Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo)

1. Kiến thức: - Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí thuận lợi, tài nguyên đa dạng, người dân cần cù năng động là những điều kiện để xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực.

- Nắm được khái niệm chủ động sống chung với lũ.

2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ

- Kết hợp kênh chữ, kênh hình, liên hệ thực tiễn.

3. Thái độ: - Hứng thú học tập bộ môn. Có ý thức xây dựng kinh tế đất nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/01/2010 Ngày giảng: Tiết 39 Bài 35 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí thuận lợi, tài nguyên đa dạng, người dân cần cù năng động là những điều kiện để xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực. - Nắm được khái niệm chủ động sống chung với lũ. 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ - Kết hợp kênh chữ, kênh hình, liên hệ thực tiễn. 3. Thái độ: - Hứng thú học tập bộ môn. Có ý thức xây dựng kinh tế đất nước. II. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên ĐBSCL. - Tranh ảnh địa lí về ĐBSCL. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, át lát địa lí, tranh ảnh sưu tầm về ĐBSCL. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng dạy 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - HS theo dõi SGK, quan sát lược đồ tự nhiên ĐBSCL. ? Xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. - Nằm ở cực nam Việt Nam, giáp vùng ĐNB, có chung biên giới với Căm Pu Chia, ba mặt giáp biển. - Ý nghĩa:Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng trong nước ( qua ĐNB – vùng kinh tế phát triển năng động, hỗ trợ ĐBSCL về nhiều mặt như CN chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu Giao lưu với tiểu vùng sông Mê Kông (qua sông Tiền và sông Hậu) và các nước trong khu vực. I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ. - Nằm liền kề vùng ĐNB, bắc giáp Bắc giáp Căm-Pu-Chia, tây nam giáp vịnh Thái Lan, đông nam giáp biển Đông. - HS dựa vào lược đồ tự nhiên ĐBSCL. ? Xác định vè nêu tên các loại đất chính của vùng. ? Nêu giá trị của các loại đất trên. - Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu thích hợp với việc trồng lúa và cây công nghiệp hằng năm. - Đất phèn, đất mặn được cải tạo tốt có thể trở thành vùng trồng lúa, cây ăn quả, vùng nuôi trồng thuỷ sản. - Đất ngập mặn ven biển: trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. - Địa hình thấp, bằng phẳng. - Tài nguyên chủ yếu: - HS nghiên cứu sơ đồ: Tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL. ? Ngoài tài nguyên đất, ĐBSCL còn có những loại tài nguyên gì để phát triển nông nghiệp. - Khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa lớn => Điều kiện để phát triển nông nghiệp (Đặc biệt là cây lúa nước) - Sông Mê Kông: giá trị về giao thông vận tải đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản. - Ba mặt giáp biển, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo, nguồn hải sản phong phú => Khai thác hải sản + Tài nguyên đất: Đất phù sa ngọt, phèn, mặn. + Khí hậu: Cận xích đạo nóng quanh năm, mưa nhiều + Nước: sông Mê Kông: nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. + Biển, đảo: khai thác hải sản ? ĐBSCL có những loại tài nguyên khoáng sản nào. Ý nghĩa. - Đá vôi, than bùn, (nguồn dầu khí đang được đưa vào khai thác) => phát triển công nghiệp khai khoáng. Phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng ĐBSCL. + Khoáng sản: Đá vôi, than bùn - Sông Mê Kông có vai trò lớn trong sự phát triển của ĐBSCL: Cung cấp nguồn nước tự nhiên, cá - thuỷ sản, bồi đáp phù sa, phát triển giao thông đường thuỷ của các tỉnh phía nam và giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. ? Nêu những khó khăn về điều kiện tự nhiên của ĐBSCL. - Cải tạo và sử dụng hợp lí đất phèn, đất mặn. - Lũ lụt hằng năm vào mùa mưa. Thiếu nước mùa khô. - Giao thông đường bộ kém phát triển (do kênh rạch) ? Giải pháp khắc phục. - Sống chung với lũ: Tôn cao đất; làm nhà trên cọc, bè, phao; thay đổi hình thức canh tác; khai thác lợi thế của lũ - Khó khăn: + Diện tích đất mặn, phèn lớn. + Lũ lụt, thiếu nước mùa khô. + Giao thông đường bộ kém phát triển - Theo dõi SGK: ? Nêu và nhận xét về số dân ĐBSCL. - Số dân >16,7 triệu. Đông thứ 2 sau ĐBSH. - Có một sô dân tộc ít người sinh sống như: Khơ Me, Chăm - Quan sát bảng 35.1: ? Nhận xét tình hình dân cư xã hội ĐBSCL so với cả nước. - Chỉ tiêu thấp hơn trung bình cả nước, do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Cần xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp cho ĐBSCL III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Đông dân: >16,7 triệu. đứng sau ĐBSH. - Chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội thấp. - Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nông thôn. 4. Hoạt động đánh giá: - GV tổng kết, nhận xét giờ học, chấm điểm một số bài. - Xác định lại ranh giới ĐBSCL trên bản đồ. - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế như thế nào? 5. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo câu hỏi và bài tập. - Làm bài tập tập bản đồ. - Chuẩn bị trước bài sau. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 39 Bai 35.doc
Giáo án liên quan