Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Tuần 21: Vùng đông nam bộ (tiếp theo)

. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng ; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.

2. Kĩ năng:

 Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36 - Tuần 21: Vùng đông nam bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 36 Tuần dạy: 21 Ngày dạy: 07/1/2013 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng ; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. 2. Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. 3. Thái độ: Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng ; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê. III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ ; hình 32.1 và 32.2 , bảng 32.1 và 32.2 SGK. Học sinh: Sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày giải phóng. Qua hình 31.1, kể tên các ngành công nghiệp và các trung tâm công nghiệp chính của vùng. Nguyên nhân vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ những yếu tố giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công gnhiệp hàng đầu đất nước. Nguyên nhân vì sao cây cao su lại tập trung chủ yếu ở đây. Mối liên hệ giữa sự khai thác dầu khí ở biển Đông và nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra miệng: Không. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (20 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP, có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng. b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ ; bảng 32.1 SGK ; hình 32.1 SGK. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dựa vào mục 1 sách giáo khoa kết hợp với bảng 32.1, cho biết đặc điểm cơ cấu sản xuất công nghiệp trước và sau ngày giải phóng (1975) ở vùng Đông Nam Bộ có gì thay đổi ? Trước 1975: Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp Sau 1975: Cơ cấu sản xuất đa dạng, gồm nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Bước 2: Căn cứ vào bảng 32.1, em có nhận xét gì về tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước ? (so sánh 3 khu vực trong vùng và cả nước). Bước 3: Dựa vào hình 32.2, em có nhận xét gì về sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ ? Tập trung ở đâu ? Gồm những ngành công nghiệp quan trọng nào? Vì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh ? (vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao ; cơ sở hạ tầng phát triển ; chính sách phát triển luôn đi đầu ) Bước 4: (GD TKNL) Cho biết những khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng ? Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng. Lực lượng lao động tại chỗ chưa phát triển về lượng và chất. Công nghệ chậm đổi mới. Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Khai thác tài nguyên chưa hợp lí. Bước 5: (GD TKNL) Để công nghiệp phát triển bền vững, Đông Nam Bộ cần chú ý những vấn đề gì ? IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Công nghiệp: Là thế mạnh của vùng với cơ cấu cân đối, đa dạng, tiến bộ gồm các ngành quan trọng: khai thác dầu, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực - thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước. Công nghiệp chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh (50%), Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cần khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ ; bảng 32.2 SGK ; hình 32.3 SGK. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Qua bảng 32.2, em có nhận xét gì về tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm và hàng năm ở Đông Nam Bộ ? Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp. Phân bố rộng rãi, đa dạng, chiếm diện tích khá lớn. Cây công nghiệp hàng năm phát triển như thế nào ? Bước 2: Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ ? Thổ nhưỡng: Đất badan và đất xám. Khí hậu cận xích đạo. Tập quán và kinh nghiệm sản xuất. Cơ sở công nghiệp chế biến. Thị trường xuất khẩu. Bước 3: Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất ? Vì sao cao su được trồng nhiều ở vùng này ? Đặc điểm sinh thái: ưa khí hậu nóng ẩm, ít gió lớn. Cao su là nguyên liệu công nghiệp gì ? Diện tích trồng ? Tập quán, kinh nghiệm trồng? Thị trường, hiệu quả kinh tế của cây cao su ? Bước 4: Tình hình phát triển chăn nuôi ? Chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng. Bước 5: Quan sát hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thuỷ điện Trị An ? Nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta với diện tích 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 ; đảm bảo nước tưới cho tỉnh Tây Ninh, huyện Củ Chi 170 nghìn ha đất về mùa khô. Hồ Trị An có vai trò điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An (công suất 400MW), cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, khu công nghiệp, đô thị tỉnh Đồng Nai. 2. Nông nghiệp: Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh, đặc biệt là cao su, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Các ngành công nghiệp chính của Đông Nam Bộ là: a. Công nghiệp giải khát, may mặc, lọc dầu khí. b. Công nghiệp chế biến thuỷ sản, làm phân bón. c. Công nghiệp khai thác dầu khí, hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, chế biến nông - hải sản, công nghệ cao. d. Hai câu a và b đúng. 1.2. Đông Nam Bộ là vùng sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả trọng điểm của cả nước, đặc biệt là: a. Cao su, cà phê, điều, tiêu, đậu tương, mía, thuốc lá, chôm chôm, mít tố nữ, xoài, sầu riêng. b. Cao su, cà phê, bông vải, cam, nho, gỗ quý, dừa, xoài. c. Hai câu a và b đúng. d. Hai câu a và b sai. 4 Đáp án: 4.1 ( c ), 4.2 ( a ). Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 120 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 44 và 45 - Tập bản đồ Địa lí 9. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 33: “Vùng Đông Nam Bộ” (tiếp theo): Thế nào là ngành kinh tế dịch vụ Đông Nam Bộ ? Qua bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước qua 2 năm 1995 và 2000 ? Qua số liệu bảng 32.3, vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%) ? Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam Bộ ? Tam giác công nghiệp mạnh vùng Đông Nam Bộ là gì ? Qua hình 32.1, cho biết các mặt mạnh về công nghiệp của 3 trung tâm kinh tế lớn ở vùng? Vì sao tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt, Nha Trang, Biên Hoà, Vũng Tàu, Côn Đảo có thể hoạt động nhộn nhịp quanh năm ? Hãy tính tỉ lệ % diện tích, dân số và GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 3 vùng kinh tế trọng điểm, sau đó vẽ biểu đồ khối biểu thị 3 tỉ lệ trên (bảng 33.3). PHỤC LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 36.doc