Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Tuần 19 - Bài 31: Vùng đông nam bộ

1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế – xã hội.

- Biết vùng ĐNB có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất ba dan, tài nguyên biển.

- Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, việc bảo vệ môi trường trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng.

 2. Kĩ năng: - X/định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Phân tích các bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên, hoặc atlat địa lí Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.

 

doc96 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Tuần 19 - Bài 31: Vùng đông nam bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II Ngày soạn: 1/1/2012 Tiết thứ: 36 Tuần thứ: 19 Bài 31: vùng đông nam bộ A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế – xã hội. - Biết vùng ĐNB có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất ba dan, tài nguyên biển. - Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, việc bảo vệ môi trường trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng. 2. Kĩ năng: - X/định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. - Phân tích các bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên, hoặc atlat địa lí Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng. - Phân tích các bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư, xã hội của vùng. - Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. - Một số hình ảnh về tự nhiên, dân cư và xã hội ở ĐNB. 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài. - átlát, sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. C. Phương pháp: - Phương pháp quan sát trao đổi - thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: - Trong thời gian dạy bài mới. 3. Bài mới. GV. Là một vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, ĐNB có nhiều thuận lợi với tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác , có vị thế quan trọng đối với cả nước và khu vực. Để có hiểu biết về ĐNB, bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng và vì sao ĐNB lại có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. HĐộng của GV và HS Nội dung GV. Dùng bản đồ tự nhiên vùng kinh tế ĐNB và ĐBSCL giới thiệu vùng kinh tế ĐNB. ? Dựa vào H31.1 và nội dung SGK cho biết ĐNB gồm mấy tỉnh? Diện tích? Dân số? HĐ1. Mục đích: - Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. * HĐộng nhóm/ cặp. ? Dựa vào H31.1 Hãy xác định ranh giới của vùng trên đất liền và các đảo và quần đảo trên bản đồ tự nhiên? HS. lên bảng xác định trên lược đồ. ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng? GV. Vùng nằm vĩ độ thấp (Dưới 120B) ít bão và gió phơn... - Vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp lớn nhất nước ta. Giữa các vùng có tài nghuyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản thuỷ năng phong phú. - Biển Đông – tiềm năng kinh tế biển lớn. - Trung tâm khu vực ĐNá. ? Từ thành phố HCM, với khoảng 2h bay chúng ta có thể tới hầu hết thủ đô của các nước trong khu vực ĐNá. Điều đó cho thấy lợi thế gì của ĐNB? GV. dùng bản đồ khu vực ĐNá phân tích vị trí của TP HCM với thủ đô các nước trong khu vực. * Các tỉnh, thành phố: TP HCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. + Diện tích: 23550 km2. + Dân số: 10,9 tr người (năm 2002). I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. + Tây Bắc giáp Cămpuchia + Bắc & Đông Bắc giáp Tây Nguyên & Duyên hải NTB. + Tây & Nam kề Đồng bằng Sông Cửu Long. + Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. * ý nghĩa: - Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển đông giàu tiềm năng. - Là đầu mối giao lưu kinh tế XH của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông. HĐ2. Mục đích: - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội. * HĐộng nhóm. GV. Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. * Nhóm 1, 3: Dựa vào B31.1 & H31.1 kết hợp với nội dung kênh chữ , cho biết đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của ĐNB? (GV gợi ý: điều kiện tự nhiên gồm: địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật). * Nhóm 2, 4: Dựa vào B31.1 và H31.1 giải thích vì sao ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? (GV gợi ý: dựa vào tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên du lịch biển, giao thông vận tải biển). * Nhóm 5, 6: Nêu những khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của ĐNB? Biện pháp khắc phục? HS. Đại diện các nhóm báo cáo kquả - HS nhóm khác nxét bổ sung – GV chuẩn xác trên lược đồ- HS ghi ndung. GV. - Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. đất tự nhiên ở ĐNB: 2345,5 nghìn ha (trong đó 60% đang sử dụng để sx nông nghiệp, 28% đất lâm nghiệp, 8,5% đất chuyên dụng, 2,0% đất thổ cư và 7,2% đất chưa sử dụng). Đây là vùng có mức độ sử dụng đất cao so với tỉ lệ chung của cả nước, điều đó nói lên trình độ phát triển khá mạnh và mức độ thu hút tài nguyên đất vào sxuất và đời sống. ? Xác định trên bản đồ các sông: Đồng Nai, Sài Gòn, S.Bé? nêu vai trò của hệ thống sông Đồng Nai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐNB? HS. - Lên bảng xác định trên bản đồ và trình bày vai trò của hệ thống sông Đồng Nai: có tầm quan trọng đặc biệt cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, sinh hoạt cho vùng ĐNB. ? Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB? HS. - Rừng và nước là hai nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững. - Rừng ở ĐNB không còn nhiều, do đó việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn ở đây là rất quan trọng. - Mặt khác quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã và đang làm ô nhiễm các dòng sông ở ĐNB (đặc biệt là phần hạ lưu). Vì vậy hạn chế ô nhiễm nước ở các dòng sông ở ĐNB là việc làm cấp thiết đối với ĐNB. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. * Đặc điểm: Độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, giàu tài nguyên. 1. Thuận lợi: + Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: - Vùng đất liền: địa hình thoải, tiềm năng lớn về đất. Có 2 loại: Chủ yếu là đất ba dan & đất xám, khí hậu xích đạo nóng ẩm thuận lợi trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Vùng biển: biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí. Thuận lợi cho khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển phát triển. + Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu. 2. Khó khăn: - Trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. 3. Biện pháp: - Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản một cách hợp lí và hiệu quả. - Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường đất liền và môi trường biển. HĐ3. Mục đích: - Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ; tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế – xã hội. * HĐộng nhóm/cặp. ? Nhắc lại - Dân số của ĐNB? Tỉ lệ dân thành thị ? HS. Dân số: 10,9 triệu người (2002), tỉ lệ dân thành thị 55,5 % (cả nước là 23,6%). ? Dựa vào SGK và H31.1 nhận xét về tình hình đô thị hoá của vùng ĐNB và những tác động tiêu cực của tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp tới môi trường? HS. Là vùng đông dân có lực lượng lao động dồi dào, có thị trường tiêu dùng rộng lớn, tốc độ đô thị hóa cao cho thấy công nghiệp phát triển mạnh Nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề - ô nhiễm môi trường do khai thác vận chuyển dầu. ? Căn cứ vào B31.2/115, hãy nhận xét tình hình dân cư xã hội ở vùng ĐNB so với cả nước? GV. gợi ý: - So sánh các chỉ tiêu của ĐBSCL với cả nước, sắp xếp thành 2 nhóm chỉ tiêu; nhóm khá hơn và nhóm kém hơn so với cả nước, sau đó rút ra nhận xét tổng quát. HS. * Nhóm chỉ tiêu cao hơn so với cả nước: + Mật độ dân số : 434 người/km2 + Thu nhập bình quân đầu người: 527,8 nghìn đồng/ tháng. + Tuổi thọ trung bình: 72,9 năm + Tỉ lệ dân thành thị: 55,5% + Tỉ lệ người lớn biết chữ: 92,1% * Nhóm chỉ tiêu thấp hơn so với cả nước: + Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị : 6,5%. + Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn: 24,8%. * Nhận xét: Tình hình dân cư – xã hội của ĐNB phát triển, nhiều chỉ tiêu tích cực cao hơn so với cả nước. Là vùng có mức sống cao, thu hút