1. Kiến thức:
- Trình bày được tiềm năng và tình hình phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành GTVT biển.
- Trình bày được đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo: tài nguyên biển đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường biển bị ô nhiễm, nguyên nhân và hậu quả của nó.
- Nêu được 1 số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững cách đọc và phân tích lược đồ, bản đồ.
- Nhận biết sự ô nhiểm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 46 - Bài 38: phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - Đảo (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2012
Tiết : 46 Bài 38. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN -ĐẢO(tt)
I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, Hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tiềm năng và tình hình phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành GTVT biển.
- Trình bày được đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo: tài nguyên biển đang ngày càng bị cạn kiệt, môi trường biển bị ô nhiễm, nguyên nhân và hậu quả của nó.
- Nêu được 1 số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo.
2. Kĩ năng:
- Nắm vững cách đọc và phân tích lược đồ, bản đồ.
- Nhận biết sự ô nhiểm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.
- Phân tích dược mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc BVTN& MT biển.
3. Thái độ:
Có niềm tin vào sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta , có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo, không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiểm môi trường biển- đảo.
II.Các nội dung cần tích hợp:
GDBVMT mục III.
GD kĩ năng sống:
+ Thu thập và xử lý thông tin, phân tích ( HĐ1, HĐ 2, HĐ 3, HĐ 4)
+ Đảm nhận trách nhiệm ( HĐ 3, HĐ 4).
+ Giao tiếp; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; lắng nghe/ phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc theo nhóm (HĐ 2, HĐ 3).
+ Thể hiện sự tự tin (HĐ 1, HĐ 5)
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Suy nghĩ – cặp đôi- chia sẻ, động não nhóm; thảo luận nhóm; Hs làm việc cá nhân; bản đồ tư duy
IV. Phương tiện dạy học:
Lược đồ các ngành kinh tế biển, các bản đồ: kinh tế, khoáng sản, GTVN.
Một số tranh ảnh về biển- đảo.
III. Hoạt động dạy và học:
Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kể tên và xác định trên bản đồ vị trí của một số đảo lớn trong vùng biển nước ta.
Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản?
Giới thiệu bài mới: (2’)
a.Khám phá
Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ
Gv yêu cầu Hs trình bày những hiểu biết của các em về các nguồn tài nguyên biển và hiện trạng
môi trường biển Việt Nam
Gv gắn kết hiểu biết của HS với bài mới.
b. Kết nối
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
8’
HĐ 1: Tìm hiểu ngành khai thác chế biến khoáng sản biển
* Hs làm việc cá nhân
- Bước 1: Dựa vào Át lát Địa lí VN( trang 16) kết hợp kênh chữ, kiến thức đã học:
? Kể tên 1 số khoáng sản chính của biển nước ta. Chúng phân bố ở đâu?
? Tại sao nghề làm muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ?
? Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta?
- Bước 2. Hs phát biểu kết hợp sử dụng bản đồ.
- Bước 3. Gv chuẩn kiến thức
- Oxit ti tan ở BĐịnh, Hà Tĩnh.
- Cát trắng ở QNinh, Kh Hoà.
- Dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam.
- Muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
- Số giờ nắng trong năm lớn, địa hình ven biển song song với hướng gió ĐB- TN từ biển thổi vào nên mưa ít.
- Là ngành kinh tế biển mũi nhọn, CN hoá dầu đang hình thành. CNCB khí phục vụ cho SX điện, phân đạm - > CB khí Cnghệ cao+ XK khí tự nhiên và khí hoá lỏng.
1. Khai thác, chế biến khoáng sản biển:
- Biển nước ta có nhiều khoáng sản ( muối, ô xit ti tan, cát trắng, đặc biệt là dầu khí).
- Làm muối phát triển từ bắc vào Nam, đặc biệt Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh
-> Xu hướng: phát triển hóa dầu-> chất dẻo, sợi tổng hợp, điện, phân bón, công nghệ cao về dầu khí.
