Tham luận hội thảo nâng cao chất lượng đạo đức trong nhà trường phổ thông TP. Hồ Chí Minh

Các nhà giáo thời Đông Kinh Nghĩa Thục từng viết: “Môn luân lý là tinh hoa của quốc thể, nguồn gốc của giáo dục. Con em ta sau này ra đời tất nhiên đảm đương việc nước. Nếu không trau giồi phẩm hạnh, mọi thứ sách giáo khoa khác đều vô dụng hết !”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức là một trong các tiêu chí quan trọng của ngành Giáo dục – đào tạo: đức, trí, thể, mỹ và lao động. Khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn” như một mệnh lệnh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu các trường phải thực hiện.

 Nền giáo dục Việt nam đã trải qua hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, đã tạo ra một thế hệ tuổi trẻ, tuy chua thật hoàn hảo nhưng cũng đủ khả năng kế thừa thế hệ cũ, gánh trọng trách chính trong giai đoạn lịch sử mới: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuổi trẻ ngày nay khá thông minh, học giỏi, rất nhạy bén với khoa học kỹ thuật. Ưu điểm rất nhiều nhưng khuyết điểm cũng không phải là ít: có một bộ phận không nhỏ sa sút về đạo đức. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy số thanh, thiếu niên phạm tội ngày càng đông, phần lớn là học sinh, sinh viên hoặc vào ở lứa tuổi đó. Thực trạng đáng buồn, đáng lo nêu trên do đâu ? Làm thế nào để khắc phục ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận hội thảo nâng cao chất lượng đạo đức trong nhà trường phổ thông TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH Trường THPT TRƯƠNG VĨNH KÝ Các nhà giáo thời Đông Kinh Nghĩa Thục từng viết: “Môn luân lý là tinh hoa của quốc thể, nguồn gốc của giáo dục. Con em ta sau này ra đời tất nhiên đảm đương việc nước. Nếu không trau giồi phẩm hạnh, mọi thứ sách giáo khoa khác đều vô dụng hết !”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức là một trong các tiêu chí quan trọng của ngành Giáo dục – đào tạo: đức, trí, thể, mỹ và lao động. Khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn” như một mệnh lệnh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu các trường phải thực hiện. Nền giáo dục Việt nam đã trải qua hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, đã tạo ra một thế hệ tuổi trẻ, tuy chua thật hoàn hảo nhưng cũng đủ khả năng kế thừa thế hệ cũ, gánh trọng trách chính trong giai đoạn lịch sử mới: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuổi trẻ ngày nay khá thông minh, học giỏi, rất nhạy bén với khoa học kỹ thuật. Ưu điểm rất nhiều nhưng khuyết điểm cũng không phải là ít: có một bộ phận không nhỏ sa sút về đạo đức. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy số thanh, thiếu niên phạm tội ngày càng đông, phần lớn là học sinh, sinh viên hoặc vào ở lứa tuổi đó. Thực trạng đáng buồn, đáng lo nêu trên do đâu ? Làm thế nào để khắc phục ? Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với việc hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang tiến hành công cuộc mở cửa hội nhập. Nền kinh tế thị trường hiện nay thực chất là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đang dần dần hình thành một nền văn hóa tương ứng, mà đặc trưng của nó biểu hiện rất rõ hệ thống các giá trị xã hội. Với đường lối mở cửa, chúng ta phải chấp nhận một cuộc đụng độ cực kỳ phức tạp, gay gắt giữa văn hóa dân tộc với nền văn hóa nói trên. Qua các phương tiện truyền thông, văn hóa ngoại lai thâm nhập một cách dễ dàng vào nước ta, thêm vào đó, cơ chế thị trường đã tạo miếng đất màu mỡ để nó phát triển. Sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt để tìm kiếm lợi nhuận không tính đến hậu quả về văn hóa, xã hội. Các giá trị văn hóa bị thương mại hóa. Phim ảnh, sách, báo với nội dung không lành mạnh tràn ngập, tuyên truyền, cổ vũ cho lối sống thực dụng, khoái lạc, bạo lực, hận thù, Vai trò cá nhân được đề cao quá mức làm xuất hiện chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Tính