹ năng đọc và nhận xét bảng số liệu dân cư xã hội, lược đồ tự nhiên.

Kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình để rút ra những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế

II. TRỌNG TÂM :

Học sinh nắm được vị trí giới hạn vùng Đông nam bộ.

ĐNB có điều kiện tự nhiên địa hình, KH, sông ngòi rất thuận lợi để phát triển KT - XH

Tài nguyên :

 

doc40 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 35 - Bài 31 : Vùng Đông Nam Bộ (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35 Bài 31 : VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU : 1-Kiến thức : Học sinh nắm được vị trí của vùng Đông nam bộ .Vùng có tiềm năng phát triển kinh tế rất đa năng Nắm được các đặc điểm của dân cư xã hội Vùng có chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong cả nước 2-Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc và nhận xét bảng số liệu dân cư xã hội, lược đồ tự nhiên. Kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình để rút ra những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế II. TRỌNG TÂM : Học sinh nắm được vị trí giới hạn vùng Đông nam bộ. ĐNB có điều kiện tự nhiên địa hình, KH, sông ngòi rất thuận lợi để phát triển KT - XH Tài nguyên : + Đất : phát triển trồng cây công nghiệp + Rừng và biển : có tiềm năng lới về du lịch, về nguồn thủy hải sản. + Dân cư : có nguồn lao động dồi dào III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VẦ TRÒ : Chuẩn bị của Thầy : Bản đồ tự nhiên của vùng Đông nam bộ, bảng 30.2 phóng to. Phiếu học tập số 1 Yếu tố tự nhiên Đặc điểm Giá trị kinh tế Thuận lợi Khó khăn Địa hình Khí hậu Sông ngòi Tài nguyên khoáng sản, rừng Tài nguyên du lịch 2. Chuẩn bị của trò : Đọc bài và chuẩn bị phiếu học tập. IV. TIẾN HÀNH DẠY HỌC : Bài cũ : Bài mới : Giới thiệu bài mới : Hoạt động thầy và trò Nội dung Rút kinh nghiệm * Hoạt động 1 : vị trí và quy mô lãnh thổ. Mục tiêu +Kiến thức : HS biết được vị trí địa lí của vùng, ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng +Kĩ năng :xác định vị trí địa lí lãnh thổ trên bản đồ. -Hình thức hoạt động : cá nhân. Yêu cầu : dựa vào thông tin trong SGK và hình 31.1. sXác định giới hạn vị trí của vùng ? Cho biết ý nghĩa vị trí Đông nam Bộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. (Đông nam Bộ có vị trí đặc biệt :vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế –xã hội của vùng.) sCho biết quy mô lãnh thổ của vùng. Hoạt động 2 : Điều kiện tự nhiên. -Mục tiêu : +Kiến thức :HS biết những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội vùng. +Kĩ năng :phân tích bản đồ, bảng thông tin để khai thác kiến thức. -Hình thức tồ chức : hoạt động nhóm (hoặc cặp) Yêu cầu: quan sát hình 31.1, bảng 31.1 và thông tin trong SGK,hãy trả lời các vấn đề sau : sĐặc điểm nổi bật về địa hình của vùng ? Đánh giá giá trị kinh tế của địa hình. sVùng có kiểu khí hậu gì ? Đánh giá ảnh hưởng khí hậu đến nông nghiệp vùng. sVùng có các loại đất nào ? Loại đất nào chiếm diện tích lớn.Cho biết giá trị nông nghiệp của đất trong vùng. sCho biết các tài nguyên biển của vùng. Nêu khả năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, giá trị kinh tế của Côn Đảo đến sự phát triển kinh tế vùng. Gợi ý : nêu giá trị vị trí, tài nguyên (khoáng sản, thủy sản ) giá trị về du lịch. sVùng có các tài nguyên khoáng sản nào ? Phân bố ở đâu ? Giá trị kinh tế các tài nguyên này. Hoạt động 3 : dân cư xã hội trong vùng. +Kiến thức :HS nắm được đặc điểm về cư trú, lao động , chất lượng cuộc sống của dân cư vùng. +Kĩ năng : khai thác thông tin từ bảng thống kê về các chỉ tiêu phát triển của dân cư-xã hội. -Hình thức tổ chức : thảo luận theo cặp. sYêu cầu :Dựa vào bảng 31.2 và thông tin trong SGK, hãy trình bày tóm tắt về đặc diểm dân cư –xã hội vùng Đông nam Bộ ( chú ý so sánh với mức bình quân cả nước ) - Mật độ dân số, tỉ lệ tăng tự nhiên ? Giải thích. -Chất lượng cuộc sống (thu nhập bình quân, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, thiếu việc làm ở nông thôn, mặt bằng dân trí, tuổi thọ ). -Tỉ lệ dân thành thị ? sVì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng không cao nhưng mật độ dân số trong vùng rất cao so với cả nước ? Cho biết địa phương nào có mật độ dân số rất cao ? ( do thu nhập cao, mức độ đô thị hoá cao, chất lượng cuộc sống cao, sự hình thành nhiều khu công nghiệp mới trong vùng và thành phố Hồ chí Minh tạo sức hút mạnh với lao động nhập cư từ các nơi trong cả nước.) 1- Vị trí địa trí và quy mô cuả lãnh thổ : -Diện tích vùng :23550km2. -Dân số : 10,9 triệu người (2002) -Vị trí : giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ về phía đông, Đồng bằng sông Cửu Long ờ phía tây, Cam Puchia ở phía bắc và biển đông về phía đông nam. Đông nam Bộ có vị trí đặc biệt :vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế –xã hội của vùng. Tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế. 2-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : -Địa hình : đồi núi thấp bề mặt thoải.Độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. -Khí hậu : cận xích đạo nóng ẩm à cây trồng phát triển quanh năm. Sông ngòi : sông Đồng Nai, có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt Tài nguyên : + Đất : đất bazan, đất xám phát triển cây công nghiệp. + Rừng : không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch, và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng. + Biển :biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí. Khó khăn trên đất liền ít khoáng sản. 3-Đặc điểm dân cư xã hội : Dân đông, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong những thành phố đông dân nhất cả nước. Thuận lợi :Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộmh lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động. Khó khăn : lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng. Củng cố : -Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam bộ? -Vì sao Đông Nam bộ có sức thu hút mạnh đối với lao động cả nước ? Năm 1995 2000 2002 Nông thôn (%) Thành thị (%) -Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ cột chồng : trước hết phải xử lí số liệu ra % dạng cơ cấu dân số thành thị và nông thôn . Dặn dò : Học sinh học bài làm bài tập số 3 Chuẩn bị bài 32 Tiết 36 Bài 32 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( TIẾP THEO) I-Mục tiêu : -Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữa vai trò quan trọng.Bêncạnh những thuận lợi , các ngành này cũng có nhữngkhó khăn, hạn chế nhất định. -Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu côngnghệ cao , khu chế xuất. -Kĩ năng: kết hợp tốt kênh hình, chữđể phân tích nhận xét. II- Trọng tâm bài : Sự phát triển và phân bố nông nghiệp , công nghiệp. III- Thiết bị dạy học : -Lược đồ kinh tế Việt nam. -Lược đồ vùng Đông nam bộ. IV- Tiến trình lên lớp : 1-Kiểm trabài cũ : -Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam bộ? -Vì sao Đông Nam bộ có sức thu hút mạnh đối với lao động cả nước ? 2- Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung Hoạt động 1 : công nghiệp -Mục tiêu: +Kiến thức :HS biết được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế quan trọng của công nghiệp trong vùng. +Kĩ năng : khai thác kiến thức qua lược đồ, bảng thống kê số liệu, thông tin trong sách giáo khoa. -Hình thức tổ chức : hoạt động nhóm Yêu cầu: Quan sát bảng 32.1 trong sách giáo khoa. sNhận xét về cơ cấu GDP của vùng Đông nam Bộ so với cả nước ? Cơ cấu này biểu hiện nền kinh tế vùng có mức độ phát triển như thế nào ? Quan sát lược đồ hình 32.2 trong sách giáo khoa: sNhận xét về cơ cấu công nghiệp vùng có thế mạnh ở ngành sản xuất nào ? Giải thích . sKể tên các trung tâm công nghiệp và cho biết các ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn. Giải thích về sự phân bố các ngành công nghiệp ở từng trung tâm. sVì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh . (vị trí, nguồn lao động, sức mua thị trường,tay nghề kĩ thuật, cơ sở hạ tầng là các yếu tố thu hút sự tập trung sản xuất công nghiệp.) sSự phân bố tập trung các trung tâm công nghiệp Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu tạo ra những thuận lợi gì trong sản xuất và đồng thời gây ra những vấn đề gì cho môi trường ? GV nên chia mỗi câu hỏi cho 1 nhóm thảo luận để giải quyết. GV chốt ý : Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ với công nghiệp –xây dựng chiếm tỉ trọng cao, nông lâm ngư nghiệp có tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP. Sản xuất công nghiệp với cơ cấu đa dạng tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng tàu.Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng là thế mạnh của vùng. Hoạt động 2 : nông nghiệp. -Mục tiêu : +Kiến thức :HS biết được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế quan trọng của nông nghiệp vùng. +Kĩ năng : khai thác kiến thức qua lược đồ, bảng thống kê số liệu, thông tin trong sách giáo khoa. -Hình thức tổ chức : hoạt động cá nhân (cặp) Yêu cầu : Quan sát lược đồ 32.2 và bảng 32.2 trong sách giáo khoa, cho biết sNhóm cây trồng nào được phát triển chủ yếu ở vùng Đông nam Bộ ? sCao su được trồng ở các địa phương nào ? sGiải thích vì sao cao su được chú trọng trồng nhiều ở vùng Đông nam Bộ ? (cao su là cây ưa khí hậu nóng quanh năm, ít gió và phát triển tốt trên đất badan và đất xám ) sVùng lúa được trồng ở khu vực nào ? sCho biết vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng. sNgành chăn nuôi và thủy sản trong vùng phát triển ra sao ? GV chốt ý : Đông nam bộ là vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp quan trọng trong cả nước đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp khác : càphê, điều, các loại cây công nghiệp ngắn ngày lạc, đậu tương , mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển. IV- Tình hình phát triển kinh tế: Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ với công nghiệp –xây dựng chiếm tỉ trọng cao, nông lâm ngư nghiệp có tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. 1- Công nghiệp : -Tăng trưởng nhanh. -Sản xuất công nghiệp với cơ cấu đa dạng : khai thác dầu khí,hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng tàu . Khó khăn của công nghiệp hiện nay là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang suy giảm. 2-Nông nghiệp : Đông nam bộ là vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp quan trọng trong cả nước đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp khác : càphê, điều, các loại cây công nghiệp ngắn ngày lạc, đậu tương , mía, thuốc lá, cây ăn qủa cũng được chú ý phát triển. Ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm được chú ý phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Củng cố : - Công nghiệp vùng Đông Nam bộ có cơ cấu khác với đồng bằng sông Hồng ở đặc điểm nào ? Giài thích. -Dựa vào những điềukiện thuận lợi nào mà Đông Nam bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhất cả nước ? Dặn dò : -Làm bài tập số 3 trong SGK. -Chuẩn bị trước nội dung bài 33 qua việc trả lời các câu hỏi của các bảng số liệu thống kê và biểu đồ. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết : 37 Bài 33 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( TIẾP THEO ) I-Mục tiêu bài học : -Hiểu dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dũng hợp lí nguồn tài nguyên đất, khí hậu, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm. -Kĩ năng : phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề kinh tế của Đông Nam bộ. -Thái độ: tin tưởng về triển vọng phát triển kinh tế địa phương. II- Trọng tâm bài : -Kinh tế dịch vụ . -Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. III-Thiết bị dạy học: -Lược đồ kinh tế Việt nam. -Lược đồ vùng Đông nam bộ. -Bảng thông tin phụ ( thông tin bổ sung ) Tiêu chí Đơn vị 1995 2000 2002 Giá trị %so với cả nước Giá trị %so với cả nước Giá trị %so với cả nước Tổng mức bán lẻ hàng hoá Tỉ đồng 45077,4 35,8 79099,6 34,9 94058 33,1 Số lượng hành khách vận chuyển Triệu lượt 180,6 31,3 244,8 31,3 263,2 30,3 Khối lượng hàng hoá vận chuyển Nghìn tấn 21620 17,1 33087 17,5 38065,7 15,9 Số máy điện thoại Chiếc 238308 31,9 996272 34,3 1598936 28,2 IV- Tiến trình lên lớp : 1-Kiểm tra bài cũ : -Trình bày đặc điểm nền công nghiệp Đông Nam Bộ? Công nghiệp vùng Đông Nam bộ có cơ cấu khác với đồng bằng sông Hồng ở đặc điểm nào. -Dựa vào những điềukiện thuận lợi nào mà Đông Nam bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhất cả nước ? 2- Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung Hoạt động 1 : kinh tế dịch vụ . -Mục tiêu: +Kiến thức :HS biết được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế quan trọng của dịch vụ trong vùng. +Kĩ năng : khai thác kiến thức qua lược đồ, bảng thống kê số liệu, thông tin trong sách giáo khoa. -Hình thức tổ chức : hoạt động nhóm Yêu cầu: Quan sát bảng thông tin phụ ( thay cho bảng 33.1 của sách giáo khoa ) sNhận xét về tổng mức bán lẻ hàng hoá của vùng so với cả nước ? sTỉ trọng % mức bán lẻ của vùng Đông nam Bộ so vơi cả nước có giảm hơn năm 1995 nhưng giá trị bán lẻ trong vùng vẫn tăng hay giảm, giải thích ? (mức bán lẻ của vùng từ 1995 đến 2002 vẫn ở mức cao so với cả nước ? Giá trị bán lẻ của vùng vẫn tăng, nhưng tỉ trọng so với cả nước có giảm chứng tỏ ngành dịch vụ của các vùng khác cũng đang cùng với vùng Đông Nam Bộ có bước phát triển.) sNhận xét về khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước ? Giải thích về việc giảm tỉ trọng % lượng vận chuyển của ngành giao thông vùng so với cả nước ? sDựa vào hình 14.1, cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào ? sNhận xét về tốc độ phát triển và tỉ trọng của ngành bưu chính viễn thông vùng so với cả nước ? s Vì sao dịch vụ du lịch được phát triển mạnh ở vùng Đông Nam bộ ? Kể các tuyến du lịch diễn ra sôi động trong vùng. Quan sát lược đồ 33.1 trong sách giáo khoa. sNhận xét về đầu tư nước ngoài vào vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có sức hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẻ ? (Vùng có các điều kiện : vị trí, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, sức mua cao, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh,dịch vụ phát triển, có các trung tâm công nghiệp chế biến, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.). sĐông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ ? GV chốt ý : Ngành kinh tế dịch vụ đang phát triển mạnh và đa dạng cùng với sự phát triển của công nghiệp. Hoạt động 2 : các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía nam . Mục tiêu : -Kiến thức : HS biết các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng, vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phías Nam trong nền kinh tế nước ta. -Kĩ năng : phân tích bảng thống kê số liệu, biểu đồ, khia thác thông tin trong SGK. -Hình thức tổ chức hoạt động : cá nhân hay cặp. Yêu cầu :Dựa vào lược đồ hình 32.2 cho biết tên và quy mô của các trung tâm kinh tế ở vùng Đông Nam bộ? Dựa vào thông tin và bảng 33.2 trong sách giáo khoa. sCho biết quy mô của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. sVì sao vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nước ? sDựa vào bảng 33.3 .Nhận xét về vị trí vùng trọng điểm kinh tế phía Nam trong 3 vùng kinh tế trọng điểm cả nước ? GV chốt ý : Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ và đối với cả nước. 3- Dịch vụ : Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ : Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển .Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh. Ngành kinh tế dịch vụ đang phát triển mạnh và đa dạng : +Giao thông: TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước. -Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước. V- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. -Trung tâm kinh tế : +TP Hồ Chí Minh:trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước. +TP Biên Hoà:trung tâm công nghiệp , dịch vụ. +TP Vũng Tàu : trung tâm công nghiệp, dầu khí và du lịch. -Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ và đối với cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Củng cố : - Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ. -Hướng dẫn HS cách xử lí số liệu để làm bài tập số 3 trong SGK. Dặn dò: làm bài tập số 3 ở nhà , xem trước yêu cầu nội dung bài thực hành (bài 34 ). Tiết 38 Bi 34 THỰC HNH PHN TÍCH MỘT SỐ NGNH CƠNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I.Mục