. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Nắm vững đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí Thành phố Hà Nội.
- Nắm được những lợi thế cũng như hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tp. Hà Nội
- Có kĩ năng đọc bản đồ, phân tích các bảng số liệu để nắm chắc kiến thức bài học.
- Qua việc hiểu rõ thực tế địa phương hình thành ở các em ý thức tham gia, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Bài 41: Địa lí địa phương - Đa lí Hà Nội (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Bài 41: địa lí địa phương
địa lí hà nội
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Nắm vững đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí Thành phố Hà Nội.
- Nắm được những lợi thế cũng như hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tp. Hà Nội
- Có kĩ năng đọc bản đồ, phân tích các bảng số liệu để nắm chắc kiến thức bài học.
- Qua việc hiểu rõ thực tế địa phương hình thành ở các em ý thức tham gia, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam. ,Bản đồ kinh tế vùng ĐB Sông Hồng
- Bản đồ hành chính, tự nhiên Việt Nam.
- Các tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
3. Bài mới
3.1. Mở bài
GV giới thiệu bài mới theo phần giới thiệu trong SGK.
3.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
* GV giới thiệu khaí quát địa giới thành phố hà nội mới
? Quan sát bản đồ hành chính và Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định vị trí, quy mô diện tích và nêu ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí Tp .Hà nội?
GV yêu cầu HS lên bảng, dựa vào bản đồ Việt Nam để xác định vị trí và lãnh thổ của địa phương.
GV gợi mở:
? TP.Hà Nội nằm ở vùng nào của nước ta.
? Giáp với các tỉnh, thành phố nào?? Cho biết diện tích của Hà Nội là bao nhiêu? Nhận xét?
? Xác định toạ độ địa lí?
? Vị trí địa lí như vậy có ý nghĩa gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội?
-> GV bổ sung (nếu cần), chốt lại.
? Quan sát bản đồ hành chính hãy nêu tên 29 quận, huyện, thị xã?
? Quan sát bản đồ tự nhiên Đồng bằng sông hồng, hãy nêu các dạng địa hình chính và giá trị kinh tế của từng dạng địa hình đó?
- GV nêu các đặc điểm địa hình của các dạng địa hình
? ảnh hưởng của địa hình đến sự phát triển kinh tế-xã hội của nhân dân Hà Nội
? Nêu đặc điểm khí hậu của Thành phố
HS trả lời GV phân tích và chuẩn kiến thức
Em có nhận xét gì về những tác động của khí hậu đến sản xuất và đời sống.
-> GV bổ sung, chốt ý.
? Em có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi Của TP
? Nêu một số dòng sông chính.
? Cho biết chế độ nước của sông ngòi.
? Vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.
* GV chuẩn bổ xung và kiến thức .
? Cho biết các hồ lớn ở Hà Nội. Vai trò của hồ.
? Cho biết tỉnh ta có các loại thổ nhưỡng nào? Đặc điểm của thổ nhưỡng? Phân bố thổ nhưỡng?
GV giới thiệu về đặc điểm của 4 loại đất chính.
? ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất.
- GV trình bày hiện trạng sử dụng đất của tỉnh ta.
- GV nêu rõ hiện trạng thảm thực vật tự nhiên và các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng.
? Tỉnh ta có vườn quốc gia nào.
? Nêu tên, sự phân và ý nghĩa của các mỏ khoáng sản chính của TP
*GV chuẩn kiến thức và tóm tắt nội dung cơ bản
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính
1. Vị trí lãnh thổ
- Tiếp giáp:
+ Phía Nam: Hà Nam Hoà Bình
+ Phía Bắc:ấthi nguyên, Vĩnh Phúc
+ Phía Đông: Bắc giang ,Bắc ninh ,Hưng yên
+ Phía Tây: Hoà bình, Phú Thọ
- Diện tích: 3344,7 km2 chiếm 1%dân số của cả nước
- Toạ độ địa lí
+ Cực Bắc: 21018’B
+ Cực Nam: 20034’B.
+ Cực Đông: 105017’Đ
+ Cực Tây: 10602’B
- Là trung tâm của ĐB. Sông Hồng
=> ý nghĩa:
+ Thuận lợi : là Đầu mối giao thông quan trọng nhát nước ta ,rễ dàng trao đổi hàng hoá với các thành phố và các vùng khasc của cả nước
+ Nơi hội tụ hai hành lang kinh tế đông tây
+ Thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và với thế giới
2. Sự phân chia hành chính
Thành phố Hà Nội gồm 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
* Đại bộ phận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông hồng
* Có thể chia thành 2 dạng địa hìnhL:
-Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng :chiếm đại bộ phận lãnh thổ có nhiều bãi bồi cao,hồ đầm, các ô trũng
-Vùng đồi núi tập trung ở phía bắc và phía Tây: đồi núi đá vôi thấp trừ Đỉnh Vua (1287m)-Ba vì
-Hướng nghiêng :TB-ĐN
2. Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với một mùa đông lạnhít mưa, mùa Hạ nóng mưa nhiều
- Đặc điểm khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm 24%
+ Lượng mưa trung bình: > 1400mm/ năm.
