I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
- Hiểu Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm và xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Công nghiệp và dịch vụ bắt đầu phát triển. Vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên biển và đất liền. Việc bảo vệ môi trường đặt ra là cải tạo đất mặn, phèn, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
-Biết phân tích số liệu, kết hợp kênh hình và kênh chữ và liên hệ thực tế để phân tích một số vấn đề của vùng.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 42 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 42 Bài 36 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tt)
NS : 17/1/09
ND: 20/1/09
I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
- Hiểu Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm và xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Công nghiệp và dịch vụ bắt đầu phát triển. Vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên biển và đất liền. Việc bảo vệ môi trường đặt ra là cải tạo đất mặn, phèn, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
-Biết phân tích số liệu, kết hợp kênh hình và kênh chữ và liên hệ thực tế để phân tích một số vấn đề của vùng.
- HS ý thức về việc bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị :
- Lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.
- Một số tranh ảnh
III/ Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư – xã hội ở Đ.B sông Cửu Long
3. Khởi động : Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long đang bắt đầu phát triển. Một số thành phố đang phát huy vai trò là các trung tâm kinh tế của vùng. Điều này được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV yêu cầu HS đọc nhanh kênh chữ và kênh hình trong mục 1 kết hợp với bảng 36.1 :
Hoạt động cá nhân
- Tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đ.B sông Cửu Long so với cả nước ?
- Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này ?
- Xác định trên lược đồ những tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở Đ.B sông Cửu Long ?
- Đánh giá về ngành trồng cây ăn quả và chăn nuôi của vùng ?
GV kết luận.
- Tại sao Đ.B sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ?
HS trình bày và GV bổ sung.
Ý nghĩa của nghề rừng ở ĐB sông Cửu Long?
- Đánh giá ngành công nghiệp ở Đ. B sông Cửu Long ?
HS quan sát bảng 36.2 :
- Cho biết vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả ?
- Xác định trên lược đồ các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ?
Chuyển ý.
- Nêu những ngành dịch vụ chủ yếu ở Đ.B sông Cửu Long ?
HS thảo luận nội dung :
- Ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng ?
- Du lịch khai thác các tiềm năng nào ?
GV phân tích về du lịch sông nước ở vùng này .
- Xác định vị trí các thành phố lớn trên lược đồ ?
- Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đ. B sông Cửu Long ?
IV/ Tình hình phát triển kinh tế :
Nông nghiệp :
- Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước.
- Các ngành như trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nghề rừng phát triển.
- Chiếm 50% sản lượng thủy sản cả nước
2. Công nghiệp :
- Tỷ trọng công nghiệp còn thấp
( chiếm 20% GDP toàn vùng )
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển mạnh.
3. Dịch vụ :
- Hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch phát triển.
V/ Các trung tâm kinh tế:
- Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
IV/ Đánh giá :
1. Ở vùng Đ.B sông Cửu Long, lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh nào :
a. Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu
b. Tiền Giang, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang
c. Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang
d. Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang
2. Đ.B sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về :
a. Đàn trâu, bò b. Đàn vịt
c. Đàn lợn d. Tất cả đều đúng
V/ Hoạt động nối tiếp :
1. Bài vừa học :
- Những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành nông nghiệp.
- Làm bài tập 3 (SGK)
2. Bài sắp học :
- 4 nhóm chuẩn bị 4 nội dung trong bài thực hành 37(SGK)
VI/ Phụ lục :
File đính kèm:
- TIET 42.doc