tiu  Củng cố kiến thức đ học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong qua trình pht triển kinh tế- x hội của vng, lm phong ph hơn khái niệm về vai trị trọng điểm của vùng kinh tế phía nam Rèn luyện khả năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm. Có kĩ năng lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình v knh chữ v lin hệ với thực tiễn. II. Cc thiết bị dạy học - Bản đồ treo tường địa lí tự nhiên hoặc kinh tế - Biểu đồ tự vẽ bài tập số 1 II.Tổ chức dạy hoc 1-Ổn định lớp 2-Kiểm tra bài cũ - Đông Nam bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ? - Tại sao tuyến du lịch từ TPHCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp? 3-Bi mới Hoạt động, thầy và trị Nội dung bổ sung Hoạt động 1: phân tích và vẽ biểu đồ các ngành công nghiệp trọng điểm đông nam bộ. Yu cầu học sinh quan st bảng 34.1 Nêu tên một số ngành công nghiệp trọng điểm ở đông nam bộ? ·Cho biết tên của các ngành công nghiệp trọng điểm, và tỉ trọng của nó so với cả nước là bao nhiêu? Vẽ biểu đồ: trước khi vẽ biểu đồ GV có thể đặc câu hỏi để dẫn đắt học sinh nên chọn biểu đồ nào là thích hợp. Ở bài này thích hợp nhất là hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ cột theo các bước sau: GV gọi một học sinh khá (giỏi) lên bảng vẽ và cả lớp vẽ theo sự hướng dẫn của thầy cô. B1.Vẽ hệ tọa trục tm 0.Trục tung chia thnh 10 đoạn tương ứng 10% mỗi đoạn , đầu mút ghi %. B2:Trục hoành có độ dài hợp lý chia đều 8 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 để làm đáy vẽ cột dầu thô, tương tự cho các ngành kế tiếp. Độ cao của từng cột co số phần % trong bảng thống kê, tương ứng trị số trên trục tung. Trên đầu mỗi cột ghi trị số % tương ứng như trong bảng 34.1 % Lưu ý: HS có thể vẽ biểu đồ thanh ngang.Nếu vẽ biểu đồ thanh ngang, hướng dẫn học HS làm ngươc lại % B3: Nhắc nhở HS ghi tn, ghi ch.. ·Nhận xét biểu đổ đ vẽ, kết luận bằng cch đặt câu hỏi. Hoạt động 2: Trả lời cc cu hỏi SGK (tổ chức thảo luận theo 4 nhĩm) Nhĩm 1: xác định trên bản đồ? Và cho biết ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của vng? Nhĩm 2: Những ngành công nghiệp nào sử dụng nhiều lao động? những ngành công nghiệp này phân bố ở đâu? Nhĩm 3: Những ngành công nghiệp trọng điểm nào địi hỏi kỹ thuật cao? Nhĩm 4:Vai trị vung ĐNB trong phát triển công nghiệp cả nước? Cho cc nhĩm lm việc bổ sung vo phiếu học tập sau : Ngành công nghiệp trọng điểm Sử dụng nguyn liệu sẵn cĩ Sử dụng nhiểu lao động Địi hỏi kĩ thuật cao Khai thc nhin liệu X Thời gian thảo luận của mỗi nhĩm la 5’, sau khi thảo luận xong cac nhĩm trình by.Nhĩm khc đặt câu hỏi Cuối cùng GV củng cố lại kiến thức, nhận xét tiết thực hành - Tại sao ĐNB co vai trị quan trọng trong sự pht triển cơng nghiệp cả nước Củng cố. - GV kiểm tra bi thực hnh của học sinh - nhận xt tiết thực hnh IV.Dặn dị : Học bi Xem bi mớiTiết 39 Tiết 39 Bi 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiu bi học: Sau bi học, HS cần: - Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn cả nước, vị trí thuận lợi ,tài nguyên đất, khí hậu, nước phong phú, đa dạng, người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trong để xây dưng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực - Làm quen với khái niệm chủ động sống chung với lũ ở ĐBSCL - Vận dụng để tạo thành phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐBSCL. II-Trọng tâm bài: đặc điểm tự nhiên và dân cư x hội. III. Đồ dùng dạy học Lược đồ tự nhiên của ĐBSCL Tranh ảnh về ĐBSCL nếu có IV. Tiến trình trn lớp Ổn định lớp Kiểm tra bi cũ Bi mới Hoạt động của thầy và trị Nội dung bi ghi Bổ sung Hoạt dộng 1: Nhận biết vị trí giới hạn của vng (hoạt động cá nhân 5’) -Mục tiu : +Kiến thức:HS biết đồng bằng có vị trí tiếp giáp vùng Đông Nam bộ,và CamPuchia thuận lợi cho sự phát triển kinh tế vùng. +Kĩ năng : phân tích lược đồ và đánh giá giá trị kinh tế của vị trí. -Hình thức hoạt động : cá nhân. Yu cầu :Quan sát lược đồ 35.1và thông tin trong sách GK cho biết quy mô lnh thổ v giới hạn vị trí của vng ? Nu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng trong sự phát triển kinh tế x hội ? Hoạt động 2 : Điều kiện tự nhiên. -Mục tiu: +Kiến thức: HS biết những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế x hội. +Kĩ năng :khai thác kiến thức từ lược đồ, bảng thông tin và thông tin ở kênh chữ trong SGK. -Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm. Yêu cầu : Quan sát lược đồ 35.1 và hình 35.2 trả lời cc vấn đề sau: sVùng có các loại đất nào ? Phân bố ở đâu ? Loại đất nào chiếm diện tích đáng kể. Đánh giá giá trị nông nghiệp của từng loại đất ? Đối với loại đất chua phèn và mặn cần phải cải tạo như thế nào để sử dụng vào trồng trọt? sVng cĩ kiểu khí hậu gì ? Nu ảnh hưởng khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trong vùng. sCho biết trong vùng có các sông nào ? Nêu những thuận lợi và khó khăn do hệ thống sông trong vùng đem lại cho sản xuất nông nghiệp ? Hiện nay vùng đ cĩ những biện php no để vùng khắc phục khó khăn do sơng. sCho biết tên và vị trí các khu vườn quốc gia trong vùng. Cho biết giá trị về mặt kinh tế và môi trường do rừng đem lại. sVùng biển có đặc điểm gì ? Cho biết cc gi trị kinh tế biển của vng. sVề ti nguyn vng cĩ cc ti nguyn no ? sĐiều kiện tự nhin của vng tạo thế mạnh cho vng pht triển ngnh kinh tế no GV chốt ý :vng cĩ đồng bằng phù sa châu thổ tân bồi với địa hình thấp, kh bằng phẳng , khí hậu cận xích đạo với thời tiết tương đối ổn định, nước, sinh vật trên cnv dưới nước rất phong phú và đa dạng tạo ra thế mạnh cho sản xuất lương thực và thực phẩm. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư-xã hội. Yêu cầu :Dựa vào bảng 35.1 trong SGK so sánh các chỉ tiêu dân cư của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước ? -Mật độ dân số ? -Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ? -Tỉ lệ hộ ngho? -Thu nhập bình qun đầu người 1 tháng ? -Chất lượng cuộc sống ? (mặt bằng dân trí,tuổi thọ, tỉ lệ dân thành thị? GV chốt ý :dn cư trong vùng cần cù , linh hoạt có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, tuy nhiên một bộ phân dân cư cịn nhiều khĩ khăn, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện . I. Vị trí địa lý, giới hạn lnh thổ -Diện tích :39734 km2. -Dân số :16,7 triệu người. Phía Bắc gip Campuchia Phía ty gip Vịnh Thi Lan Phía đông nam là biển đông Phía đông bắc giáp biển đông Vị trí vùng là 1 bộ phận của đồng bằng sông Mekong, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, gần với vùng kinh tế năng động Đông Nam bộ. Thuận lợi giao lưu kinh tế trn đất liền v biển với cc nước. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ĐBSCL có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp: Có vị trí thuận lợi, khí hậu cận xích đạo giĩ ma nĩng ẩm quanh năm, đồng bằng rộng lớn v kh bằng phẳng, đất ph sa chu thổ, sơng m kong đem lại nguồn lợi lớn về ph sa v thuỷ sản, hệ thống knh rạch chằng chịt thuận lợi giao thơng thuỷ bộ v nuơi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong ph, đa dạng. Biển v hải đảo cĩ nguồn hải sản phong ph, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đnh bắt v nuơi trồng thuỷ sản. Cần khắc phục những khó khăn do lũ gây ra ở ĐBSCLvo ma mưa, thiếu nước ngọt trong ma khơ.Diện tích đất nhiễm mặn v đất phn cịn kh lớn cần được cải tạo. III. Đặc điểm dân cư - x hội: Dân cư trong vng cần c , linh hoạt cĩ nhiều kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp hng hố, thị trường tiu thụ lớn. Tuy nhiên một bộ phân dân cư cịn nhiều khĩ khăn, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện . Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nng cao mặt bằng dn trí, xy dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị Củng cố: Nêu những thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - x hội ở ĐBSCL. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL ? Nêu những đặc điểm dân cư – X hội ở ĐBSCL ? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển nông thôn ? IV. Dặn dị Học bi Xem bi mới Tiết 40 Bài 36 : VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp ) I-Mục tiêu bài học :

File đính kèm:

  • docDia ly 9 HKII.doc
Giáo án liên quan