Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 8 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:

- Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng phát triển sản xuất Nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố sản xuất Nông nghiệp với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

- Rèn kỹ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây Công nghiệp theo vùng.

- Có kỹ năng phân tích bảng số liệu, đọc lược đồ Nông nghiệp Việt Nam.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY-HỌC:

 1. Bản đồ Nông- Lâm - Thuỷ sản Việt Nam.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 8 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm được: - Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng phát triển sản xuất Nông nghiệp hiện nay. - Nắm vững sự phân bố sản xuất Nông nghiệp với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. - Rèn kỹ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây Công nghiệp theo vùng. - Có kỹ năng phân tích bảng số liệu, đọc lược đồ Nông nghiệp Việt Nam. iI. phương tiện dạy-học: 1. Bản đồ Nông- Lâm - Thuỷ sản Việt Nam. 2. átlát VN, vở bài tập, bài tập thực hành Địa Lý 9. 3. SGK, SGV, tài liệu tham khảo III. tiến trình tổ chức các Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1/) 2. Bài cũ : (3/) ? Em hãy nhắc lại các nhân tố tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố Nông nghiệp? 3. Bài mới: (31/) HĐ1. 1. Giới thiệu bài: Các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội nước ta có nhiều thuận lợi cho sự phát triển ngành nông nghiệp. Vậy thì nông nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HĐ2: Cả lớp GV ghi mục bảng mục I: Ngành trồng trọt HĐ3: Cá nhân Bước 1: GV nêu nhiệm vụ Dựa vào bảng 8.1, em hãy cho biết: + Ngành trồng trọt gồm những nhóm cây trồng nào ? + Nhận xét sự thay đổi tỷ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ? Sự thay đổi này nói lên điều gì ? Bước 2: HS làm việc độc lập - HS quan sát bảng 8.1 và chuẩn bị trả lời câu hỏi. Bước 3: HS trình bày kết quả và chuẩn kiến thức - HS trả lời câu hỏi trước lớp, các HS khác bổ sung. - GV: Ngành trồng trọt gồm có cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. Tỉ trọng cây lương thực và cây ăn quả có xu hướng giảm, cây công nghiệp có xu hướng tăng. Đó là một xu hướng tích cực: chúng ta đang phá thế độc canh cây lúa, tăng giá trị hàng hoá cho sản xuất nông nghiệp. - GV chuyển ý: Vậy mỗi nhóm cây có đặc điểm phát triển và phân bố như thế nào, chúng ta tiếp tục nghiên cứu. HĐ4: Nhóm Bước1: GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho các nhóm Thầy (Cô) chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm tìm hiểu về tình hình sản xuất và phân bố của một nhóm cây. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình, các em sẽ nghiên cứu nhiệm vụ của nhóm bạn và đặt một câu hỏi yêu cầu nhóm bạn trả lời. Cụ thể: Nhóm 1 đặt câu hỏi cho nhóm 3, nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhóm 1, nhóm 3 đặt câu hỏi cho nhóm 2. Mỗi nhóm sẽ làm việc trong 5 phút sau đó trình bày kết quả trước lớp. - GV phát phiếu học tập, bản trong, bút dạ cho các nhóm. Nhóm 1: Phiếu học tập số 1: Cây lương thực. Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: Cây công nghiệp. Nhóm 3: Phiếu học tập số 3: Cây ăn quả. - GV nhắc lại lệnh: Mỗi nhóm trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào bản trong và cử đại diện trình bày. Thời gian hoàn thành bài tập này là 5 phút. Bước 2: HS cách làm việc theo nhóm - HS các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập (thời gian 5 phút). - GV đi tới các nhóm và lưu ý nội dung đối với từng nhóm. + Nhóm 1: Chú ý về sự phân bố của ngành trồng lúa. + Nhóm 2: Chú ý phân tích kỷ bảng 8.3 + Nhóm 3: Chú ý liên hệ vốn hiểu biết thực tiễn về trông cây ăn quả. Bước 3: Thảo luận cả lớp - GV công bố hết giờ làm việc theo nhóm và thu phiếu học tập của 3 nhóm. - GV nói: Bây giờ thầy(cô) sẽ yêu cầu đại diện của từng nhóm lên trình bày kết quả. Cả lớp cùng lắng nghe, nêu nhận xét và câu hỏi, đồng thời tranh thủ ghi các kết quả (nội dung bài học) vào vở. Nhóm đầu tiên trình bày là nhóm 1. - Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả (phiếu học tập số 1) - GV treo bảng 1: Ngành trồng trọt, yêu cầu HS cả lớp đối chiếu kết quả làm việc của nhóm1 với bảng tóm tắt về tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng lúa của thầy (cô) giáo và nhận xét. - HS ghi nhanh nội dung tóm tắt về sản xuất cây lương thực vào vở. - GV hỏi: Giải thích vì sao ngành trồng lúa đạt