A- Mục tiêu:
- Bổ sung và nâng cao những kiến thức vè địa lí dân cư, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhận xét về đặc điểm kinh tế của tỉnh.
- Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước, biết thế mạnh kinh tế của tỉnh.
B- Các thiết bị dạy học cần thiết
Bản đồ kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48: Địa lí tỉnh (thành phố) ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 48 ĐỊA LÍ TỈNH (THÀNH PHỐ) ( tiếp theo)
Mục tiêu:
- Bổ sung và nâng cao những kiến thức vè địa lí dân cư, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhận xét về đặc điểm kinh tế của tỉnh.
- Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước, biết thế mạnh kinh tế của tỉnh.
B- Các thiết bị dạy học cần thiết
Bản đồ kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
C- Tiến trình tiết dạy:
1- Ổ định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vị trí địa lí của tỉnh Quảng Ngãi, vị trí đó có những thuạn lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
3- Giảng bài mới:
GV: Địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, dân cư Quảng Ngãi phân bố như thế nào, cơ câu dân số ra sao, ảmh hưởng gì đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế bài học hôm nay chúng cùng tìm hiểu những đặc điểm đó.
Các hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1 Hoạt động nhóm
GV: hướng dẫn cá nhóm thảo luận.
HS: Mỗi nhóm nghiên cứu một lĩnh vực.
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV chuẩn xác kiến thức
Dân số tỉnh Quảng ngãi thường xuyên tăng lên, từ 1.082,2 nghìn người (năm 1990) lên 1.149 nghìn người (năm 1995) và đạt 1.216,59 nghìn người (năm 2000). Chiếm 1,57% dân số cả nước.
Tốc độ gia tăng dân số tương đối cao, năm 2000 1,41% ( sinh 20,18%; tử 6,1%), tương đương với mức trung bình của cả nước.
Mức tăng dân số tự nhiên có sự phân hóa giữa vùng đồng bằng với vùng đồi núi, giữa thành thị với nông thôn, vùng đồng bằng và các đô thị dan số tăng chậm hơn ở vùng đồi núi và khu vực nông thôn.
Gia tăng dân số có tác động tới sự phát triển dân số là nguòn lao động dồi dào.
Người Quảng Ngãi cần cù chịu khó có khẳ năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật, được tôi luyện trong khó khăn gian khổ, còn hạn chế về trình độ học vấn, chuyen môn nghiệp vụ
Vùng đồng bằng mật độ cao hơn cả nước 2,3 lần, so với vùng đồi núi gấp 8,9lần. Đông dân như Quảng ngãi, Lí Sơn , Tư Nghĩa, thưa dân như Sơn Tây, Ba Tơ.
Cả tỉnh có 2 trường cao đẳng ( có 1 đã lên đại học)
HĐ2
GV nêu đặc điểm chung nền kinh tế;
Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với điểm xuất phát thấp.
Tổng sản phẩm GDP tăng liên tục, từ năm 1997 tốc độ giảm dần và đạt khoảng 6,5% năm 2000, nửa sau thập kỉ 90 ( 1996- 2000), tốc độ tăng trung bình năm 8,6% cao hơn mức bình quân toàn quốc.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. khu vực I ( nông lâm ngư nghiệp) có chiều hướng giảm nhanh 56,5%năm 1990 xuống 43,6% năm 2000. Khu vực II ( công nghiệp xây dựng), khu vực III ( dịch vụ) tăng, tương ứng là 16,2% lên 21,5%; từ 27,3% lên 34,9%.
Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 24,3% của địa phương 9,2%, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 75,7% đã và đang phát huy thế mạnh.
III DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
1-Gia tăng dân số
- số dân 1.216,59 nghìn người (năm 2000).
- tỉ lệ gia tăng dân số qua các năm tương đối cao, 1,41% ( sinh 20,8%, tử 6,1%).
2- kết cấu dân số:
- Năm 2000 giới tính của nữ 621,66 nghìn người ( 51,1% dân số), nam 594,93 nghìn người ( 48,9% dân số), tỉ lệ nưc giảm đi chút ít.
