I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Sau bài học học sinh cần:
-Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế tiến bộ nhất trong cả nước, đồng thời cũng hiểu được những hạn chế của vùng, từ đó suy nghĩ biện pháp khắc phục.
-Nắm được các khái niệm như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
2.Kỹ năng:
-Khai thác các bảng số liệu, lược đồ, bản đồ, kênh chữ trong SGK để phân tích, nhận xét các vấn đề quan trọng của vùng.
-Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất.
3.Thái độ:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Bài 32: Đông Nam Bộ ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 36
Ngày dạy: 08.1.10 Bài: 32
ĐÔNG NAM BỘ ( tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Sau bài học học sinh cần:
-Hiểu được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế tiến bộ nhất trong cả nước, đồng thời cũng hiểu được những hạn chế của vùng, từ đó suy nghĩ biện pháp khắc phục.
-Nắm được các khái niệm như khu công nghệ cao, khu chế xuất.
2.Kỹ năng:
-Khai thác các bảng số liệu, lược đồ, bản đồ, kênh chữ trong SGK để phân tích, nhận xét các vấn đề quan trọng của vùng.
-Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất.
3.Thái độ:
-Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2.Chuẩn bị:
a. Giáo viên: -Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ.
b. Học sinh: -Tranh ảnh các nhà máy, công trường, trang trại ở Đông Nam Bộ.
III. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan
-Hình thức tổ chức: cặp – cá nhân
IV.Tiến trình:
1. Oån định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập
2. Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế – xã hội rất năng động (7 điểm)
? Địa điểm du lịch lịch sử của vùng Đông Nam Bộ hiện nay:
a. Bến cảng Nhà Rồng-Nhà tù Côn Đảo-Địa đạo Củ Chi.
b. Tòa đô chính Sài Gòn-Nhà thờ Đức Bà Phi cảng Tân Sơn Nhất- Tòa Thánh Cao Đài.
c. Trại giam Phú Thọ, khám Chí Hòa, nhà tù Côn Đảo.
d. Cả b + c đúng (3 điểm)
-Do kết quả khai thác tổng hợp lợi thế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như đặc điểm dân cư và xã hội.
Câu a
3. Giảng bài mới:
Khởi động:
Bài học trước đã cho ta biết Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động. Nhưng sự năng động ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp chúng ta chưa rõ. Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu cặn kẽ về điều này
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cặp
? Dựa vào bảng 32.1 –so sánh cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ với cả nước. Rút ra nhận xét.
Gợi ý: Xác định ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ rồ so sánh với cả nước. So sánh với ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ trước ngày giải phóng.
Địa diện HS phát biểu. GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: cá nhân
HS quan sát H 32.1:
-Kể tên các ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
-Sắp xếp và xác định các trung tâm công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến bé.
-Nhận xét sự phân bố công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Chỉ định HS lên phát biểu, chỉ bản đồ.
GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung những khó khăn mà ngành công nghiệp Đông Nam Bộ đang gặp phải: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, ô nhiễm môi trường
GV chuyển ý: Công nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ trong vùnh mà còn đóng góp một tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế cả nước. Còn nông nghiệp thì sao?
Hoạt động 3: Cả lớp
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, bàng số liệu thống kê, SGK lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây:
-Nhìn vào H 32.1 hãy nêu tên các loại cây trồng chính ở Đông Nam Bộ và nêu nhận xét về sự phân bố của chúng.
-Dựa vào bảng 32.2, em hãy:
+Nhận xét tình hình phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ?
+Tại sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
-Nêu một số nét chính về ngành chăn nuôi của vùng?
GV chuẩn xác và bổ sung kiến thức
-Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ vì:
+Vùng có lợi thế về thổ nhưỡng (đất xám, đất phù sa cổ), khí hậu (nóng ẩm quanh năm), địa hình (tương đối bằng phẳng), chế độ gió (ôn hòa), người dân có nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su, thị trường
-Ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.
GV yêu cầu cả lớp nhìn lên bản đồ trên bảng rồi vừa xác định Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An, vừa giải thích tầm quan trọng của hai hồ chứa nước đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng.
GV nêu một số ý chính về chăn nuôi.
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Công nghiệp
-Có vai trò rất quan trọng chiếm hơn một nữa cơ cấu kinh tế vùng.
a. Cơ cấu: Đa dạng, gồm nhiều ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu hàng tiêu dùng.
b. Phân bố: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
2. Nông nghiệp
Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng nhất nước, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả.
-Chăn nuôi gia cầm, gia súc theo phương pháp công nghiệp.
-Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
4. Củng cố và luyện tập:
? Trả lời câu hỏi 2 SGK/120
? Ngành nào sau đây biểu hiện thế mạnh kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ
a. Khai thác dầu khí c. Hàng Hải, du lịch
b. Thể thao, giải trí d. Thông tin thương mại
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 32.
-Chuẩn bị bài 33: “Vùng Đông Nam Bộ ” (tiếp theo)
? Chứng minh được khu vực dịch vụ Đông Nam Bộ rất phát triển so với cả nước.
? Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước.
V.Rút kinh nghiệm
1/Nội dung:
+Ưu điểm: +Tồn tại:..
CHướng khắc phục.
2/Phương pháp:
+Ưu điểm:..
+Tồn tại:
CHướng khắc phục
3/Hình thức tổ chức
+Ưu điểm:
+Tồn tại:
CHướngkhắc phục
File đính kèm:
- Dia 9 bai 32.doc