Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48 - Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo ( tiếp theo )

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển giao thông vận tải biển. Thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

- Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững.

- Thấy được thực trạng giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nước ta , từ đó đề ra các phương hướng chính nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển để phát triển kinh tế bền vững.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.

- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.

3. Thái độ:

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48 - Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo ( tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN PHÒNG GD – ĐT THÀNH PHỐ TÂN AN &œ Bài dạy: TIẾT 48 BÀI 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO ( tiếp theo ) Giáo viên dạy: Nguyễn Thanh Sang Đơn vị: Trường THCS Hướng Thọ Phú – Tân AnNgày dạy: 15/3/ 2012 tiết 4 Lớp dạy: Lớp 9.3 Trường THCS Thống Nhất – Tân An Bài dạy: TIẾT 48 BÀI 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO ( tiếp theo ) I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển giao thông vận tải biển. Thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. - Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững. - Thấy được thực trạng giảm sút của tài nguyên biển, vùng ven bờ nước ta , từ đó đề ra các phương hướng chính nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển để phát triển kinh tế bền vững. 2. Kĩ năng: - Nhận biết sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.. - Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là dầu khí. - Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển – đảo. II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển Việt Nam. - Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta; sự ô nhiễm, suy giảm tài nguyên, môi trường biển; các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài, học bài cũ. III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào ? - Vùng biển nước ta có thể phát triển tổng hợp được những ngành kinh tế biển nào? ( Hoàn chỉnh sơ đồ ) 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV: Vùng biển nước ta có rất nhiều khoáng sản có giá trị kinh tế, đó là những loại khoáng sản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 3. GV: Kể tên một số khoáng sản chính trong vùng biển nước ta? HS: Dầu mỏ, khí đốt, cát trắng, ôxit ti tan, muối GV: Xác định trên lược đồ một số khoáng sản biển ở nước ta ? HS: xác định vị trí các mỏ khoáng sản. GV: Tiềm năng phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển nước ta ? HS: * Tiềm năng: - Biển nước ta có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, muối, ti tan, cát trắng, GV: Quan sát hình ảnh, hãy cho biết hình ảnh thể hiện ngành sản xuất nào ? GV: Em hãy cho biết đặc điểm phát triển nghề muối ở nước ta ? HS: Nghề muối phát triển mạnh, nhất là ở ven biển Nam Trung Bộ. GV: Đó chính là thực trạng về sự phát triển nghề muối ở nước ta. GV: Tại sao nghề làm muối lại phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ ? HS: Khu vực này có: Khí hậu nhiệt đới số giờ nắng trong năm cao, ít mưa. Ven biển có ít sông ngòi đổ ra, nước biển ít lẫn tạp chất. GV: Cho HS quan sát ảnh khu khai thác titan và giới thiệu một số thông tin về tiềm năng phát triển, việc sử dụng titan vào các sự phát triển các ngành xi mạ... GV: Bên cạnh đó có cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê (đặc biệt là ở đảo Vân Hải tỉnh Quảng Ninh và Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa) GV: Đọc thông tin bảng số liệu về khai thác dầu thô: Sản lượng dầu thô các năm: - Năm 1999: 15,2 triệu tấn. - Năm 2000: 16,2 triệu tấn. - Năm 2002: 16,9 triệu tấn. GV: Em có nhận xét gì về tình hình phát triển của ngành khai thác dầu khí ? HS: Khai thác dầu khí phát triển mạnh và tăng nhanh. GV: Yêu cầu HS lên xác định các mỏ dầu và khí ở nước ta. HS: Mỏ dầu như Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại Hùng. Mỏ khí như Lan Tây và Lan Đỏ. GV: Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta? HS: + Tập trung ở thềm lục địa, với trữ lượng lớn. + Ngành công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành và phát triển. + Công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. => Là ngành kinh tế mũi nhọn. GV: Cho HS quan sát hình ảnh khai thác dầu khí và nhà máy lọc dầu Dung Quất, giới thiệu vài nét về quá trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. GV: Cho học sinh quan sát hình nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ và nhà máy sản xuất phân đạm, giới thiệu về xu hướng phát triển ngành hóa dầu kết hợp với các ngành sản xuất khác. GV: Thực trạng phát ngành khai thác dầu khí của Việt Nam ? * Thực trạng: + Công nghiệp hóa dầu đang hình thành và phát triển. + Công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. è Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. GV: Nguồn năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng là nguồn tài nguyên không thể thiếu để phát triển công nghiệp. Tuy sản lượng dầu khí nước ta tăng liên tục qua các năm, song vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất. Trên thực tế nguồn dầu khí nước ta đang khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt nên ta phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên quí giá này. Chính vì thế con người đã không ngừng tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế như năng lượng Mặt Trời, gióđể vừa đảm bảo phục vụ sản xuất đồng thời bảo vệ được môi trường. GV: Để góp phần bảo vệ môi trường, trong quá trình khai thác và vận chuyển dầu khí chúng ta cần chú ý điều gì? HS: Không để xảy ra sự cố tràn dầu, rò rỉ ống dẫn dầu, vận chuyển dầu khi có mưa bão, cháy chìm tàu. GV: Một ngành kinh tế khác cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế , đó là ngành giao thông vận tải biển.Chúng ta sang phần 4. GV: Cho học sinh quan sát hình 39.2: Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển tổng hợp ngành giao thông vận tải biển ? HS: + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Ven