- Kết cấu dân số theo độ tuổi. (năm 1999)
Nhóm tuổi
Dân số ( người)
% so với dân số tỉnh
0 – 14
417.236
35,1
15 – 59
652.461
54,8%
Từ 60 trở lên
120.369
10,1
Kết cấu theo lao động:
Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 49,8% ( năm 2000), đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật chiếm4,3% lực lượng lao động, trong đó trình độ cao đắng đại học, tren đại học 1,18%, trung cấp, công nhân kĩ thuật 3,12%.
3-Phân bố dân cư;
Mật dộ dân số 237 người/ km2, 83,9% ở đồng bằng, vùng đồng bằng gấp 8,9 lần vùng núi.
4. Tình hình phát triển văn hóa giáo dục (năm 2001)
Có 232 trường tiểu học, 120 trường THCS, 23 trường THPT, 5 trường kết hợp cả tiểu học và THCS, 10 trường kết hợp cả THCS và THPT.
Có 300.943 học sinh và giáo viên ( THCS 92.311 HS, 3741GV).
Có 13 bệnh viện, 17 phòng khám khu vực 169 trạm y tế phường xã, 350 bác sĩ. ( năm 2000)
IV KINH TẾ:
Đặc điểm chung:
Quá trình chuyển đổi cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ.
Cơ cấu kinh tế GDPcủa Quảng Ngãi.
Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trong cơ cấu kinh tế nong lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao, công nghiệp chưa khẳng định được vai trò then chốt trong nền kinh tế, đời sông một bộ phận nhân dân còn khó khăn, thu nhâp bình quân đầu người chưa bằng ½ mức tb của cả nước. nguyên nhân do điểm xuất phát thấp, việc trỉên khai chậm nhà máy lọc dầu Dung Quốc.
4- Cũng Cố; - Nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh?
- Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh?
5- Hướng dẫn sau bài học: Chuẩn bị bài 43 Địa lí tỉnh ( tiếp theo)
Soạn: 17- 4 Tiết 49
ĐỊA LÍ TỈNH (THÀNH PHỐ) ( Tiếp theo)
Mục tiêu:
Làm cho HS biết được những đặc điểm của các ngành kinh tế, vị trí cơ cấu phân bố và phương hướng phát triển của các ngành: Công nghiệp; nông nghiệp; dịch vụ của tỉnh.
Những dấu hiệu suy giảm tái nguyên và ô nhiẽm môi trường của tỉnh ( thành phố)
Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
Tiến trình tiết dạy:
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ
Nêu dặc điểm chung kinh tế của tỉnh Quảng ngãi.
3- Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nôi dung ghi bảng
Giá trị Xuất khẩu tăng nhanh từ 294 tỉ đồng ( 1990), lên hơn 585 tỉ đồng (1995), đạt 1098 tỉ (2000), tốc độ tăng TB năm trong thời kì 1990- 2000 là 13,2%.
Cơ cấu kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Nhóm ngành nổi trội là công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thực phẩm và đồ uống.
- Phân bố công nghiệp: bên cạnh hình thành khu Công nghiệp tổng hợp Dung Quốc gắn với cảng nước sâu Chu Lai, hình thành một số khu công nghiệp tập trung.
+ Khu công nghiệp phía Tây TP Quảng Ngãi, Khu công nghiệp phía bắc của tỉnh chr yếu phục vụ công nghiệp Dung Quất, Phia Nam hình thành khu công nghiệp Phổ Phong.
Trong chăn nuôi áp dụng công nghệ sinh học vào công tác cải tạo giống như sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, nuôi gia cầm siêu thịt, siêu trứng nhưng qui mô nhỏ hộ gia đình.