+ Độ ẩm không khí cao không có tháng nào dưới 75 %
+ Có 2 mùa gió
Gió mùa mùa đông:Từ tháng 10-4, hướng Đông Bắc.
Gió mùa mùa hạ:Từ tháng 5-9, hướng Đông Nam Thường có bão ,hội tụ gió..
+ Tính thất thường, thiên tai.
+ Thuận lợi:
Nông nghiệp phát triển quanh năm.
2 vụ lúa/ năm, phát triển cây vụ đông
+ Khó khăn:
Ngập úng lụt
Hạn hán vào mùa khô
Sâu rầy phát triển
Bão và mưa lớn
- Đối với sinh hoạt: dễ gây bệnh.
3. Thuỷ văn
* Sông ngòi
- Có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhiều khúc sông lớn chảy qua nhất là sông Hồng từ Ba Vì tới Phú Xuyên
- Chế độ nước theo mùa:
+ Mùa lũ từ tháng 5, 6 – 10 cao nhất là tháng 8
+Mùa cạn dài hơn : 7 tháng, lưu luựng nước thấp nhất vào tháng 3.
* Có nhiều hồ tự nhiên :Suối hai, Quan sơn, Hoàn Kiếm, Hồ Tây.........
4. Thổ nhưỡng
- Có 4 loại đất chính: đất phù sa trong đê, đất phù xa ngoài đê, đất bạc màu, đất đồi núi
=> ý nghĩa:Thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả .....
- Cơ cấu sử dụng đất : NN 58,7% , phi NN 35,3% , chưa sử dụng 6%
5. Tài nguyên sinh vật
- Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 2000 ha
- Có nhiều loại chim, thú quý như: Sóc bay, Sơn dương, Trĩ, gà lôi Công,
- Vườn quốc gia: Ba Vì
6. Khoáng sản:
Tương đối phong phú và đa dạng
=> ý nghĩa:
- Nhiên liệu
- Nguyên vật liệu xây dựng.
- Làm sành sứ, gạch ngói.
3.3. Củng cố
- GV Y/c một số HS đánh giá về mặt tự nhiên của thành phố Hà Nội .
IV. Dặn dò
- Học bài cũ
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 48 - Bài 42: Địa lí địa phương-Địa lí Hà Nội
Tiết 48 Bài 42:
địa lí địa phương (Tiếp theo)
địa lí tỉnh hà tĩnh
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Bổ sung và nâng cao những kiến thức về dân cư, lao động của tỉnh. Bao gồm sự phát triển dân số, kết cấu dân số, sự phân bố dân cư và các vấn đề văb hoá, giáo dục, y tế.
- Có cái nhìn khái quát về kinh tế của tỉnh để thấy được Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu.
- Qua việc nắm kiến thức bài học, hình thành ở các em ý thức muốn làm việc gì đó đưa quê hương phát ttriển đi lên.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư Hà Tĩnh.
- Bảng số liệu và tranh ảnh về dân cư và xã hội của Hà Tĩnh.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
3. Bài mới
3.1. Mở bài
Sự gia tăng dân số của tỉnh ta như thế nào? Có kết cấu dân số ra sao? Dân cư tập trung
đông đúc hoặc thưa thớt ở vùng nào? Văn hoá, giáo dục, y tế có sự phát triển như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
3.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
? Qua bảng số liệu trên, em có nhận xét về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh ta qua các năm. Giải thích sự thay đỏi đó?
HS trả lời ; GV chuẩn xác kiến thức.
? Tại sao gia tăng cơ học của Hà Tĩnh luôn âm?
HS trả lời ; GV chuẩn xác kiến thức.
- GV trình bày vấn đề gia tăng cơ giới: gia tăng cơ giới của Hà Tĩnh thường là âm. Do điều kiện kinh tế ở đây còn nhiều khó khăn nên di cư thì nhiều còn nhập cư thì ít. Người dân chuyển đến làm ăn ở các vùng kinh tế mới hoặc đến các vùng trung tâm thành phố, thủ đô công tác và sinh sống ở đó. Đặc biệt là vào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
? ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với đời sống và sản xuất của Hà Tĩnh như thế nào?
HS trả lời ; GV chuẩn xác
- GV nhấn mạnh: Hiện nay mức gia tăng dân số Hà Tĩnh thấp hơn mức trung bình của cả nước.
