Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 37 - Bài 32: Vùng đông nam bộ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp) của vùng.

 2. Kỹ năng:

 - Phân tích bảng số liệu thống kê để biết được tình hình phát triển của một số ngành kinh tế của vùng.

 - Phân tích lược đồ kinh tế để biết được sự phân bố của một số ngành sản xuất của vùng.

 3. Thái độ:

 - Tôn trọng thành quả lao động của nhân dân

 - Khai thác các lợi thế của vùng để phát triển kinh tế

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 37 - Bài 32: Vùng đông nam bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11. 01. 2014 Tiết : 37 Bài dạy: Bài 32 (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp) của vùng. 2. Kỹ năng: - Phân tích bảng số liệu thống kê để biết được tình hình phát triển của một số ngành kinh tế của vùng. - Phân tích lược đồ kinh tế để biết được sự phân bố của một số ngành sản xuất của vùng. 3. Thái độ: - Tôn trọng thành quả lao động của nhân dân - Khai thác các lợi thế của vùng để phát triển kinh tế - Bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Bảng 32.1, 32.2 SGK - Tranh ảnh về Đông Nam Bộ - Phương án: Hoạt động tại lớp (nhóm, cá nhân) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tập Atlat Địa lý. - Chuẩn bị nội dung bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong HS 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: 9A6: 9A7 - Học sinh vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Dự kiến trả lời: * Thuận lợi: - Trên đất liền: + Địa hình thoải + Đất badan, đất xám + Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm + Nguồn nước dồi dào - Biển: rộng, nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thếm lục địa, gần đường hàng hải quốc tế. * Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: (1ph) Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP; nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. Vậy tình hình phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ ra sao? vùng có những trung tâm công nghiệp lớn nào? Đó cũng chính là nội dung mà bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 17’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình phát triển ngành công nghiệp của vùng (H): Nhận xét một số nét về công nghiệp của vùng trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng? * Thảo luận nhóm: - Nhóm 1, 2, 3: Căn cứ bảng 32.1 nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước? - Nhóm 4, 5, 6: Dựa vào kênh chữ và hình 32.2 SGK, hãy nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp quan trọng và sự phân bố sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ? (H): Vì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh ? (H): Cho biết những khó khăn trong phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ ? * Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm -Trước 1975: Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn. * Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung - Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng. - So với cả nước tỉ trọng công nghiệp – xây dựng của vùng cao hơn. - Cơ cấu ngành công nghiệp cân đối, đa dạng: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm - Các ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, năng lượng, cơ khí, điện tử, chế biến lương thực thực phẩm - Tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. - Có lợi thế về vị trí địa lí. - Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao. - Cơ sở hạ tầng phát triển. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển - Lực lượng lao động tại chỗ chưa phát triển về lượng và chất. - Công nghệ chậm đổi mới. - Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Công nghiệp: - Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng. - Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng. - Các ngành quan trọng: dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm. - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu. 14’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình phat triển ngành nông nghiệp của vùng (H): Căn cứ bảng 32.1 nhận xét tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? (H): Dựa vào bảng 32.2, cho biết các loại cây công nghiệp lâu năm của vùng, sự phân bố của chúng? Loại cây nào chiếm diện tích lớn nhất? (H): Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng này? (H): Ngoài cây công nghiệp lâu năm, vùng trồng những loại cây trồng nào khác? (H): Ngành chăn nuôi của vùng phát triển như thế nào? (H): Trong phát triển nông nghiệp vùng cấn chú trọng đến nững vấn đề gì? (H): Dựa vào hình 32.2, xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An? Vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng? * Hoạt động 2: Cá nhân - Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của vùng. - Các loại cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều - Phân bố ở hầu khắp các tỉnh của vùng. - Cây cao su chiếm diện tích lớn nhất. - Đất ba dan và đất xám chiếm diện tích lớn - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, chế độ gió ôn hòa - Thị trường tiêu thụ rộng và ổn định như: TQ, Bắc Mĩ, EU - Người dân có tay nghề cao và kinh nghiệm phong phú. - Cây công nghiêp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá - Cây ăn quả: sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa - Chăn nuôi khá phát triển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp của vùng. - Vấn đề thủy lợi, thâm canh, bảo vệ môi trường, thị trường - Dựa vào lược đồ để xác định. - Vai trò: Điều hòa môi trường sinh thái, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cho đời sống, cho công trình thủy điện. 2. Nông nghiệp - Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vị trí quan trọng. - Vùng trọng điểm cây công nghiệp của cả nước: cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, mía, đậu tương, thuốc lá - Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản được chú trọng phát triển. 5’ * Hoạt động 3: Củng cố (H): Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của cả nước ? - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK - Về nhà học bài cần nắm: + Tình hình sản xuất công nghiệp của vùng. + Những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp của vùng (nhất là cây công nghiệp lâu năm) * Hoạt động 3: Cá nhân - Đất, nước, khí hậu, nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường. * CỦNG CỐ: 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph) - Làm bài tập 3 (SGK): - Chuẩn bị bài 33: “Vùng Đông Nam Bộ” (tiếp theo) + Tìm hiểu những điề kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ + Các trung tâm kinh tế và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam IV. RÚT KINH NGHIIỆM, BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docTiet 37 Bai 32 VUNG DONG NAM BO TIEP THEO.doc