IV Đặc diểm kinh tế
2- Các ngành kinh tế
a) Công nghiệp:
- Vị trí: Trong cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi, hiện công nghiệp vẫn còn nhỏ bé, chiếm 21,5% GDP năm 2000
- Hiện nay cả tỉnh có 65 doanh nghiệp công nghiệp thuộc các loại hình khác nhau, khoảng 1,2 vạn cơ sở và hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Khu Công nghiệp tổng hợp Dung Quốc gắn với cảng nước sâu Chu Lai,
Khu công nghiệp phía Tây TP Quảng Ngãi, Khu công nghiệp phía bắc của tỉnh chủ yếu phục vụ công nghiệp Dung Quất, Phia Nam hình thành khu công nghiệp Phổ Phong.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Mía đường, bia, nước giải khát, bánh kẹo, gạch men, ngói, đá xây, hóa chất gỗ giấy.
b) Nông nghiệp:
- Vẫn là ngành kinh tế chính, chiếm 43,5% GDP thu hút gần 80% lao động, tốc độ tăng trưởng Tb năm5,66%
Cơ Cấu:
+ Trong nông nghiệp ưu thế hoàn toàn thực về ngành trồng trọt: Cây lương thực được gieo trồng ở mọi nơi, bình quân theo đầu người năm 2000 là 276,6kg. Cây công nghiệp chiếm 20,4% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
+ Chăn nuôi là ngành giữ vị trí thứ yếu chiếm 23,2% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
+ Ngư nghiệp: Tỉ trọng của ngành trong GDP của tỉnh 23,7% năm 2000
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGƯ NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI
Các hoạt động
1990
1995
2000
Giá trị
( tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị
( tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị
( tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Toàn ngành
130,7
100,0
246,1
100,0
430,0
100,0
Đánh bắt
127,1
97,2
227,2
92,3
372,0
86,5
Nuôi trồng
3,6
2,8
18,9
7,7
58,0
13,5
Sản lượng hải sản đánh bắt tăng từ 18,5 nghìn tấn ( năm 1990) lên 66,4 nghìn tấn ( năm 2000).
Nhành lâm nghiệp cần chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỉ trọng khai thác, chấm dứt nạn chặt phá rừng bừa bãi, đẩy nhanh việc trồng rừng, phủ phần đất trống lâm nghiệp dang còn trống.
Phương tiện vận tải đường bộ, tính dến năm 2000 có 937 xe tải các loại, với năng lực 4,881 tấn và 335 xe ô tô khách, 8600 ghế, 9 thuyền máy chở khách với 108 ghế.
Năm 1990 cả tỉnh có 987 máy điện thoại, năm 2000 có 2,5 vạn máy, đạt mức 2 máy/ 100 người dân.
Có nhiều di tích danh lam thắng cảnh: Bãi biển Sa Huỳnh, bãi biển Mỹ khê, khu chứng tích Sơn Mỹ, núi Thiên Ấn ( trên đỉnh có ngôi chùa cổ, một khu bảo tháp và mộ cụ Huỳnh Thúc kháng), khu di tích khảo cổ Sa Huỳnh, thành cổ Châu Sa ( Sơn Tịnh), di tích Ba Tơ, các lễ hội như lễ hội Nghinh Ông.
+ Lâm nghiệp:
Năm 2000 đạt 95,3 tỉ đồng, chiếm 5,3% giá trị sản xuất của khu vực I. Quảng Ngãi là một trong những tỉnh khai thácnhiều gỗ của cả nước.
Hiẹn nay diện tích rừng của tỉnh chỉ còn 126,6 nghìn ha ( 91,9 nghìn ha rừng tự nhiên, 34,7 nghìn ha rừng trồng.
c) Dịch vụ:
Dịch vụ là ngành quan trọng trong nền kinh tế Quảng ngãi, đóng góp hơn 1/3 GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 10,8% vào những năm 1996-2000.
Giao thông vận tải: các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – nam, quốc lộ 24, gai thong đường sông kém phát triển.
Bưu chính viễn thông đã phát triển nhanh các dịch vụ chuỷen phát nhanh, điện hoa, dịch vụ “ nhắn tin Việt Nam”, dịch vụ internet.