? Nhìn vào cơ cấu các nhóm tuổi trên, em hãy cho biết Hà Tĩnh có kết cấu dân số trẻ hay già? Thuận lợi và khó khăn của kết cấu dân số đó?
HS trả lời ; GV bổ sung, chốt lại.
? Tỉnh ta có những dân tộc nào? chiếm bao nhiêu dân số của tỉnh?
? Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét cơ cấu dân số của tỉnh ta phân theo các ngành kinh tế?
HS trả lời, GV chuẩn xác.
? Em có nhận xét gì về mật độ dân số tỉnh ta?
HS trả lời, GV chuẩn xác.
? Trình bày sự phân bố dân cư ở tỉnh ta.
HS trả lời, GV chuẩn xác.
? Hãy nêu tên một số danh nhân tiêu biểu ở Hà Tĩnh?
HS nêu tên các danh nhân.
- HS trả lời; GV khắc lại.
? Em hãy kể tên một số loại hình văn hoá dân gian hoặc hoạt động văn hoá truyền thống mà em biết.
? Em có nhận xét gì về tình hình phát triển giáo dục tỉnh ta.
- GV khái quát thuận lợi của tỉnh ta:
+ Diện tích thuộc loại trung bình.
+ Vị trí thuận lợi.
+ Nguồn nhân lực dồi dào, khéo tay.
+ Có đủ thế mạnh của cả miền đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển.
? Nêu các đặc điểm chung của nền kinh tế Hà Tĩnh?
HS trả lời, GV chốt lại.
III. Dân cư và lao động
1. Sự phát triển dân số
- Số dân
Năm 2005 là 1 300,9 nghìn người => quy mô dân số tỉnh ta vào loại trung bình của cả nước.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: 0,78% (năm 2005)
- Gia tăng cơ giới của Hà Tĩnh thường là âm
(xuất cư lớn hơn nhập cư).
2. Kết cấu dân số
a- Kết cấu dân số theo tuổi và giới
+ Kết cấu dân số trẻ
+ Tỉ lệ giới nữ nhiều hơn giới nam
b- Kết cấu dân số theo thành phần dân tộc
Dân tộc Kinh chiếm phần lớn số dân, chiếm tới 90 % số dân.
Dân tộc ít người chiếm tỉ lệ rất thấp gồm các dân tộc Chứt và dân tộc Lào.
c. Kết cấu dân số theo lao động
- Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 70% lực lượng lao động.
- Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
3. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số: 214 người/km2 (năm 2005).
- Phân bố dân cư không đều:
+ Đông đúc ở đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn.
+ Thưa thớt ở trung du và miền núi.
- Các loại hình quần cư: quần cư nông thôn và quần cư đô thị
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
a. Truyền thống văn hoá, lịch sử
Giàu truyền thống văn hoá-lịch sử
b. Giáo dục
Giáo dục-đào tạo của tỉnh nằm trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước
c. Y tế
Không ngừng phát triển, mỗi xã có một trạm y tế, mỗi huyện có một trung tâm y tế
IV. Kinh tế
1. Đặc điểm chung
Nền kinh tế đang có những bước khởi sắc
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình của cả nước và Bắc Trung Bộ
- Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Trong những năm tới cần trao được sự chuyển hoá mạnh mẽ về kinh tế.
3.3. Củng cố
Trả lời câu hỏi 1 trong SGK
IV. Dặn dò
- Học bài cũ+làm bài tập
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 49 - Bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố)-
Địa lí Tỉnh Hà Tĩnh(tiếp theo)
Tiết 49 Bài 43: địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp theo)
địa lí tỉnh hà tĩnh
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu được so với nền kinh tế chung cả nước, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh chậm phát triển nhưng đang đứng trước những triển vọng lớn.
- Nắm được các ngành kinh tế chính, các sản phẩm tiêu biểu của từng ngành cũng như những định hướng phát triển trong thời gian tới.
- Biết đọc, phân tích biểu đồ để nắm vững kiến thức bài học
- Hiểu rõ thực tế địa phương (khó khăn, thuận lợi) để ý thức tham gia, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
- Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh.
- Các bảng số liệu, tranh ảnh về sự phát triển kinh tế Tĩnh.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài cũ
Làm bài tập số 2 SGK
3. Bài mới
3.1. Mở bài
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động có ảnh
hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế ở tỉnh ta? Tình hình phát triển kinh tế Hà Tĩnh có đặc điểm gì? Phương hướng phát triển ra sao? Bài học hôm nay chúng ta đi tìm đáp án cho các câu hỏi đó.
3.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
- GV giới thiệu sơ lược quá trình phát triển kinh tế tỉnh ta đến các ngành kinh tế.
