Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 41 - Tuần 25 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

MỤC TIÊU:

 Học xong bài này HS có khả năng:

1.1. Kiến thức:

 - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.

 - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

1.2. Kĩ năng:

 Phân tích bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên, địa lí Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

1.3. Thái độ:

 Trung thực khi làm bài kiểm tra.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 41 - Tuần 25 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 02/01/2013 Tiết: 41 Tuần dạy: 25 Bài 36: VUØNG ÑOÀNG BAÈNG SOÂNG CÖÛU LONG (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. 1.2. Kĩ năng: Phân tích bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên, địa lí Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. 1.3. Thái độ: Trung thực khi làm bài kiểm tra. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng SCL. - Học liệu: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Tập, bút. - Atlat Địa lí Việt Nam. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp. 3.2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: (4đ) Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 2: (6đ) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đáp án Câu Nội dung Điểm 1 - Đông dân: 16,7 triệu người ( năm 2002 ) - Dân tộc: Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. - Mật độ: 407 người/km2 . - Tỉ lệ hộ nghèo: 10,2% ( năm 1999 ). 1 1 1 1 2 - Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào. + Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa. + Dân số đông nên thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: + Tỉ lệ gia tăng dân số còn cao: 1,4% ( năm 1999 ). + Mặt bằng dân trí chưa cao ( tỉ lệ người lớn biết chữ chiếm 88,1% năm 1999 trong khi cả nước chiếm 90,3% ). 1 1 1 1 2 Thống kê kết quả Lớp XL 9/1 9/2 9/3 Tổng cộng Ghi chú G: 9 -10 K: 7 - 8 TB: 5 - 6 Y: 3 - 4 Kém: 0 - 2 Tổng số 3.3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: (16’) Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế. a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Quy nạp. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GV: Cho HS đọc nhanh đoạn đầu tiên phần 1: "Đồng bằng mía đường, rau đậu". - Dựa vào bảng 36.1 - sgk, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL so với cả nước và nêu ý nghĩa của việc SX lương thực của vùng? - Bình quân lương thực theo đầu người của vùng so với TB cả nước? - Ngoài lúa, vùng còn phát triển các loại cây trồng nào ? - Ở đây chủ yếu phát triển loại rừng gì? - Vùng đẩy mạnh chăn nuôi con gì? - Vì sao vùng có thế mạnh phát triển mạnh nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản? - Dựa vào sgk, em hãy cho biết các tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản? - So với ngành NN, ngành CN ở ĐBSCL phát triển như thế nào? - Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, em hãy cho biết vì sao ngành chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao hơn cả? - SX CN của vùng được phân bố như thế nào? - Dựa vào lược đồ 36.2, xác định các thành phố, thị xã phát triển CN chế biến LTTP? - Các hoạt động DV nào ở ĐBSCL phát triển mạnh? - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là gì? - Vì sao vận tải thủy phát triển mạnh ở ĐBSCL? nêu ý nghĩa. [ Hoạt động cá nhân] - Đọc - DT trồng lúa chiếm 51,1% - SL chiếm 51,5% => Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. - Đạt 1066,3 kg/người, gấp 2, 3 lần TB cả nước. - Mía, rau đậu, cây ăn quả. - Rừng ngập mặn. - Chăn nuôi vịt đàn, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Vùng biển rộng với nhiều ngư trường lớn; các vùng rừng ngập mặn và các sông ngòi kênh rạch chằng chịt là nơi thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng TS; nguồn thức ăn dồi dào. - Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. - Còn thấp, chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng. - Thuận lợi về đất, khí hậu, sông ngòi, biển đảo... => nông sản phong phú. - Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... - HS xác định trên lược đồ. - Xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. - Gạo (chiếm 80% lượng gạo XK cả nước); thủy sản; hoa quả. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, thường bị ngập vào mùa lũ => trở thành loại hình GT chủ yếu của vùng. IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: - Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. - Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg/người, gấp 2, 3 lần TB cả nước (2002). - Là vùng XK gạo chủ lực của nước ta. - Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu. Đặc biệt đây là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước. - Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ. - Nghề nuôi vịt đàn và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. ĐBSCL chiếm hơn 50% SL thủy sản cả nước. 2. Công nghiệp: - Còn thấp, bắt đầu phát triển. - Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Phân bố: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... 3. Dịch vụ: - Bắt đầu phát triển. - Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. Hoạt động 2: ( 8’ ) Tìm hiểu về các trung tâm kinh tế. a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Diễn giảng. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CHÍNH - Vùng có những TTKT nào lớn? - Vì sao Cần Thơ trở thành TTKT lớn nhất vùng? [ Hoạt động cá nhân] - Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. - Có đầy đủ các yếu tố. V. Các trung tâm kinh tế: - Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : 4.1. Tổng kết: (4’) Tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta? 4.2. Hướng dẫn học tập: (1’) - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK - Chuẩn bị bài mới: Các dụng cụ vẽ biểu đồ: + Máy tính bỏ túi. + Bút chì đen , bút chì màu , thước kẻ 4.3. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docBÀI 36.doc
Giáo án liên quan