lao đông của cả nước. ? Tìm hiểu và trình bày tóm tắt những di tích tự nhiên lịch sử văn hóa có giá trị lớn để phát triển du lịch? HS. - Có nhiều di tích lịch sử văn hóa: Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo, Dinh Độc Lập - Vườn quốc gia: Cát Tiên, Lò-gò Xa-mátKhu dự trữ sinh quyển của thế giới: Rừng Sác (Cần Giờ). - Bãi biển đẹp: Vũng Tàu III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Đặc điểm: - Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; TP HCM là 1 trong những thành phố đông dân nhất cả nước. - Thuận lợi: - Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. - Dân cư – xã hội phát triển, mức sống cao, là nơi thu hút mạnh mẽ lao động của cả nước. - Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. 4. Củng cố. HS đọc ghi nhớ SGK/ 115. ? Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? *GV. định hướng: - Các chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội quan trọng ở ĐNB đều cao hơn mức TB. - Do sức ép dân số nên số người thất nghiệp, thiếu việc làm của cả nước tăng. Vì vậy họ đổ về ĐNB để kiếm việc làm với hy vọng có thu nhập khá hơn. - Làm việc ở ĐNB: lao động có tay nghề được nhận lương cao, lao động giản đơn chưa qua đào tạo có thu nhập thấp. - Tuy nhiên bản thân ĐNB cũng gặp khó khăn về vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, chỉ số này có thấp hơn cả nước chút ít. Song đào tạo lao động tại chỗ là việc làm cấp thiết đối với ĐNB. 5. Hướng dẫn về nhà: * Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau: - Học bài, hoàn thành các bài tập trong vở bài tập- tập bản đồ. GV. Hướng dẫn làm bài tập số 3/sgk116: Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình cột chồng: cần xử lí số liệu ra % (số liệu tương đối). Thành thị + Nông thôn =100%, vậy Thành thị = (Số dân thành thị x 100%)/tổng số dân; Nông thôn = (số dân nông thôn x 100%)/ tổng số dân. Ví dụ: - năm 1995: Dân số Thành thị = Dân số Nông thôn = - Chuẩn bị cho giờ sau: đọc và trả lời các câu hỏi trong Bài 32/116. E. Rút kinh nghiệm: - Về kiến thức:. - Về phương pháp:... - Về hiệu quả bài dạy:.. - Về chuẩn bị bài của HS:.... Ngày soạn: 7/1/2012 Tiết thứ: 37 Tuần thứ: 20 Bài 32: vùng đông nam bộ (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế công, nông nghiệp của vùng ĐNB. - Công nghiệp: + Khu công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. + Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng. + Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm. + Tên các trung tâm công nghiệp lớn. - Nông nghiệp: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta (tên một số cây công nghiệp chủ yếu và phân bố). 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích lược đồ, bảng số liệu thống kê để biết được tình hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, biết kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. - Một số hình ảnh về hoạt động kinh tế ở ĐNB. 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài. - átlát, sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. C. Phương pháp: - Phương pháp phân tích lược đồ, ảnh địa lí. - Phương pháp trao đổi thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: ? Xác định vùng kinh tế ĐNB trên bản đồ? Trình bày những thuận lợi về ĐKTN để ĐNB có thể phát triển một nền kinh tế vững mạnh? - Đáp án: - HS xác định đúng ranh giới vùng kinh tế ĐNB, kết hợp chỉ bản đồ để trình bày những thuận lợi về ĐKTN của vùng. + Vùng đất liền: địa hình thoải, đất xám, đất ba dan, khí hậu xích đạo nóng ẩm thuận lợi trồng cây công nghiệp. + Vùng biển: biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí. Thuận lợi cho khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển. 3. Bài mới. GV. Với những thuận lợi trên, ĐNB đã tận dụng để phát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 32. HĐộng của GV và HS Nội dung HĐ1. Mục đích: - Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế công nghiệp của vùng ĐNB. * HĐộng nhóm/ cặp. ? Dựa vào nội dung kênh chữ mục 1, cho biết cơ cấu sản xuất công nghiệp trước và sau giải phóng (1975) ở ĐNB có gì thay đổi? HS. - Trước 1975: CN phụ thuộc vào nước