biển nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng. GV: Xác định một số tuyến đường biển nội địa và quốc tế? HS: + Trong nước: từ Hải Phòng đến Đà Nẵng, Hải Phòng đếnVũng Tàu + Ngoài nước: Hải Phòng đến Sin-ga-po, Hải Phòng đến Ma-ni-la.. GV: Hiện nay nước ta có bao nhiêu cảng biển lớn nhỏ? HS: Khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ. GV: Yêu cầu HS xác định 3 cảng quốc tế quan trọng của nước ta. HS: + Cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn. GV: cho HS quan sát ảnh một số cảng, giới thiệu cảng có công suất lớn nhất : cảng Sài Gòn (12 triệu tấn/năm). GV: Nêu phương hướng phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển nước ta? HS: +Hệ thống cảng biển sẽ được phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa nhằm nâng công suất các cảng biển lên 240 triệu tấn ( năm 2010 ). + Đội tàu biển: phát triển nhanh đội tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu, tàu chuyên dụng hiện đại ( xem ảnh minh họa). Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn : Bắc bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. + Dịch vụ hàng hải: phát triển toàn diện. GV: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta? HS: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới góp phần đưa nước ta hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. GV: Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. GV:Việc khai thác quá mức tài nguyên biển đã gây tác hại như thế nào đến tài nguyên và môi trường biển, đảo. Chúng ta cùng tìm hiểu phần III. GV: Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo. GV: Chia lớp ra làm 6 nhóm, thảo luận trong thời gian 3 phút. * Nhóm 1, 2: Thực trạng của tài nguyên và môi trường biển – đảo nước ta trong những năm gần đây? * Nhóm 3, 4: Nguyên nhân của thực trạng trên? * Nhóm 5, 6: Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển – đảo? Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả. GV yêu cầu HS nhận xét nội dung trả lời từng nhóm. Sau đó GV chuẩn xác kiến thức. HS: trả lời. * Nhóm 1,2: Thực trạng: + Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. + Nguồn lợi hải sản giảm (một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng). + Sản lượng đánh bắt gần bờ ngày càng ít. * Nhóm 3,4: Nguyên nhân: + Khai thác rừng ngập mặn bừa bãi. + Đánh bắt hải sản quá mức. + Môi trường biển bị ô nhiễm. (do các chất độc hại trên bờ theo nước sông đổ ra biển, hoạt động giao thông trên biển, khai thác dầu khí và tràn dầu khi đắm tàu) * Nhóm 5,6: Hậu quả: - Chất lượng môi trường vùng biển ngày càng giảm sút. - Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển. - Ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch biển . GV: Đứng trước nguy cơ bị suy thoái nguồn tài nguyên và môi trường biển – đảo Đảng và nhà nước ta đã có những giải pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo ? Chúng ta cùng sang phần 2. GV: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? HS: + Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. + Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. + Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. + Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. + Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. GV: Để góp phần tích cực trong sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm vượt qua những thử thách to lớn về ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam đã tham gia một số công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường biển: + Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. + Công ước Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra. + Công ước Basel về kiểm soát sự di chuyển qua biên giới các chất thải độc hại và các biện pháp hủy bỏ các chất thải này. + Công ước đa dạng sinh học. + Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước GV: Bản thân em tham gia bảo vệ môi trường biển đảo như thế nào? HS: + Không xả rác bừa bãi khi tham quan các khu du lịch biển. + Tham gia kêu gọi mọi người có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường. + Không đồng tình với các hành vi gây ô nhiễm môi trường . + Bản thân em góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp bằng những hành động cụ thể II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( tiếp theo ). 3.Khai thác và chế biến khoáng sản biển . * Tiềm năng: - Vùng biển nước ta giàu khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, titan, cát trắng, muối * Thực trạng: - Nghề muối phát triển mạnh, nhất là ở ven biển Nam Trung Bộ. - Khai thác dầu khí phát triển mạnh và tăng nhanh. + Công nghiệp hóa dầu đang hình thành và phát triển. + Công nghiệp chế biến khí tự nhiên phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. è Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. 4.Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. * Tiềm năng: + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Ven biển có nhiều vũng, vịnh và cửa sông thuận lợi xây dựng cảng . * Thực trạng: phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo. 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. * Thực trạng: - Diện tích rừng ngập mặn giảm. - Nguồn lợi hải sản giảm. - Sản lượng đánh bắt gần bờ ngày càng ít. * Nguyên nhân: - Khai thác rừng ngập mặn bừa bãi. - Đánh bắt hải sản quá mức. - Môi trường biển bị ô nhiễm. * Hậu quả: - Chất lượng môi trường vùng biển ngày càng giảm sút. - Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển. - Ảnh hưởng xấu đến các khu du lịch biển . 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Củng Cố: Hoàn chỉnh sơ đồ hệ thống hóa (sơ đồ tư duy) nội dung vấn đề : Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo. 2/ Hoàn chỉnh sơ đồ: Tình hình phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. 2. Dặn dò: - Học bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo (tiếp theo) - Chuẩn bị bài 40:Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí. + Dựa vào bảng 40.1 tìm những đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. + Dựa vào biểu đồ đã vẽ ( H 40.1) nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, và chế biến dầu khí ở nước ta ?

File đính kèm:

  • docBai 39 Dia ly 9.doc
Giáo án liên quan