1. Kiến thức:HS cần.
- Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất LT-TP, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất cả nước.
- Nắm được các hoạt động sản xuất CN, Dịch vụ ở đây đang bắt đầu phát triển với nhiều trung tâm kinh tế.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích dữ liệu trong sơ đồ, kết hợp với lược đồ-> khai thác kiến thức.
- Giải thích một số bức xúc của vùng.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 40: Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long ( tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40: Bài 36: vùng đồng bằng sông cửu long ( tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:HS cần.
- Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất LT-TP, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất cả nước.
- Nắm được các hoạt động sản xuất CN, Dịch vụ ở đây đang bắt đầu phát triển với nhiều trung tâm kinh tế.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích dữ liệu trong sơ đồ, kết hợp với lược đồ-> khai thác kiến thức.
- Giải thích một số bức xúc của vùng.
II. Phương tiện:
- Lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL.
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định lớp.
B. KTBC:
? Vùng ĐBSCL có những thuận lợi gì để phát triển sx nông nghiệp?
? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và đô thị ở ĐBSCL?
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Hs nghiên cứu SGK.
- Quan sát B36.1
? Hãy tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL so với cả nước?
- HS trả lời.
- GV chốt.
+ Diện tích chiếm 51,1% diện tích trồng lúa cả nước.
+ Sản lượng chiếm 51,4% sản lượng lúa cả nước.
- HS quan sát lược đồ.
? Cho biết tên các tỉnh trọng điểm về lúa?
- Hs xác định trên lược đồ.
? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL?
- HS trả lời.
- GV chốt.
+ Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
+ Trong cơ cấu nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối.
+ Giúp nước ta giải quyết tốt vấn đề đảm bảo lương thực và xuất khẩu LT.
- GV kết luận:
- MR: Trong cơ cấu cây LT, lúa là cây chủ đạo, đóng góp 72-75% giá trị gia tăng ngành trồng trọt.
+ Với 3,81 triệu ha gieo trồng và sản lượng là 17,4 triệu tấn.
+ Năng suất lúa ngày càng cao, cao nhất cả nước, 45,8 tạ/ ha (2002).
+ Do vùng đầu tư KH-KT, lai tạo giống mới, mở rộng diện tích.
+ Sản lượng lúa lớn nhất là các tỉnh:
An Giang: 2,45 triệu tấn.
Đồng Tháp: 2,15 triệu tấn.
Kiên Giang: 2,56 triệu tấn.
? Nhận xét về sự phân bố cây lúa?
- HS trả lời.
- GV chốt và chuyển ý.
- HS nghiên cứu SGK và cho biết.
? Vì sao ĐBSCL có thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản?
- HS trả lời.
- GV chốt:
+ Có vùng biển rộng, ấm quanh năm.
+ Vùng rừng ngập mặn ven biển với diện tích lớn.
+ Hàng năm sông Mê Kông đem về nguồn thuỷ sản phong phú.
+ Sản phẩm phụ trong trồng trọt là thức ăn cho thuỷ hải sản.
- GV mở rộng:
+ Do nhu cầu-> nuôi tôm phát triển với năng suất 400kg/ha ( ở ven biển)
+ Nuôi cá bè, cá tra trong ao, hồ, đầm.
- GV kết luận:
? Ngoài lúa và thuỷ sản, ĐBSCL còn có tiềm năng phát triển ngành nào trong sản xuất nông nghiệp? Phân bố ở đâu?
- HS trả lời.
- GV chốt và chuyển mục:
- HS quan sát B36.2 và cho biết:
? Nhận xét cơ cấu và tỉ trọng ngành CN của vùng?
? Vì sao ngành chế biến nông sản có tỉ trọng lớn hơn cả?
- HS trả lời
- Gv chốt:
- HS quan sát H36.2.
? Cho biết các thành phố, thị xã phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến?
- HS xác định trên Lđ.
- GV kết luận và chuyển mục:
- Nghiên cứu SGK.
? Nhận xét về hoạt động của ngành dịch vụ ở ĐBSCL?
- HS trả lời.
- GV chốt:
- Thảo luận: Gv chia 2 nhóm lớn ( thảo luận theo bàn)
+Câu 1:ý nghĩa của GTVT đường thuỷ trong sx và sinh hoạt của người dân ở ĐBSCL?
+ Câu 2: Nêu tiềm năng để phát triển du lịch ở ĐBSCL?
- Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung.
- GV chốt và chuyển mục:
? Cho biết vùng có những trung tâm kinh tế nào?
- HS xác định trên lđ.
? TP Cần Thơ có những ĐK thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL?
- HS trả lời.
- GV chốt và giới thiệu H36.3.
+ Vị trí thuận lợi.
+ Nhiều cơ sở sx CN.
+ Vai trò của cảng Cần Thơ.
- GV kết luận bài:
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
a. Sản xuất LT:
- ĐBSCL chiếm 51,1% diện tích trồng lúa và 51,4% sản lượng lúa cả nước.
- Đây là vùng trọng điểm sx lương thực của toàn quốc, giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo LT của cả nước.
- Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu.
b. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản:
- Ngành chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước. Đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu.
- ĐBSCL còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- Ngoài ra nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh và trồng rừng ngập mặn có vị trí quan trọng.
2. Công nghiệp:
- Tỉ trọng giá trị sx CN còn thấp( chiếm 20% GDP toàn vùng)
- CN chế biến chiếm tỉ trọng cao.
- CN chế biến tập trung nhiều nhất ở thành phố Cần Thơ.
3. Dịch vụ:
- Hoạt động DV chủ yếu là: xk gạo, thuỷ sản đông lạnh, là vùng xk nông sản hàng hoá lớn nhất cả nước.
- GTVT đường thuỷ có vai trò quan trọng trong sx và đời sống.
- Là vùng có nhiều tiềm năng về du lịch: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo...
V. Các trung tâm kinh tế:
- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Maulà những trung tâm kinh tế. Cần Thơ là trung tâm lớn nhất.
D. Củng cố:- Nắm được đặc diểm phát triển các ngành KT của vùng ( thuận lợi và khó khăn).
E. HDVN: - Học bài cũ, làm BT bản đồ, BT3- SGK.
- Tìm hiểu trước bài 37.
- Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành.
File đính kèm:
- Vung Dong Nam Bo(2).doc