ngoài, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp. -Sau 1975 đến nay: CN chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP, cơ cấu cân đối, đa dạng. ? Dựa vào bảng 32.1, so sánh tỉ trọng CN - XD trong cơ cấu kinh tế của vùng và với cả nước? HS. - Chiếm >1/2 tỉ trọng cơ cấu k/tế vùng và >1,5 so với cả nước. ? Tỉ trọng đó nói lên điều gì? HS. - CN là thế mạnh của vùng, cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng với các ngành CN quan trọng: Khai thác dầu, Hóa dầu, Cơ khí, Điện tử, Công nghệ cao. CBLTTP xuất khẩu, Hàng tiêu dùng. ? Dựa vào H32.2 hãy nhận xét sự phân bố CN ở ĐNB? (Tập trung ở đâu? Gồm những ngành quan trọng nào?) HS. Lên bảng xác định trên bản đồ -Tập trung ở 3 trung tâm: TPHCM, Vũng Tàu, Đồng Nai. - Gồm các ngành: (HS xác định cụ thể các ngành CN của từng trung tâm trên bản đồ) ? Vì sao sản xuất CN chủ yếu tập trung ở TPHCM? HS. -Vị trí thuận lợi, TP HCM là trung tâm của vùng. - Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao. - Cơ sở hạ tầng phát triển. - Chính sách phát triển luôn đi đầu. GV. ở thành phố HCM chính sách đầu tư, phát triển luôn được ưu tiên: giảm thủ tục hành chính trong kinh doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài, thực hiện chuyển giao công nghệ ? Tuy nhiên sự phát triển CN ở ĐNB vẫn còn gặp không ít khó khăn trở ngại. Hãy chỉ ra những khó khăn đó? Và nêu biện pháp khắc phục? HS. Thảo luận nhóm theo bàn trả lời: - Khó khăn: + Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển năng động của vùng. + Lực lượng LĐ tại chỗ chưa p/triển về lượng và chất. + Công nghệ chậm đổi mới. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. - Biện pháp khắc phục: + Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, đào tạo lao động tại chỗ. + Chú ý vấn đề xử lí chất thải CN, rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường. IV. Tình hình phát triển kinh tế. 1. Công nghiệp. + Khu công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm 59,3%) trong GDP của vùng. + Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng. + Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm. - CN tập trung ở 3 trung tâm: TP HCM (50%), Biên Hòa (Đồng Nai), Bà Rịa-Vũng Tàu. HĐ2. Mục đích: - Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng ĐNB. * HĐộng nhóm. ? Quan sát Bảng 32.2 cho biết tình hình sản xuất cây CN lâu năm của ĐNB? HS. - Chủ yếu trồng cây CN lâu năm với diện tích lớn, phân bố rộng khắp ở ĐNB (gồm: Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều) ? Cây CN hàng năm phát triển như thế nào? HS. - Rất phát triển, là thế mạnh của vùng. (gồm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá) ? Ngoài cây CN, ĐNB còn có thế mạnh về loại cây gì? HS. - Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng,với các loại cây: sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa HS thảo luận nhóm các nội dung sau: ? Vì sao cây CN được trồng nhiều ở ĐNB? ? Cây CN lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất? vì sao cây CN đó được trồng nhiều ở vùng này? ? Tác dụng của cây Cao su? Cây Cao su còn được trồng ở vùng nào? HS. Thảo luận nhóm bàn, mỗi dãy thảo luận một nội dung. Sau đó cử đại diện trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn: HS. * Cây CN được trồng nhiều ở ĐNB vì: + ĐNB có thế mạnh về thổ nhưỡng (đất xám, đất ba dan), về khí hậu (cận xích đạo nóng ẩm). + Người dân ĐNB có tập quán và kinh nghiệm s/xuất cây CN. + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định * Cây Cao su là cây CN chiếm dện tích lớn nhất (281,3 nghìn ha vào năm 2002). * Cây Cao su được trồng nhiều ở ĐNB vì ĐNB có lợi thế đặc biệt về thổ nhưỡng (đất xám, đất đỏ), khí hậu nóng quanh năm, địa hình thoải, chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với cây Cao su (cây Cao su không ưa gió mạnh). * Tác dụng của cây Cao su: + Mủ cao su: sản xuất xăm lốp ôtô, xe máy,đệm. + Gỗ cây cao su: sản xuất đồ dùng nội thất * Cây Cao su còn được trồng ở Tây Nguyên, Duyên hải NTB, BTB. GV. - Cây cao su được đưa vào trồng ở ĐNB từ đầu thế kỉ 20, người dân ĐNB có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật, lại có nhiều cơ sở chế biến, quan trọng hơn cả là có thị thường tiêu thụ rộng lớn và ổn định: Trung Quốc, Bắc Mĩ và EU. ? Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi của vùng? HS. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. - Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng được chú trọng. ? Việc chăn nuôi của vùng cần phải chú ý điều gì? HS. - Gia súc, gia cầm: cần chú ý ngăn ngừa dịch bệnh lở mồm long móng, cúm H5N1 (Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho vi rút phát triển) - Nuôi trồng thủy hải sản: chú ý vấn đề giống, kế hoạch sản xuất - Đánh bắt thủy hải sản: chú ý vấn đề dự báo thời tiết ? Xác định hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) và hồ Trị An (Đồng Nai) trên bản đồ? Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng ĐNB? HS. - Lên bảng xác định trên bản đồ và trình bày vai trò của hai Hồ theo ý hiểu. GV. - Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninhvà huyện Củ Chi của TPHCM. - Hồ Trị An (Đồng Nai): ngoài chức năng chính là điều tiết nước cho nhà máy thủy điện Trị An (công suất 400 MW), hồ còn góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp: trồng cây CN; các khu CN và đô thị của tỉnh Đồng Nai. 2. Nông nghiệp. a. Trồng trọt. - Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. - Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta Gồm: + Cây CN lâu năm: Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều + Cây CN hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá - Ngoài ra cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng, với các loại cây: sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa b. Chăn nuôi. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. - Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng được chú trọng. 4. Củng cố: HS. Đọc ghi nhớ sgk(120). ? Xác định các ngành CN trong ba trung tâm kinh tế của ĐNB? - HS lên bảng xác định trên bản đồ. 5. Hướng dẫn về nhà: * Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau: Về nhà học bài làm các BT trong sgk, vở BT. *GV. Hướng dẫn làm bài tập số 3/sgk120: Vẽ biểu đồ hình tròn, vẽ bắt đầu từ tia 12h lần lượt theo sự xuất hiện của các đại lượng. - Chuẩn bị cho giờ sau: đọc và trả lời các câu hỏi trong Bài 33/116. E. Rút kinh nghiệm: - Về kiến thức:. - Về phương pháp:... - Về hiệu quả bài dạy:.. - Về chuẩn bị bài của HS:.... Ngày soạn: 15/1/2012 Tiết thứ: 38 Tuần thứ: 21 Bài 33 : vùng đông nam bộ (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế ngành dịch vụ của vùng. - Hiểu được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế: Thành phố HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐNB. - Đọc và phân tích bảng số liệu, lược đồ. - Sử dụng átlát địa lí VNam. * Các kĩ năng sống: - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2, HĐ3) - Giải quyết vấn đề (HĐ1). - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng; lắng nghe/phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc theo nhóm (HĐ1, HĐ2). - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin (HĐ3, HĐ4). 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, biết kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. - Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ ở ĐNB. 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài. - átlát, sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm. C. Phương pháp: - Động não: Thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; - Suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ; HS làm việc cá nhân; trình bày 1 phút. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 9 2. Kiểm tra bài cũ: ? Xác định các trung tâm CN của ĐNB trên bản đồ? Sản xuất CN của ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? Đáp án: - HS xác định đúng 3 trung tâm CN ở ĐNB là TPHCM, Biên Hòa (Đồng Nai) và Bà Rịa-Vũng Tàu. sau đó trình bày sự thay đổi trong sx CN ở ĐNB từ sau khi đất nước thống nhất: + Trước 1975: CN phụ thuộc vào nước ngoài, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp. + Sau 1975 đến nay: CN chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP, cơ cấu cân đối, đa dạng ? Cho biết những điều kiện thuận lợi để ĐNB trở thành vùng sản xuất cây CN lớn cả nước? Đáp án: + ĐNB có thế mạnh về thổ nhưỡng (đất xám, đất ba dan), về khí hậu (cận xích đạo nóng ẩm), nguồn nước phong phú (hệ thống sông Đồng Nai, các hồ Dầu Tiếng, Trị An). + Người dân ĐNB có tập quán và kinh nghiệm sx cây CN. + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định 3. Bài mới: GV. ĐNB có những đầu mối giao thông quan trọng, nhiều tài nguyên cho các hoạt động dịch vụ xuất khẩu, du lịch Đây là nơi có nhiều ngành kinh tế phát triển nhất nước ta, có các đô thị lớn đông dân. bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thế mạnh vượt trội để ĐNB phát triển ngành dịch vụ và tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. HĐộng của GV và HS Nội dung HĐ1. Mục đích: - Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế ngành dịch vụ của vùng ĐNB. * HĐộng nhóm. GV. Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại khái niệm dịch vụ? HS. - Trả lời theo Bảng thuật ngữ sgk/153 ? Khu vực dịch vụ ở ĐNB bao gồm các hoạt động nào? Từ đó em có nhận xét gì về dịch vụ ở ĐNB? HS. Dựa vào sgk trả lời: - Gồm: Thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông. - Dịch vụ rất đa dạng. ? Dựa vào bảng 33.1(sgk-121), hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của ĐNB so với cả nước? HS. - Tỉ trọng các loại hình dịch vụ (tổng mức bán lẻ hàng hóa, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hóa vận chuyển) đều có chiều hướng giảm dần từ 1995 – 2002. Song vẫn chiếm tỉ trọng cao so với cả nước (mức bán lẻ và vận chuyển hành khách chiếm 1/3 so với cả nước). ? Căn cứ vào H33.1, và kiến thức đã học, cho biết vì sao ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? HS. - Chiếm >1/2 tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. - Do: + ĐKTN thuận lợi: địa hình, khí hậu, khoáng sản, thổ nhưỡng + Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với các nước khác trong khu vực ĐNá. + Nguồn lao động ở ĐNB dồi dào, có kinh nghiệm, năng động, tay nghề cao. + Cơ sở hạ tầng hoàn thiện. + Chính sách đầu tư được chú ý. HS. làm việc cá nhân - thảo luận nhóm. Đại diện một số nhóm trình bày. GV. Chuẩn xác kiến thức. ? Từ những phân tích trên, cho biết vai trò của ngành dịch vụ của ĐNB? HS. - Dịch vụ ở ĐNB góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. IV. Tình hình phát triển kinh tế. 3. Ngành dịch vụ. - Dịch vụ ở ĐNB có cơ cấu rất đa dạng, gồm: Thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông. - Tỉ trọng các loại hình dịch vụ có biến động, song vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP so với cả nước. - Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài (chiếm 50,1% vốn đầu tư vào Việt Nam). - Tóm lại: Dịch vụ ở ĐNB góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. HĐ2. Tìm hiểu về ngành giao thông vận tải và du lịch của vùng. * Suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ: - HS làm việc cá nhân. (+) Nhóm 1,2: ? Dựa vào Atlat kết hợp H14.1/52, cho biết từ TP HCM có thể đi tới các tỉnh (thành phố) khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào? (+) Nhóm 3,4: ? Tại sao tuyến du lịch từ TPHCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu lại quanh năm nhộn nhịp? (+) Nhóm 5,6: ? Hoạt động xuất nhập khẩu của TPHCM có những thuận lợi gì? * Từ TPHCM có thể đi tới các tỉnh (thành phố) khác trong cả nước bằng: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Các tuyến đường quan trọng của TPHCM: quốc lộ 1A, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn. * Tuyến du lịch từ TPHCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp vì: - TPHCM là trung tâm du lịch phía Nam, khách du lịch đông. - ĐNB có số đân đông, thu nhập cao nhất cả nước. - Các điểm du lịch có cơ sở hạ tầng phát triển (khách sạn, khu vui chơi) - Khí hậu quanh năm tốt cho sức khỏe, phong cảnh đẹp (đô thị, cao nguyên, bãi biển) và nhiều di tích lịch sử (Dinh Độc Lập, Tòa Đại Sứ, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo) * Hoạt động xuất nhập khẩu của TPHCM có những thuận lợi : -Vị trí trung tâ

File đính kèm:

  • docDIALI9.DOC
Giáo án liên quan