Thương mại: Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng lên đạt trên 6,7 triệu USD năm 2000, hoạt động xuất khẩu còn hạn chế do chưa tạo được mũi nhọn xuất khẩu, nhập khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng.
Du lịch: Có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch du lịch, tuy nhiện hiện nay đang còn những hạn chế nhất định.
V. Bảo vệ tài nguyên môi trường
VI phương hướng phát triển kinh tế:
4- Hướng dẫn sau bài học:
- Làm bài tập 1/150.
Chuản bị bài thực hành.
Tiết 50
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TÉ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
Mục tiêu:
- Làm cho HS có khả năng phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên. Từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên.
- Biết cách vẽ biểu dồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ.
B- Các thiết bị dạy học cần thiết:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam
- Bút chì, bút màu, thước kẻ.
C- Tiến trình tiết dạy:
1- ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp Quảng Ngãi.
- Trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi.
3- Giảng bài mới
1-Phân tích mối quan hệ giưã các thành phần tự nhiên:
HĐ1 Hoạt động nhóm.
- Địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu, sông ngòi?
HS : Địa hình đồi núi chiếm tới gàn 2/3 lãnh thổ của Quảng Ngãi, đồi núi ở phía Tây, đồng bằng ở phía đông, núi hình vòng cung hai đầu lấn ra sát biển đã làm cho:
+ Khí hậu khô nóng, ít mưa về mùa hạ do gió Tây Nam sau khi vược qua dãy Trường Sơn đã đổ mưa ở bên sường Tây, về mùa đông gió đông bắc qua biển, gặp dãy Trường Sơn gây mưa. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12.
+ Sông ngòi bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển Đông, ngắn, dốc, lòng sông cạn và hẹp.
- Khí hậu có ảnh hưởng gì đến sông ngòi?
- Do mưa phân bố không đều trong năm, mưa nhiều vào cuối mùa hạ và đầu mùa đông, nên lưu lượng nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùa trong năm: mùa lũ và mùa cạn. Sự phân bố quá chênh lệch về lưu lượng giữa các mùa nên lúc thì gây lũ lụt trầm trọng, khi thì hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Do khí hậu và địa hình nên làm cho lũ lên nhanh và đột ngột.
- Địa hình khí hậu có ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng?
Do địa hình và khí hậu nên lãnh thổ Quảng Ngãi có nhiều loại đất: đất cát biển, đát mặn, đất giây, đất xám đất đỏ, đất đen, đát nứt nẻ, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Các nhóm đát có giá trị bao gồm:
+ Đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển ( trên 9,7 vạn ha, chiếm 19% đât đai cả tỉnh.).
+ Đất xám có diện tích nhiều nhất ( gần 37,7 vạn ha; chiếm 73,4%) tập trung ở vùng đồi núi thấp giáp với đồng bằng và vùng núi.
+ Đất đỏ và đất đen phân bố chủ yếu ở vùng núi ( trên 1 vạn ha).
-Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có ảnh hưởng như thế nào dến thực động vật?
+ Sự phân bố thực, động vật phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên:
Vùng đồng bằng đất phù sa, đủ nước tưới người ta trồng lúa và hoa màu.
Vùng cát ven biển: trồng dương chắn cát sát biển, bên trong trồng khoai, lạc, ớt,..
Vùng đồi núi nằm trong đới rừng nhiêt đới thường xanh, trong rừng có các loài: lim, dổi, chò, kièn kiền, tre, nứa song , mây, sa nhân hà thủ ô, thiên niên kiện, sâm.
Vùng biển có nhiều loài hải sản như tôm, cua, cá,
Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động kinh tế của địa phương theo bảng số liệu sau:
Năm
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1990
56,5%
16,2%
27,3%
1995
50,4%
16,3%
33,3%
2000
43,6%
21,5%
34,9%
- Vẽ biểu đồ
Nhận xét sự biến động của cơ cấu kinh tế.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ. Khu vực I ( nông, lâm , ngư nghiệp) vẫn chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế, nhưng đang có chiều hướng giảm nhanh. Ngược lại khu vực II, III tăng dần về tỉ trọng. Nhìn chung vẫn là một tỉnh nghèo, công nghiệp có tăng trưởng nhưng chưa khẳng định vai trò then chốt trong nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn. Khi khu kinh tế Dung Quất hoàn thành chắc chắn công nghiệp sẽ khẳng định được vai trò của minh, đời sống nhân dân sẽ giảm bớt khó khăn.