8’
HĐ 2. Tìm hiểu tình hình phát triển tổng hợp GTVT biển:
* Bài tập suy nghĩ nhanh theo nhóm ( động não nhóm)
- Bước 1. Gv đặt câu hỏi: Vì sao giao thông đường biển nước ta phát triển nhanh?
- Bước 2. Gv chỉ định 1 Hs viết lên bảng các ý kiến đã được trình bày.
-Bước 3. Gv tóm tắt các ý kiến và chuẩn xác kiến thức.
* Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ.
- Bước 1: Hs dựa vào H39.2, Át lát( trang18), kênh chữ trong SGK, kết hợp kiến thức đã học:
+ Xác định 1 số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta.
+ Cho biết tình hình phát triển của ngành GTVT biển ở nước ta.
+ Việc phát triển GTVT biển có ý nghĩa to lớn ntn đ/v ngành ngoại thương ở nước ta?
+ Phương hướng phát triển của ngành vận tải biển.
GV gợi ý: ý nghĩa của việc phát triển GTVT biển đ/v ngành ngoại thương:
+ Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ nước ta đến các nước khác trong khu vực, trên thế giới.
+ Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu từ nước khác về Việt Nam.
- Bước 2: Hs trao đổi theo cặp.
- Bước 3. Đại diện 1 số cặp phát biểu, kết hợp chỉ bản đồ.
- Bước 4. Gv chuẩn kiến thức
- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế; nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển.
Hs xác định
- Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Phương hướng phát triển : phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển, phát triển đội tàu biển, phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
2.Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển;
- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế; nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển.
- Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Phương hướng phát triển : phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển, phát triển đội tàu biển, phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
8’
HĐ 3 Tìm hiểu việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo
* Thảo luận nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn( 8’)
- Bước 1. Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Dựa vào kênh chữ SGK, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết cho biết nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. ?
- Bước 2. Hs làm việc cá nhân
- Bước 3. Thảo luận nhóm
- Bước 4. Đại diện 1 số nhóm trình bày
- Bước 5 Gv chuẩn kiến thức.
Gv nói thêm về nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. :
- Khai thác hải sản quá mức ở vùng biển ven bờ dẫn đến cạn kiệt hải sản ven bờ.
- Ô nhiễm môi trường biển do các chất độc hại từ ven bờ theo sông ra biển, các hoạt động giao thông và khai thác dầu khí trên biển
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo:
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển- đảo:
- Tài nguyên và môi trường biển có sự giảm sút nghiêm trọng (rừng ngập mặn, nguồn lợi hải sản).
- Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt =>làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới các khu du lịch biển.
6’
HĐ 4 Tìm hiểu các phương hướng chính bảo vệ tài nguyên và môi trường
*Hslàm việc cá nhân
- Bước 1.Hs dựa các kiến thức đã học và vốn hiểu biết:
+ Thử đề xuất các biện pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển- đảo.
+ Liên hệ thực tế bản thân, địa phương em đang sinh sống.
- Bước 2. Hs phát biểu.
- Bước 3 GV chuẩn kiến thức
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
- Việt Nam đã tham gia cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.
- Có kế hoạch khai thác hợp lí.
- Khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên.
- Phòng chống ô nhiễm biển.
Thực hành/ luyện tập (5’)
Bản đồ tư duy: Gv h/dẫn Hs sử dụng bản đồ tư duy để trình bày về hiện trạng tài nguyên, môi trường biển- đảo; nguyên nhân và hậu quả.
Vận dụng:
Thu thập thông tin/ tham quan:
Thu thập thông tin( bài viết, số liệu, hình ảnh) về sự suy giảm tài nguyên biển và ô nhiễm môi trường biển ở nước ta.
Nếu có điều kiện, tổ chức cho Hs đi tham quan, khảo sát trên thực địa và viết 1 báo cáo ngắn về vấn đề này
Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học bài và làm bài tập SGK
Tìm hiểu trước bài 40 “ Thực hành.”
* Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành dầu khí.
IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung:
File đính kèm:
- tiet 46 dia 9.doc