Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây. Sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

MỤC TIÊU: HS rèn kĩ năng:

1- Kiến thức: Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu (tính cơ cấu %)

Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.

Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 10 - Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây. Sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 / TIẾT 10 SOẠN NGÀY: 17 / 9 / 2008. DẠY NGÀY: 19 / 9 / 2008. BÀI 10 THỰC HÀNH I- MỤC TIÊU: HS rèn kĩ năng: 1- Kiến thức: Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu (tính cơ cấu %) Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng. Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích. II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính 2. Phấn màu các loại, bảng phụ (bút dạ màu) III- TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG: 1- Kiểm cũ (5’) Nêu đặc điểm ngành lâm nghiệp Nêu các vùng phân bố rừng chủ yếu nước ta. Xáx định các tỉnh trọng điểm có nghề cá phát triển Kiểm tra bài tập 3 – Trang 38 2- Bài mới:  Bài tập 1 HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ - KẾT LUẬN  yêu cầu HS đọc nội dung -bài tập 1 – SGK – Trang 38 a- GV hướng dẫn HS lập bảng số liệu các em đã xử lí ở nhà -GV chuẩn lại kiền thức và ghi bảng Năm Loại cây 1990 2002 -Tổng số -Cây lương thực -Cây công nghiệp -Cây thực phẩm, cây ăn quả 100,0 74,7 13,3 15,4 100,0 64,8 18,2 16,9 b- Vẽ biểu đồ cơ cấu : Hướng dẫn HS vẽ 2 hình tròn có bán kính : R1= 20 mm; R2=24 mm Tiến hành : -Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu -Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng -Vẽ đến đâu, dùng các đường nét khác nhau để thể hiện phân biệt các kí hiệu trong biểu đồ -Thiết lập bảng chú giải GV hướng dẫn c- Nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây -Cây lương thực: Diện tích gieo trồng tăng 6474,6 (1990) lên 8320,3 (2002); tăng 1847,7 nghìn ha * Nhưng tỉ trọng giảm : Giảm từ 71,6% (1990) xuống 64,8% (2002) -Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọngcũng tăng tử,3% lên 18,3% -Cây ăn quả : Diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng từ 15,1% lên 16,9%  Bài tập 2: -Cho bảng số liệu: a- tính tốc độ phát triển đàn trâu , bò, lợn , gia cầm, lấy năm 1999 = 100% - HS nhắc lại cách tính b- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường * Trục tung biểu thị % có vạch ghi trị số lớn hơn trị số trong chuỗi số liệu (182,6%) +Có mũi tên theo chiều tăng giá trị, ghi đơn vị tính % +Gốc tọa độ lấy điểm 0 *Trục hoành (Năm) , có mũi tên ghi chiều tăng của năm +Gốc tọa độ trùng với năm gốc(1990) +Trong biểu đồ, các khoảng cách năm là bằng nhau (5 năm). Riêng tu72 2000 – 2002 = 2 năm ** Lưu ý HS : Nếu khoảng cách năm không đều thì khoảng cách các đoạn biểu diễn trên trục hoành cũng có độ dài không đều tương ứng c- Vẽ các dồ thị :Có thể vẽ các đồ thị biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc bằng các đường nét liền, nét đứt khác nhau. d- Chú giải: -Trình bày riêng thành bảng chú giải -Hoặc ghi trực tiếp vào các đường biểu diễn * Chú ý : GV vẽ biểu đồ lấy gốc tọa độ trị số 80% vào bảng phụ. Sau khi hướng dẫn HS quan sát lấy tọa độ gốc là 0 thì tọa độ 80% rõ ràng hơn tọa độ 0 äNhận xét và giải thích: Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. - Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh - Do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi - Hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình b- Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng, chủ yếu nhờ cơ giới hóa trong nông nghiệp nên sức kéo trâu bò giảm. Nhưng đàn bò được chú ý chăn nuôi để cung cấp thịt và sữa ** Hướng dẫn học ở nhà (3’) - Hoàn chỉnh vẽ biểu đồ. - Xử lí lại bảng số liệu 10.1;10.2 - Đọc trước bài 11. Tóm tắt kiến thức từng đề mục NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ .........................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDIA9_TIET10.doc
Giáo án liên quan