Hướng dẫn sau bài học:
Chuẩn bị ôn tập học kì II
4- Rút kinh nghiệm
Tiết 51
ÔN TẬP
A- Mục tiêu:
- Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về địa lí kinh tế của Việt Nam nói chung, cũng như từng vùng kinh tế nói riêng. ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sự phát trỉển kinh tế xã hội, sự phân bố dân cư của các vùng kinh tế.
- Tiếp tục cũng cố kĩ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ, bảng số liệu thống kê.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, lòng yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
B- Tiến trình tiết dạy:
1- ổn định lớp
2- Giảng bài mới
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Vị trí địa lí
Như cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt là dầu khí
Nằm ở cực nam của đất nước, sát vùng Đông Nam Bộ vùng kinh tế phát triển năng động, có thể giao lưu với các nước khu vực sông Mê Công, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển.
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất, đất nông nghiệp thích hợp với cây công nghiệp lâu năm đặc biệt là cây cao su.
- Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, giàu tiềm năng dầu khí.
- Tài nguyên rừng ngập mặn ven biển, đất phù sa, đất phèn, đát mặn.
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm , lượng mưa lớn.
- Nguồn hải sản cá, tôm phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng., nhiều kênh rạch.
Đặc điểm dân cư xã hội
Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động.
Mặt bằng dân trí chưa cao, nhưng người dân thích ứng linh hoạt với SX hàng hóa.
Công nghiệp
Cơ cấu đa dạng, tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa,Vũng Tàu.
Tỉ trọng SX công nghiệp còn thấp, Công nghiệp chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng.
Nông nghiệp
Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, cà phê, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả.
Giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm của cả nước.
Dịch vụ
Là lĩnh vực kinh tế đa dạng và năng động, TPHCM là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cuả cả nước.
Gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vân tải thủy, du lịch. Xuất khẩu chủ lực là gạo chiếm 80% gao xuất khẩu của cả nước.
Các trung tâm kinh tế
TPHCM, Vũng Tàu, Biên Hòa tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Các TP Cần Thơ, Mỹ tho, Long Xuyên, Cà Mau. Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác.
Các ngành kinh tế biển
Tiềm năng
Sự phát triển
Những hạn chế
Phương hướng phát triển
Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản
Nguồn hải sản phong phú 2000 loài cá, 110 loài có giá trị, ngư trường rộng, nhiều bãi cá, tôm, nhiều đầm phá, sông ngòi, kênh rạch.
Trữ lượng 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ 500 nghìn tấn/ năm.
Khai thác ven bờ gấp 2 lần khả năng cho phép, trong khi khai thác xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.
Phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản, hiện đại hóa công nghiệp chế biến.
Du lịch biển đảo
120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, nhiều đảo có phong cảnh kì thú.
Du lịch biển đang phát triển nhanh.
Chỉ tập trung khai thác hoạt động tắm biển.
Khai thác nhiều loại hình du lịch biển: các môn thể thao, du lịch sinh thái biển, ẩm thực biển,
Khai thác và chế biến khoáng sản biển
Nguồn muối vô tận, nhiều bãi cát chứa oxit titan, nhiều dầu mỏ.
Làm muối phát triển từ lâu đời, ngành hóa dầu đang được hình thành.
Công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển.
Xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng.
Giao thông vận tải biển
Nằm gần nhiều tuyến đường quốc tế quan trọng, nhiều vũng, vịnh, thuận tiện cho việc xây dựng các cảng nước sâu
90 cảng biển, lớn nhất là cảng Sài Gòn.