cộng đồng biến tướng thành chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương Trong cơ chế thị trường, các thành viên của gia đình phải bươn chải, đua chen để tìm kiếm mưu sinh. Nhiều bậc cha mẹ lo làm giàu, giành nhiều thời gian, công sức cho việc kiếm tiền, quên đi nghĩa vụ gần gũi, yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ cho các con nên người. Những bữa cơm ấm cúng của gia đình ngày càng ít dần đi. Phần lớn những thanh, thiến niên sa vào các tệ nạn xã hội, phạm tội đều xuất thân từ những gia đình có sự rạn nứt hoặc không còn tình nghĩa: cha mẹ ly hôn, ly thân, anh chị em mâu thuẫn, xung đột, tranh giành tài sản, Về phía nhà trường, môi trường giáo dục ít nhiều đã bị cơn lốc của kinh tế thị trường làm cho vẩn đục. Xu hướng thương mại hóa giáo dục, căn bệnh thành tích trong học hành và thi cử, việc chạy trường, chạy lớp, đã làm nhiều người thầy đánh mất cả lòng tự trọng và sự tin yêu của xã hội dành cho. Nhiều người thầy phải bươn chải để lo cho cuộc sống bộn bề, khó khăn, thiếu bồi dưỡng về chuyên môn, rèn luyện về đạo đức. Cũng có một bộ phận đã phải lấy việc dạy thêm, học thêm làm phương kế sinh nhai, lấy việc quà cáp, biếu xén làm niềm vui Hình ảnh về nhân cách cao đẹp của một số người thầy trong mắt các em đã bị biến dạng. Niềm tin, sự kính trọng của các em dành cho các thấy đã bị giảm sút. Mặt khác, nội dung chương trình ở hầu hết các bộ môn, dù đã có điều chỉnh, thay mới theo hướng giảm tải, bớt tính hàn lâm, nghiêng về thực hành, ứng dụng, nhưng vẫn còn khà nặng nề; phương pháp dạy - học phát huy tính tích cực nơi học sinh, dù có những chuyển biến tốt đẹp, nhưng vẫn chưa thực hiện một cách sâu rộng và phát huy hết hiệu quả của nó. Bộ môn giáo dục công dân được các cấp lãnh đạo xem là quan trọng nhất, môn chính, môn chủ đạo trong toàn bộ hệ thống sư phạm “dạy làm người” của nhà trường, nhưng thời lượng dành cho lại ít nhất so với tất cả các môn, lại không đưa vào thi tốt nghiệp. Điều này đã tạo tâm lý thực tế: xã hội xem thường, nhà trường xem thường, học sinh xem thường môn Giáo dục công dân. Việc học lệch là tất yếu. Ở cấp trung học phổ thông, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 rất nặng về kiến thức (gồm 2 phần: Triết học và Đạo đức). Các nội dung trong phần giáo dục đạo đức rất rộng, khó, trừu tượng, mang tính hàn lâm, không phù hợp với đối tượng học sinh, điều này làm các em thiếu hứng thú trong học tập bộ môn. Ở lớp 11, 12, các em tìm hiểu về các vấn đền kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật, không có tiết giáo dục đạo đức nào. Đi tìm những quyển sách tham khảo phục vụ việc dạy và học đaọ đức – công dân ở các nhà sách là việc làm vô cùng khó khăn. Trong khi đó, các sách tham khảo phục vụ các môn học khác thì nhiều vô kể. Giáo viên luôn có ý thức điều tiết, giới hạn nội dung và phương pháp dạy – học Giáo dục công dân trong khuôn khổ “thật khiêm tốn”, đặc biệt là ở lớp 12, phải dành thời gian tâm trí cho các em học các môn có thi tốt nghiệp (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh, Ngoại ngữ), nếu không, sẽ bị học sinh “kêu”, đồng nghiệp “phiền”, Ban giám hiệu “rầy”. Những tác động từ xã hội, gia đình và nhà trường như đã trình bày là những nguyên nhân mang tính khách quan đẩy các em đến chỗ sa sút về đạo đức. Với lứa tuổi dễ bốc đồng, thiếu chín chắn, nếu các em thiếu chỗ dựa, niềm tin, thiếu giáo dục, khi đối diện cám dỗ, cạm bẫy, các em sẽ dễ sa ngã. Xét cho đến cùng, các em đáng thương hơn đáng trách, bởi vì, các em là nạn nhân của một xã hội chứa nhiều yếu tố thực dụng và một nền giáo dục mất cân đối về trí dục và đức dục. Làm thế nào để khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực nói trên ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách nói chung, đạo đức nói riêng nơi thế hệ trẻ? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông? Cấp trung ương phải xác định rõ ở tầm vĩ mô: hệ thống các giá trị đạo đức cơ bản trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nó là sự thừa kế, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của cha ông: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Đây là những tài sản tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc, rất giàu sức sống, giàu tính hiện thực, giàu tính nhân đạo. Những khái niệm ấy rất gần gũi, quen thuộc và dễ hiểu đối với mọi người (tất nhiên, nội dung hiểu rộng, hẹp, cao thấp tùy theo trình độ của mỗi người). Nội dung chương trình giáo dục đạo đức – công dân ở các cấp học phải tập trung vào những giá trị đạo đức cơ bản nói trên theo hướng đồng tâm, có tính liên thông cao. Tùy theo mỗi cấp học mà mở rộng từng khái niệm, nhấn mạnh mặt này hay mặt khác. Xem lại nội dung chương trình đạo đức – công dân các cấp, các giá trị đạo đức ấy có đưa vào, nhưng tản mạn, rời rạc xét trên toàn hệ thống, chủ yếu tập trung ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Mặt khác, nhiều phạm trù, khái niệm trừu tượng, cao siêu, khó hiểu, khó thực hành với lứa tuổi các em được đưa vào, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông. Các trường phải đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các phòng chức năng, phòng học, thiết kế lại cảnh quang môi trường để phục vụ cho phương pháp dạy – học phát huy tính tích cực nơi học sinh. Ngân sách của Nhà nước chi cho giáo dục năm 2005 là 41.6 ngàn tỉ đồng, năm 2006 là 55,3 ngàn tỉ đồng, liệu có giúp cho các trường cân đối các nguồn chi và trang trải các khoản đầu tư cần thiết này không? Nếu không đủ thì có phương án gì để giải quyết? Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục đạo đức đối với học sinh. Cơ chế tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy đạo đức – công dân cần đựoc đẩy mạnh, phải xem đây là giải pháp có tính chiến lược. Giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp lên lớp. Bản thân mỗi giáo viên phải tự học và tự rèn luyện để có thể trở thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, phải dạy học trò bằng cả đức độ trong sáng và trí tuệ dồi dào của mình. Một việc rất quan trọng khác mà ngành Giáo dục – đào tạo phải nghiên cứu, thực hiện: sớm đưa môn Giáo dục công dân vào thi tốt nghiệp phổ thông. Ở các nhà trường, Giáo dục công dân cần được kiểm tra, thi cử thật nghiêm túc như những môn học khác. Đạo đức – công dân liên quan tới tiền đồ của dân tộc, phải đặt nó vào vị trí ngang tầm với sứ mệnh mà nó đã đảm đương: xây dựng cái gốc của con người, cái nền tảng của sự phát triển. Ngành phải vận động, thuyết phục các cơ quan chức năng và toàn xã hội đồng thuận, cùng phối hợp thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, chứ không phải chỉ bằng những lời hoa mỹ rồi sau đó bị cơn lốc “thực dụng” của cơ chế thị trường cuốn đi mất. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, để đối phó với những nọc độc văn hóa ngoại lai đã, đang tấn công, Nhà nước cần phải hêt sức chú trọng lĩnh vực đạo đức. Những phẩm chất đạo đức cơ bản đã trình bày trên phù hợp với việc giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Cần có phối hợp các lực lượng để giáo dục thường xuyên: nhà trường, gia đình, xã hội, các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức, các phương tiện truyền thông, Từ nhà trường đến ngoài xã hội, từ trung ương đến các địa phương, mọi đối tượng trong xã hội, ai ai cũng lấy những tiêu chuẩn đạo đức ấy để sửa mình và răn dạy cháu con. Những giá trị đạo đức ấy đã từng ăn sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của quần chúng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nay, nếu được khơi dậy và phát huy một cách có hệ thống, liên tục, mạnh mẽ, đều khắp, sẽ giúp cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có đầy đủ những phẩm chất, vững tin bước vào cuộc hội nhập đầy sóng gió với cộng đồng thề giới ở thế kỷ XXI./.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Cuc hay .doc