được những thành tựu trên ? Gợi ý: Nhờ những điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội nào ? - HS trả lời: Điều kiện tự nhiên thuận lợi: các đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm... - GV đề nghị nhóm 2 nêu câu hỏi đối với nhóm 1. - HS nhóm 1 trả lời. - GV nhấn mạnh: + Chính sách của Nhà nước: Giao đất giao ruộng cho nông dân; hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật.... Thị trường mở rộng... + Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. - GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ về sự phân bố của cây lúa, các vùng trọng điểm trồng lúa. - GV hỏi: Trong hai vùng trọng điểm đó thì vùng nào là vựa lúa lớn nhất của nước ta ? Vì sao ? - HS trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long, Do: Đồng bằng là nơi có diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước, khí hậu nóng quanh năm... - GV chuyển ý: Trong sản xuất lương thực, ngành trồng lúa đã đạt được những thành tựu lớn. Còn việc trồng cây công nghiệp thì sao ? Thầy (cô) mời đại diện nhóm 2 lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả theo phiếu học tập số 2 - GV yêu cầu HS các nhóm khác đối chiếu kết quả của nhóm 2 với bảng 1 và nhận xét. - GV yêu cầu cả lớp mở bảng 8.3 trong SGK và hướng dẫn HS quan sát, từ đó đưa ra kết luận: nhìn chung cây công nghiệp dài ngày được trồng chủ yếu ở miền núi và cao nguyên, cây công nghiệp ngắn ngày được trồng chủ yếu ở các đồng bằng. - GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ sự phân bố của cây công nghiệp và trả lời câu hỏi: Tại sao Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp ? - HS chỉ bản đồ và trả lời câu hỏi (Vì có nhiều điều kiện thuận lợi: đất ba dan, khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm, được Nhà nước chú trọng đầu tư...). - GV yêu cầu nhóm 3 đặt câu hỏi đối với nhóm 2. - GV hỏi cả lớp: Bạn nào trả lời được câu hỏi này ? Sau khi HS cả lớp không giải thích được thì GV giải thích. - GV chuyển ý: Như vậy, ta thấy việc sản xuất lương thực và cây công nghiệp đều trở thành những ngày sản xuất hàng hoá lớn, tạo ra một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, còn việc trồng cây ăn quả thì thế nào ? cô mời đại diện nhóm 3 lên trình bày. - HS nhóm 3 trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS đối chiếu kết quả của nhóm 3 với bảng 1 và nêu nhận xét. - HS lên chỉ trên bản đồ treo tường vùng phân bố cây ăn quả. - GV yêu cầu nhóm 1 nêu câu hỏi đối với nhóm 3. - HS trả lời. - GV chuyển ý: Như vậy, ta đã nghiên cứu xong tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt, đây là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới như: gạo, cà phê, cao su... Bây giờ chúng ta chuyển sang nghiên cứu phần II để tìm hiểu sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi. - GV ghi bảng II. Ngành chăn nuôi - HS ghi tiêu đề II vào vở. HĐ 5: Cả lớp - GV trình bày khái quát vị trí của ngành chăn nuôi: chiếm tỷ trọng chưa cao song đã đạt được một số thành tựu đáng kể. - GV yêu cầu HS căn cứ vào nội dung SGK (phần II), cho biết: nước ta nuôi những con gì là chính ? - HS trả lời: Trâu, bò, lợn, gia cầm. - GV treo bảng 2 (trống) và yêu cầu HS kẻ nhanh bảng vào vở. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, cùng với sự hiểu biết của mình trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về nội dung cần điền vào bảng thống kê (đã kẻ) - HS các cặp làm việc (điền nội dung vào bảng) - GV gọi một HS lên điều kết quả vào bảng đã kẻ sẵn ở trên bảng, các HS khác nhận xét. - GV kết luận và yêu cầu HS ghi kết quả vào vở - GV gọi HS lên chỉ vùng phân bố: Lợn được nuôi nhiều nhất ở đâu ? Vì sao ? - GV đưa ra sản lượng lợn của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước để chứng minh. - Hỏi: Theo em ngành chăn nuôi nước ta hiện nay đang gặp phải khó khăn gì ? HĐ6. IV- kết luận - Đánh giá (4/) 1. Giáo viên và học sinh kết luận nội dung bài học. 2. Bài tập: a. Chọn và sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng A B Nối 1.Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Đồng bằng sông Hồng. 3. Tây nguyên. 4. Đồng bằng sông Cửu Long. 5. Đông Nam Bộ. a. Lúa, dừa, mía, cây ăn quả. b. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, bông. c. Lúa, đậu tương, đay, cói. d. Chè, đậu tương, lúa, ngô, sắn. e. Cao su, điều, hồ tiêu, câu ăn quả. 1- 2- 3- 4- 5- - HS lên bảng điền kết quả vào bảng đã kẻ sẵn. - GV hỏi: Vì sao em lại chọn và sắp xếp như vậy ? - HS trả lời. b. Học sinh lên chỉ bản đồ: - Các vùng trọng điểm trồng lúa. - Các vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp. - Các vùng trọng điểm trồng cây ăn quả. HĐ7. V- Hoạt động nối tiếp: (6/) GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ bài số 2 trang 37 và về làm bài tập số 2 vào vở bài tập. VI. Phụ lục Phiếu học tập số 1 Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực Dựa vào bảng 8.2, hình 8.2 và kênh chữ trong SGK, kiến thức đã học, em hãy làm rõ: 1. Cơ cấu ngành trồng cây lương thực gồm: ..................................................................................................................................................................................................................... 2. Thành tựa của sản xuất lúa: + So sánh năm 2002 với năm 1980: Diện tích tăng ............... lần Năng suất tăng ............... lần Sản lượng tăng ............... lần Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng ............... lần Nhận xét chung:........................................................................................................................................................................................................................ + Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ mấy thế giới? ......................................................................................................... 3. Phân bố cây lúa...................... .............................................................................................................................................. - Hai vùng trọng điểm lúa:..................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 2: Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp Dựa vào bảng 8.3, hình 8.2 trong SGK và kiến thức đã học, em hãy cho biết: 1. Cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp ..................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Thành tựa trong sản xuất cây công nghiệp: ..................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Phân bố: - Cây công nghiệp hàng năm:............................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................... - Cây công nghiệp lâu năm:............................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................... - Hai vùng trọng điểm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 3 Tình hình sản xuất và phân bố cây ăn quả Dựa vào hình 8.2 và thông tin SGK cùng với sự hiểu biết, en hãy cho biết: 1. Cơ cấu cây ăn quả .................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................. - Một số cây ăn quả của miền Bắc: .................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................. - Một số cây ăn quả của miền Nam: .................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Thành tựu:.................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Phân bố: .................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................. - Hai vùng trọng điểm của cây ăn quả: .................................................................................................................................................................................................................................................. Thông tin phản hồi cho các phiếu học tập số 1, 2, 3 Bảng 1: I. Ngành trồng trọt Loại cây Yếu tố Cây lương thực (Nhóm 1) Cây công nghiệp (Nhóm 2) Cây ăn quả (Nhóm 3) Cơ cấu - Lúa -Hoa màu: Ngô, Khoai, Sắn -Cây CN hàng năm:lạc, đậu, mía, đay - Cây CN lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu Phong phú và đa dạng: cam, táo, bưởi, nhãn, vải, sầu riêng Thành tựu - Mọi chỉ tiêu đều tăng =>đủ ăn và xuất khẩu (một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới) - Tỷ trọng tăng từ 13% lên 23% - Ngày càng phát triển Vùng trọng điểm - ĐB Sông Hồng - ĐB Sông cửu Long - Đông Nam Bộ - Tây Nguyên -Đông Nam Bộ -ĐB Sông cửu Long Bảng 2: I. Ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi Yếu tố trâu, bò (Nhóm 1) Lợn (Nhóm 2) gia cầm (Nhóm 3) Vai trò -Cung cấp sức kéo, thịt, sữa -Cung cấp thịt - Cung cấp trứng, thịt Sốlượng (năm 2002) -Trâu: 3 triệu con -Bò: 4 triệu con - 23 triệu con - Hơn 215 triệu con Vùng phân bố chủ yếu -Trâu: Trung du-miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. - Bò: Duyên hải Nam Trung Bộ - ĐB Sông Hồng - ĐB Sông cửu Long - Trung du Bắc Bộ - Vùng đồng bằng (Lưu ý: Bài này có thể chia ra 3 nhóm nghiên cứu 3 ngành theo bảng gợi ý trên)

File đính kèm:

  • docDIA LI 9 BAI 8 DIA LI NONG NGHIEP BUI VINH TRUONGGIANG.doc
Giáo án liên quan