Chưa đáp ứng nhu cầu kinh tế đối ngoại.
Nâng công suất các cảng biển lên 240 triệu tấn, phát triển đội tàu chở công- ten –nơ, hình thành 3 cụm đóng tàu lớn.
Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện.
Thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Các yếu tố thuận lợi nào đã giúp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước
3-Hướng dãn sau bài học:
Ôn tập kĩ để chuẩn bị kiểm tra học kì II
Luyện tập thêm phần vẽ các loại biểu đồ, phân tích số liệu thống kê
Trường THCS Phổ Thạnh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009
Mã phách
Môn : Địa lí.
Họ và tên: Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
Lớp 9/
"
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Điểm phúc tra
Giám khảo
Mã phách
Câu 1: ( 2 đ) Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Hãy điền tên các bộ phận đó vào hình vẽ dưới đây?
Câu 2: ( 4 đ) Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các nagnhf kinh tế biển?
Câu 3: ( 2 đ) Nêu thực trạng giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta. Nguyên nhân của thực trạng trên.
Câu 4: ( 2 đ) Các yếu tố thuận lợi nào đã giúp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước?
Trường THCS Phổ Thạnh
GV: Nguyễn Văn Dũng
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008- 2009
MÔN; Địa lí 9
Câu 1: ( 2 điểm)
- Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. ( 0,75 đ)
- Điền đúng mỗi ý ghi 0,25 đ ( 0,25 X 5 =1,25 đ)
1- Nội thủy.
2- Lãnh hải.
3- Vùng tiếp giáp lãnh hải.
4- Vùng đặc quyền kinh tế
5- Vùng thềm lục địa.
Câu 2: ( 4 đ)
Chứng minh:
+ Vùng biển rộng với nguồn hải sản phong phú, có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu, bờ biển dài nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản.( 1 đ)
+ Biển là nguồn muối, dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa, dọc bờ biển nhiều bãi cát thuận lợi cho khai thác chế biến khoáng sản. ( 1 đ)
+ Dọc bờ biển từ Bắc vào Nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo và ven biển. ( 1 đ).
+ Nước ta nằm gần đường biển quốc tế quan trọng, ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông để xây dựng cảng, thuận lợi cho giao thông vận tải biển. ( 1 đ).
Câu 3: ( 2 đ)
Thực trạng: ( 1 đ)
+ Sự giảm sút tài nguyên biển thể hiện ở việc giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn, cạn kiệt nhiều loài hải sản, một số loại có nguy cơ tuyệt chủng ( 0,75 đ)
+ Ô nhiễm môi trường biển làm cho nhiều vùng xuống cấp. ( 0,25 đ)
Nguyên nhân: ( 1 đ)
+ Khai thác quá mức, bừa bãi, cháy rừng dẫn đến suy giảm tài nguyên ( 0,5 đ)
+ Các chất thải từ trên bờ biển, hoạt động giao thông trên biển, khai thác dầu khí dẫn đến ô nhiễm môi trường biển. (0,5 đ)
Câu 4: ( 2 đ)
Các yếu tố thuận lợi.
+ Có vị trí thuận lợi. ( 0,25 đ)
+ Nguồn tài nguyên đất. ( 0,25 đ)
+ Có khí hậu cận xích đạo. ( 0,25 đ)
+ Có nguồn nước dồi dào, đa dạng. ( 0,5 đ)
+ Người dân lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa ( 0,75 đ)
Trường THCS Phổ Thạnh
GV: Nguyễn Văn Dũng
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008-2009
MÔN : ĐỊA LÍ 9
TT
Mức độ
Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
1
Pham vi vùng biển Việt Nam
1
2,0
1
2,0
2
Khai thác tài nguyên biển- đảo Việt nam.
1
4,0
1
4,0
3
Vấn đề tài nguyên và môi trường biển- đảo.
1
2,0
1
2,0
4
Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1
2,0
1
2,0
Tổng cộng
2
4,0
1
4,0
1
2,0
4
10,0
File đính kèm:
- Giao an Dia 9 HKII.doc