- GV giới thiệu khái quát về ngành nông-lâm-ngư nghiệp:
+ N-L-N là ngành chủ yếu và gắn bó chặt chẽ với nhau nhất là vùng ven núi, ven biển.
+ Nay sản xuất ngày càng được phân ngành (chuyên môn hoá) song vẫn còn rõ nét tính tự cung, tự cấp.
- GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu và trình bày các vấn đề của các ngành kinh tế theo các vấn đề:
+ Điều kiện phát triển (tự nhiên, KT-XH).
+ Vị trí của ngành trong nền kinh tế của tỉnh.
+ Sự phát triển của ngành
+ Các sản phẩm chủ yếu
+ Sự phân bố.
+ Phương hướng phát triển.
- GV phân nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành nông nghiệp
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành ngư nghiệp
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp
Đại diện nhóm trình bày kết quả; GV chuẩn xác kiến thức.
- GV nhấn lại: Hà Tĩnh có đủ thế mạnh của cả miền đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển để phát triển nông-lâm-ngư nghiệp.
? Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp ở tỉnh ta.
? Em có nhận xét về sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh ta như thế nào?
? Hãy nêu tên một số cơ sở sản xuất công nghiệp , thủ công nghiệp (làng nghề truyền thống) ở địa phương mà em biết.
? Hà Tĩnh có những thuận lợi gì để phát triển ngành giao thông vận tải?
? Hãy nêu tên những danh lam, thắng cảnh có giá trị thu hút khách du lịch ở Hà Tĩnh.
? Trình bày phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh ta trong thời gian tới?
HS trả lời; GV chuẩn kiến thức.
IV. Kinh tế
2. Các ngành kinh tế
a. Nông-lâm-ngư nghiệp
* Khái quát tình hình phát triển
- Khu vực Nông-lâm-ngư nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế,
- Có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng của ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, giẩm tỉ trọng của ngành lâm nghiệp.
a.1) Nông nghiệp
* Trồng trọt
- Cây lương thực: chiếm vị trí quan trọng nhất trong của ngành trồng trọt gồm:
+ Cây lúa (quan trọng nhất). Diện tích trồng lúa nhiều nhất: Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên.
Năng suất lúa nhìn chung chưa cao, cao nhất là Đức Thọ.
Sản lượng: chiếm khoảng 80% tổng giá trị cây lương thực toàn tỉnh.
Mùa vụ: 2 vụ chính, có thể cấy 3 vụ/ năm.
Vụ Đông Xuân (quan trọng nhất) và hè Thu.
Các loại cây lương thực khác: khoai lang, ngô, khoai, sắn trồng ở các vùng bãi,vùng đồi..
- Cây công nghiệp: Tình hình phát triển chưa cao, giá trị xuất khẩu còn thấp, gồm có: Lạc (nhiều nhất ở Thạch Hà, Kì Anh, Hương Khê, Đức Thọ), chè (trồng nhiều ở: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang), vừng, cao su, ớt
- Cây ăn quả: bưởi Phúc Trạch (Hương Khê), cam bù (Hương Sơn), hồng vuông (Thạch Hà)
* Ngành chăn nuôi
+ Chăn nuôi trâu bò: Thạch Hà, Kì Anh, Đức Thọ
+ Chăn nuôi hươu: Hương Sơn, Hương Khê.
+ Chăn nuôi lợn: Thạch Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên.
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm: ngan, ngỗng, gà, vịt
+ Chăn nuôi dê.
a.2) Lâm nghiệp
- Diện tích rừng khoảng 250 nghìn ha
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm đạt trên 200 tỉ đồng.
- Phấn đấu đưa độ che phủ của rừng lên trên 50%.
a. 3) Ngư nghiệp
- Ngư nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
- Ngành nuôi trồng phát triển hơn ngành đánh bắt.
b. Công nghiệp
- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp, chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
- Các ngành công nbgiệp chủ yếu: chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng
- Thủ công nghiệp có sự khởi sắc với những sản phẩm thủ công cổ truyền nổi tiếng như mộc Thái Yên, rèn Trung Lương, dệt Thạch Đồng
c. Dịch vụ
Các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển và đa dạng: ngân hàng, tài chính, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, du lịch
3. Phương hướng phát triển kinh tế
Các phương hướng trong những năm tới:
+ Khai thác tốt mọi nguồn lực
+ Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
=> Đưa Hà Tĩnh trở thành một tỉnh phát triển của miền Trung.
3.3. Củng cố
? Nêu tên các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chính của Hà Tĩnh. Các sản phẩm đó được sản xuất ở đâu?
IV. Dặn dò
- Học bài cũ
- Ôn tập tất cả các bài học của học kì II, chuẩn bị cho tiết ôn tập học kì II.
File đính kèm:
- DIA LY DIA PHUONG TP HA NOI.doc