I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư và xã hội Tây Ninh.
Hiểu rõ thực tế địa phương.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng bản đồ, vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ:
Ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Địa lí tự nhiên, dân cư và xã hội Tây Ninh.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên, hành chính Tây Ninh.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Tuần 32: Địa lí địa phương: Địa lí tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 47
Tuần dạy: 32
Ngày dạy: 08/4/2013
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH TÂY NINH
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư và xã hội Tây Ninh.
Hiểu rõ thực tế địa phương.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng bản đồ, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Thái độ:
Ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
NỘI DUNG HỌC TẬP: Địa lí tự nhiên, dân cư và xã hội Tây Ninh.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bản đồ tự nhiên, hành chính Tây Ninh.
Học sinh:
Tìm hiểu vị trí địa lí tỉnh Tây Ninh.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây ninh.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra miệng: Không.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Nắm vững vị trí địa lí và giới hạn của Tây Ninh.
b. Kĩ năng: Xác định vị trí và giới hạn Tây Ninh trên bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bản đồ hành chính Tây Ninh.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Dựa vào lược đồ tỉnh Tây Ninh, xác định vị trí địa lí của tỉnh ?
Diện tích (4.035,45 km2), giới hạn ? (Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. )
Ý nghĩa của vị trí địa lí ? (Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Về phát triển kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái LanTây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).
Bước 2: Dựa vào kiến thức lịch sử và hiểu biết, nêu tóm tắt quá trình hình thành tỉnh ? (Tây Ninh được khai phá từ giữa thế kỷ XVII do luồng dân cư từ phía Bắc vào. Đến đầu thế kỷ XIX (1837- Minh Mạng thứ 18), phủ Tây Ninh được thành lập với 2 huyện: Tân Ninh và Quang Hoá). Các đơn vị hành chính ?
I. Vị tri địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính:
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ:
Vị trí:
Đ
Giáp Cam-pu-chia, Long An, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước.
ð Có vị trí quan trọng về kinh tế lẫn quốc phòng.
2. Sự phân chia hành chính:
Được khai phá cách đây hơn 300 năm.
Gồm 1 thị xã, 8 huyện, 8 thị trấn, 5 phường và 82 xã.
HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Nắm vững điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Tây Ninh.
b. Kĩ năng: Phân tích được những tiềm năng tự nhiên của Tây Ninh trên bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên Tây Ninh.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Nêu đặc điểm địa hình Tây Ninh (là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long.) ? Ảnh hưởng đến dân cư và phát triển kinh tế - xã hội như thế nào ?
Bước 2: Nét đặc trưng về khí hậu ? (Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 26,90C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400 – 2000 mm {lượng mưa trong năm 1.578,7 mm}, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 78%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô ). Thuận lợi và khó khăn do khí hậu đem lại ?
Bước 3: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi ? Vai trò của sông ? (Về tài nguyên nước: Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông).
Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh (thuộc tỉnh Bình Phước) cao trên 200m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước, Bình Dương.
Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước đã được xây dựng là công trình hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3, diện tích mặt nước 27.000 ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000ha) có khả năng tưới cho 175.000ha đất canh tác của Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Long An.
Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km (151km chảy trong địa phận Tây Ninh). Con sông này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
Vai trò của hồ Dầu Tiếng ? (Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha).
Đặc điểm nước ngầm ? (Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp).
Bước 4: Các loại thổ nhưỡng và sự phân bố ?
Ý nghĩa đối với sản xuất ? (các nhóm đất chính: đất xám có diện tích 338.833 ha chiếm 84,13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng, thuận tiện cơ giới hóa, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày như mía, mì, đậu phộng, cao su. Ngoài ra còn có đất phèn (6,3%), đất đỏ vàng (1,7%), đất than bùn (0,3%)...)
Hiện trạng sử dụng ? (một số vấn đề tiêu cư, chưa hợp lí trong sử dụng, sở hữu).
Bước 5: Đặc điểm sinh vật Tây Ninh ?
Hiện trạng thảm thực vật ? (Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Các loài động vật hoang dã ? (“Tây Ninh: Thu giữ hơn 180 kg động vật hoang dã”: Vào lúc 20 giờ 40 phút ngày 23-8, Đội tuần tra lưu động –Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh phối hợp với Cảnh sát 113 đã khám xét nhà của ông Lê Trí Thức, tại tổ 6, ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân, Thị xã Tây Ninh phát hiện trong nhà có chứa một số lượng lớn động vật hoang dã thuộc diện cấm săn bắt.Tang vật tạm giữ gồm: 153 kg kỳ đà (thuộc nhóm 2B, quí hiếm, cấm mua bán) và hơn 30 kg rắn hổ mây, long thừa; 29.921.000 đồng, 3 chiếc xe gắn máy (dùng để chở động vật hoang dã), 1 cân bàn loại 30 ký, 1 điện thoại di động và 50 chiếc bao lưới dùng để đựng rắn. Thức khai nhận số động vật kể trên có được là do mua gom từ các vệ tinh chuyên săn bắt, mua bán động vật hoang dã trái phép tại địa phương để chuẩn bị đưa về các nhà hàng, khách sạn tại TPHCM tiêu thụ. . Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng của tỉnh Tây Ninh đã thu giữ và thả về rừng tự nhiên hơn 500 kg động vật hoang dã từ họat động mua bán, vận chuyển trái phép)
Vườn quốc gia ? (Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30 km về phía bắc tây bắc, theo đường 781, diện tích 18.765 ha với tọa độ từ 11°02' tới 11°47' vĩ bắc, và từ 105°57' tới 106°04' kinh đông trong vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ. Ngày 12 tháng 7 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 91/2002/QĐ-TTg chính thức chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát thành vườn quốc gia. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích vườn quốc gia này là 18.765 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.594 ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.084 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 87 ha. Trách nhiệm quản lý vườn quốc gia được chuyển giao từ Sở NN&PTNT sang UBND tỉnh Tây Ninh. Hiện tại Ban Quản lý vườn quốc gia có 22 cán bộ biên chế, 53 cán bộ hợp đồng và 13 trạm bảo vệ rừng).
Bước 6: Các loại khoáng sản chính và sự phân bố của chúng ? Ý nghĩa đối với phát triển kinh tế ?
(Về khoáng sản của Tây Ninh, chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3 , được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào khoảng 1.300 – 1.400 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà huyện Hòa Thành).
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình:
Tương đối bằng phẳng và ít phức tạp.
Hướng nghiêng: Đông bắc – Tây nam.
2. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm 270C.
Lượng mưa: 1.900 – 2.300mm.
Độ ẩm: 78,4%.
Có 2 mùa: Mưa và khô phù hợp với 2 mùa gió.
3. Thuỷ văn:
Mạng lưới sông ngòi, rạch tương đối, nhưng mật độ còn thấp, hướng chảy phức tạp, chế độ nước theo mùa.
Hồ Dầu Tiếng – Công trình thuỷ lợi lớn nhất nước.
Nước ngầm phong phú.
4. Thổ nhưỡng:
Nhiều loại, đặc biệt là đất xám thích hợp trồng lương thực, hoa màu và cây công nghiệp.
5. Tài nguyên sinh vật:
Đa dạng sinh học, nhiều loài quý hiếm.
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
6. Khoáng sản:
Gồm: Than bùn, vật liệu xây dựng, nước khoáng.
Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Nắm vững đặc điểm dân cư và xã hội của Tây Ninh.
b. Kĩ năng: Phân tích số liệu thống kê.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bảng số liệu thống kê về dân cư, xã hội Tây Ninh.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận ; Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết, cho biết:
Nhóm 1:
Số dân Tây Ninh ?
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm ? (Bảng 9.2 SGK)
Gia tăng cơ giới ?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số ? (gia tăng tự nhiên)
Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất ? (tiêu cực và tích cực)
Nhóm 2:
Đặc điểm kết cấu dân số (bảng 10.1 SGK): Kết cấu dân số theo giới tính, độ tuổi (bảng 10.2 SGK), theo ngành (bảng 10.3 SGK), kết cấu dân tộc (trang 47 SGK) ?
Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế - xã hội?
Nhóm 3:
Mật độ dân số ?
Phân bố dân cư ? (Dân cư phân bố không đều tập trung đông ở thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Các huyện phía Bắc dân cư thưa thớt như Tân Châu, Tân Biên). Những biến động trong phân bố dân cư ?
Các loại hình cư trú chính ?
Nhóm 4:
Các loại hình văn hoá dân gian ? Các hoạt động văn hoá truyền thống và hiện đại ?
Tình hình phát triển giáo dục: Số trường, lớp, học sinh qua các năm ?
Chất lượng giáo dục ?
Tình hình phát triển y tế: Số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế qua các năm ? Hoạt động y tế của tỉnh ?
Bước 2: Sau 10 phút thảo luận, đại diện các nhóm lần lượt báo cáo. Giáo viên gọi bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
Số dân: 1.067.674 người (2009).
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: khoảng 1%.
Gia tăng cơ giới ngày càng phổ biến.
2. Kết cấu dân số:
Theo giới tính: Nữ chiếm đa số 50,19%.
Theo độ tuổi: Trong độ tuổi chiếm 68,4% dân số (2009).
Theo ngành: Lao động trong nông-lâm-ngư nghiệp chiếm đa số 44,77%.
Kết cấu dân tộc: Đa số là người Kinh 98,4%.
3. Phân bố dân cư:
Mật độ dân số: 265 người/km2(2009).
Dân cư phân bố không đều.
Các loại hình cư trú: Xóm, làng, xã
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế:
Các loại hình văn hoá dân gian: Lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo,
Giáo dục: cơ sở vật chất được cải thiện, chất lượng ngày càng cao.
Y tế: Được nâng cấp và trang bị ngày càng hiện đại.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Tổng kết:
1.1. Xác định vị trí địa lí và giới hạn của Tây Ninh trên bản đồ hành chính ?
1.2. Tây Ninh có nhiều loại đất, đặc biệt là đất xám, thích hợp trồng:
a. Lúa mì.
b. Lương thực, hoa màu.
c. Cây công nghiệp.
d. Câu (b và c) đúng.
1.3. Tây Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện qua:
a. Nhiệt độ trung bình năm lớn.
b. Lượng mưa lớn, có 2 mùa mưa và khô phù hợp với 2 mùa gió.
c. Độ ẩm cao.
d. Tất cả đều đúng.
1 Đáp án: 4.2 ( d ), 4.3 ( d ).
Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 147 sách giáo khoa.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 42: “Địa lí tỉnh Tây Ninh” (Tiếp theo):
Đặc điểm chung về kinh tế ?
Tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Tây Ninh ? Phương hướng phát triển đến năm 2020 ?
Hiện trạng và biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường Tây Ninh ?
Phương hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ?
PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Tiet 47 Dia li 9.doc