Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tìm hiểu thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế ở các vùng

1.1. Thiên nhiên và tài nguyên.

Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.

Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).

Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tìm hiểu thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế ở các vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM TÌM HIỂU THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG Thông tin. 1. Trung du và miền núi phía Bắc. 1.1. Thiên nhiên và tài nguyên. Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc. Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m). Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định. Vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện dồi dào nhất nước ta. Ngoài ra, vùng còn giàu có tài nguyên du lịch, tài nguyên đất đai, khí hậu để phát triển nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn). 1.2. Con người và hoạt động kinh tế. Năm 2001 số dân của vùng là 113493 người, mật độ dân số là 65 người/km2 (Tây Bắc) và 138 người/km2(Đông Bắc). Vùng có gần 30 dân tộc ít người sinh sống. Các dân tộc có số dân tương đối đông là :người Mường, người Tày, người Thái, người Nùng, người Thổ, người Mông, người Dao. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của vùng là trồng cây công nghiệp (chè), cây làm thuốc (tam thất, đương quy, đỗ trọng), cây ăn quả (mận, đào, lê, vải) và chăn nuôi trâu, bò. Lúa được trồng nhiều ở các cánh đồng giữa núi, thung lũng, trên các ruộng bậc thang hoặc sườn núi. Ngô, sắn cũng được trồng trên các sườn núi. Nhìn chung, sản xuất lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tại đây vẫn còn tồn tại những hình thức canh tác, sinh sống lạc hậu: đốt rừng làm rẫy, du canh, du cư Hoạt động sản xuất công nghiệp của vùng gồm một số ngành chính: ngành than, ngành điện (thủy điện, nhiệt điện), hóa chất (sản xuất phân bón hóa học, hóa chất cơ bản) và khai thác khoáng sản Ngành du lịch được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây với nhiều loại hình đa dạng: du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội, tôn giáo, tham quan phong cảnh thiên nhiên 1.3. Một số thành phố. Việt Trì, thành phố công nghiệp trung tâm của công nghiệp hóa chất (sản xuất hóa chất cơ bản, phân lân), giấy, vật liệu xây dựng. Thái Nguyên, thành phố công nghiệp gang thép. Hạ Long, thành phố du lịch và cũng là thành phố công nghiệp, thành phố cảng. Hoà Bình, thành phố công nghiệp bên bờ sông Đà, cửa ngõ của vùng Tây bắc, nơi có nhà máy thủy điện Hoà Bình lớn nhất nước ta. Điện Biên Phủ, thành phố trẻ, trung tâm kinh tế-xã hội của tỉnh Điện biên, nơi có di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 2. Tây Nguyên. 2.1. Thiên nhiên và tài nguyên. Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Đây là vùng không giáp biển và có diện tích là 56.082,8 km2, dân số, mật độ 67 người/ km2. Tây Nguyên là bộ phận rộng lớn nhất của hệ thống núi Trường Sơn Nam. Địa hình bao gồm chủ yếu các cao nguyên lượn sóng. Các cao nguyên này tạo ra các bậc địa hình: 100 - 300m, 300 - 500m, 500 - 800m. Về phía đông, các cao nguyên được bao bọc bởi các khối núi, dãy núi cao (cao nhất là Ngọc Linh 2.598m). Sườn của các khối núi, dãy núi đổ dốc xuống các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Tài nguyên chính của Tây Nguyên là các cao nguyên phủ đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi với quy mô lớn. Rừng Tây nguyên có nhiều loài thực, động vật, nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Thực vật có thông nước, thông năm lá, cây quao xẻ tua, gạo lông đen, các loại cây thuốc quý như sâm bố chính, sa nhân, sâm ngọc linh, actisô, xuyên khung Khoáng sản của Tây nguyên không nhiều, đáng kể nhất là bô xit có trữ lượng hang tỉ tấn. Ngoài khoáng sản, Tây nguyên cũng là vùng có trữ năng thủy điện khá lớn trên các sông Xê - xan, Xrê - pốc và thượng nguồn sông Đồng Nai. 2.2. Dân cư và hoạt động kinh tế. Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Raglai, Xơđăng, Cơho, Êđê, Ba Na, Mạ, Mơ NôngNgười Việt (Kinh) có sự phân bố rộng rãi trong vùng do di cư từ các vùng khác đến. So với các vùng khác, Tây Nguyên là vùng thưa dân, tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết cao, người lao động lành nghề, cán bộ khoa học-kĩ thuật còn thiếu. Công nghiệp của vùng đang trong giai đoạn hình thành với các điểm, trung tâm công nghiệp nhỏ. Tây nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. Đây là vùng trồng cà phê, dâu tằm lớn nhất, vùng trồng cao su, chè, hồ tiêu thứ hai cả nước. Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác đã giảm hẳn. - Các thành phố: Tây Nguyên có 3 thành phố tỉnh lị là Plây - cu, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. 3. Đồng Bằng Sông Hồng. 3.1. Thiên nhiên và tài nguyên. Đồng bằng châu thổ sông Hồng gồm thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà tây, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh với diện tích 14.685,5 km2, số dân là 16.862,7 nghìn người (1997). Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, lớp đất phù sa được hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp rất màu mỡ, hàng năm lấn ra biển khoảng 100m ở bờ biển phía đông nam của đồng bằng. Đất đã sử dụng hiện có trên 1triệu ha, chiếm 82,48% diện tích tự nhiên của vùng. Tỉ lệ này cao nhất của cả nước (bình quân của cả nước là 50-56%, Đồng bằng sông Cửu Long là 78,71%). Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng không nhiều, gắn liền với quá trình chinh phục biển. Dọc theo các con sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thống đê ngăn lũ với tổng chiều dài khoảng 1600km. Nét đặc trưng cho khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó có ba tháng nhiệt độ xuống dưới 180C (tháng 12, 1, 2). Tài nguyên khoáng sản ở đồng bằng không nhiều, tiềm năng khoáng sản lớn nhất là than nâu, trữ lượng hàng chục tỉ tấn ở độ sâu từ 200-2000m, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra, vùng còn có tiềm năng về khí đốt. 3.2. Con người và hoạt động kinh tế. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1180 người/km2, năm 1999). Dân số đông, mức độ đô thị hóa nhanh, nguồn lao động có trình độ học vấn cao hơn các vùng khác, nhưng với nguồn lao động quá dư thừa nên việc giải quyết vấn đề việc làm trở nên cấp bách. Đất nông nghiệp chiếm 57,65% diện tích tự nhiên của vùng được sử dụng chủ yếu để trồng lúa. Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai, cung cấp khoảng 20% sản lượng lúa của cả nước. Ngoài ra, vùng còn chuyên canh rau quả thực phẩm, xuất khẩu, nhiều nhất là vụ đông xuân. Vùng ít có khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng khai hoang. Công nghiệp ở đây khá phát triển, đứng thứ hai cả nước với một số nhóm ngành quan trọng: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt may, giày, da, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, cao suTrên địa bàn đồng bằng đã hình thành một số cụm công nghiệp tập trung (Hà Hội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc), các khu công nghiệp lớn. Ngành dịch vụ phát triển mạnh, thương mại chiếm vị trí quan trọng, hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, bưu điện, du lịchmở rộng trên phạm vi cả nước. 3.3. Các thành phố lớn Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật, văn hóa, đào tạo, y tế lớn nhất cả nước. Hải Phòng thành phố cảng. Các thành phố khác: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình. 4. Đồng bằng sông Cửu Long: 4.1. Thiên nhiên và tài nguyên: Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến tre, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang có diện tích tự nhiên 39.569,9km2 và dân số khoảng 16, 4 triệu người (năm 1999). Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt biển từ 3 - 5 m, có khu vực chỉ cao 0,5 đến 1m. Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo và ít thiên tai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên chính của vùng là đất phù sa màu mỡ có diện tích lớn, nhiều diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và những vùng đất phèn, mặn được cải tạo cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Đồng bằng vẫn còn một diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước có ý nghĩa nhiều mặt về kinh tế và môi trường. Vùng biển với thềm lục địa mở rộng có trữ lượng hải sản lớn nhất nước ta. Tuy nhiên vùng cũng có những khó khăn cho sản xuất và đời sống: - Ngập lũ kéo dài trên diện rộng vào mùa mưa. - Diện tích đất đồng bằng phần lớn là đất phèn, mặn và có nguy cơ bị bốc phèn nếu canh tác không hợp lí. 4.2. Con người và hoạt động kinh tế. Số dân của vùng là 16,1 triệu người với mật độ trung bình: 406 người/ km2 (1999). Tốc độ gia tăng dân số của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn đồng bằng sông Hồng. Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm cải tạo đất phèn, mặn để trồng trọt, chọn giống lúa thích hợp cho từng vùng sinh thái kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Đây là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước. Ngoài lúa, vùng còn trồng nhiều cây ăn quả với xu hướng ngày càng gia tăng. Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của đồng bằng nổi bật hơn các vùng khác. Đây là vùng nuôi nhiều tôm, cá, thủy sản xuất khẩu lớn nhất cả nước. Các tỉnh có sản lượng thủy sản lớn là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của vùng khá phát triển chiếm tới hơn 60% giá trị sản lượng công nghiệp của vùng. Tuy nhiên, ngành này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến lương thực, thực phẩm của vùng. 4.3. Các thành phố: Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương. Các thành phố khác: Mĩ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau. 5. Đông Nam Bộ. 5.1. Thiên nhiên và tài nguyên. Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận (còn có nhiều ý kiến về mở rộng ranh giới của vùng ra các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và cả Lâm Đồng, Tiền Giang). Đông Nam Bộ là một dải đất cao hơi lượn sóng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao phổ biến thay đổi từ 20-200m, rải rác có một số ngọn núi cao dưới 1000m. Phần lớn đất đai là đất badan và đất xám phù sa cổ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Khí hậu của vùng mang tính chất cận xích đạo và ít bị thiên tai. Đông Nam Bộ có tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí ở vùng thềm lục địa và gần các ngư trường lớn phong phú hải sản. 5.2. Con người và hoạt động kinh tế. Đông Nam Bộ có số dân là 12.361.000 người, mật độ dân số là 356 người/ km2 (2001). Nguồn lao động khá dồi dào, có kĩ thuật, nhạy bén với tiến bộ khoa học kĩ thuật và tính năng động cao với sản xuất hàng hóa. Đông Nam Bộ có cơ cấu ngành kinh tế khá hoàn chỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 11-12%) và là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta. Công nghiệp chiếm tới 54,8% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (1999). Các ngành chiếm tỉ trọng lớn là: nhiên liệu (dầu mỏ) 28,5%; thực phẩm 27,5%; dệt, may mặc 10,9%; hóa chất, phân bón, cao su 12,2%. Nông nghiệp của vùng khá phát triển với cơ cấu ngành toàn diện. Đông Nam Bộ trồng nhiều cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu (đứng đầu), cà phê (thứ 2), bông (thứ nhất), các loại cây công nghiệp khác như mía, lạc, đậu tương thuốc lá Vùng cũng trồng nhiều cây ăn quả rau, chăn nuôi gia súc, thủy, hải sản 5.3. Các thành phố: + Thành phố Hồ Chí Minh + Các thành phố khác: Biên Hoà, Vũng Tàu, Phan Thiết. 6. Duyên hải miền Trung. 6.1. Thiên nhiên và tài nguyên. Duyên hải miền Trung bao gồm Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) và duyên hải Nam Trung Bộ (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà). Đây là một dải đất hẹp kéo dài theo chiều bắc – nam bên sườn đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Tuy nhiên, theo chiều hẹp tây-đông, thiên nhiên phân hóa rất rõ rệt. Ở tất cả các tỉnh của vùng, từ tây sang đông đều gồm các bộ phận: biển phía đông, đồng bằng hẹp ở giữa và núi phía tây. Vùng đồi chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi rất hẹp và khó xác định. Vùng núi Trường Sơn Bắc có dãy núi đá vôi Kẻ Bàng với động Phong Nha (Quảng Bình) đẹp nổi tiếng, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Chính những đặc điểm của vị trí, địa hình đã làm cho vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác (gió phơn tây nam khô nóng), sông ngòi ngắn dốc, ít phù sa. Đây cũng là vùng đất đai kém màu mỡ và nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên: - Khoáng sản có sắt, crôm, titan, thiếc, đá quý, đá vôi... - Tài nguyên lâm nghiệp tương đối giàu có (sau Tây Nguyên) - Tài nguyên biển có giá trị kinh tế nhiều mặt, vùng có bờ biển dài, đẹp, nhiều vũng vịnh kín gió nhất và cũng là vùng biển rộng lớn có nhiều quần đảo lớn nhất so với các vùng khác. Những điều kiện này là cơ sở để phát triển du lịch, xây dựng cảng biển nước sâu, khai thác, nuôi trồng thủy sản 6.2. Con người và hoạt động kinh tế. Số dân của vùng 16.882.000 người, mật độ khoảng 200người/ km2 (2001). Dân trong vùng chủ yếu là người kinh tập trung đông ở các đồng bằng, nguồn lao động ở đồng bằng dồi dào, số người chưa có việc làm khá cao. Miền núi dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Đây là nơi cư trú của một số dân tộc ít người (người Mường, Thái, Dao, Mông, Xơđăng, Raglai, Cơtu, Êđê, Ba na). Người dân duyên hải miền Trung nổi tiếng về tính năng động, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nhưng nhân tài của vùng ít trở lại quê hương sinh sống. Quá trình sinh sống và lịch sử đã tạo dựng cho vùng đất này nhiều di sản văn hóa, lịch sử. Trong đó có 3 di sản được công nhận là di sản thế giới: Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế), đô thị cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam). Về nông nghiệp, vùng phát triển các ngành trồng cây lương thực, nhưng sản lượng thấp. Cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là sản phẩm hàng hóa của vùng. Các cây công nghiệp được trồng nhiều lạc, mía, thuốc lá, hồ tiêu , cao su, cà phêGia súc được nuôi nhiều là bò, trâu, lợn Khai thác và nuôi trồng thủy sản là nghề quan trọng của vùng. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá nhưng lớn nhất là vùng biển cực Nam Trung Bộ. Sản lượng thủy sản xếp thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có những loại cá, tôm quý như các thu, ngừ, tôm hùm, tôm sú Công nghiệp của vùng nhìn chung còn nhỏ bé, thua kém nhiều vùng khác. Trong vùng nổi lên một số cơ sở công nghiệp tương đối lớn như: xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi Ngoài ra vùng còn có các ngành: khai thác khoáng sản (crôm, thiếc, ôxit titan), công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất hang tiêu dùng. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) đang được chú trọng đầu tư. Việc xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, nhà máy lọc dầu số một ở khu công nghiệp Dung Quất và nhiều dự án về xây dựng cảng biển, khu công nghiệp của các tỉnh khác trong vùng sẽ tạo điều kiện cho vùng có bước phát triển rõ rệt trong thập kỉ tới. 6.3. Các thành phố: Đà Nẵng, Huế, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang, Thanh Hóa. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố khác là các tỉnh lị của mỗi tỉnh trong vùng. 7. Biển Đông các đảo và quần đảo. 7.1. Biển Đông: Biển Đông là một biển lớn và tương đối kín trải dài từ khoảng chí tuyến Bắc (bờ biển Phúc Kiến, Trung Quốc) đến vĩ tuyến 300N (giữa các đảo Banka, Billiton của Indonesia). Phía đông, mở rộng đến đường bờ biển phía tây của các đảo thuộc Philippin. Diện tích khoảng 3 447 000km2. Chín nước nằm quanh biển Đông là: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin và Brunây. Tuy tương đối kín nhưng bốn phía của Biển Đông đều có các đường thông ra hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ thời tiết và khí hậu của biển Đông khá phức tạp. Đây là nơi thường phát sinh nhiều cơn bão. Biển Đông là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng. Trên không phận thuộc biển Đông cũng có nhiều tuyến đường hàng không quốc tế. 7.2. Biển Việt Nam và các đảo. Vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông có diện tích rộng hơn 1 triệu km2. Đường bờ biển dài 3.260km, trong số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có tới 30 tỉnh thành phố, tiếp giáp với biển. Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của nước ta. Số lượng các đảo ven bờ là 2773 hòn đảo. Trong đó, các đảo có diện tích lớn nhất là: Phú Quốc 573 km2 (Kiên Giang), đảo Cát Bà 277km2 (Hải Phòng) và các đảo lớn khác là Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu)Vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiểu đảo nhất của cả nước. Ngoài khơi biển Miền Trung có hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) gồm khoảng trên 30 hòn đảo, cồn, bãi trong một vùng nước rộng ước chừng 15000 km2. Trong đó, Hoàng Sa là đảo lớn nhất với chiều dài hơn 900m, chiều rộng gần 700m. Quần đảo Trường Sa ( tỉnh Khánh Hòa) gồm khoảng 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô trong một vùng biển rộng khoảng 160.000 km2 đến 180.000 km2( từ bắc xuống nam dài khoảng 274 hải lí, từ đông sang tây rộng khoảng 325 hải lí). Trong số 100 hòn đảo, cồn, bãi của quần đảo có 23 hòn đảo thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước với diện tích tổng cộng khoảng 10 km2. Một số hòn đảo lớn nhất của quần đảo là: Ba Bình, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang... Vùng biển nước ta có tài nguyên phong phú và giá trị kinh tế nhiều mặt. Nguồn lợi hải sản phong phú, có thể cho phép khai thác khoảng 1,5 - 2 triệu tấn cá tôm trong một năm. Vùng bờ biển và các đảo có nhiều thắng cảnh đẹp như: vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu... Các vịnh biển kín gió là nơi xây dựng các hải cảng lí tưởng (Cam Ranh, Đà Nẵng, Cái Lân...). Nhiều khu vực ven biển và đảo còn bảo tồn được nguồn tài nguyên sinh vật (khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Vườn quốc gia đảo Cát Bà, Côn Đảo, Hòn Mun...). Dầu khí có 5 bể trầm tích là: Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Bể Mã Lai - Thổ Chu; Cửu LongTổng trữ lượng khai thác ước tính là 4 - 5 tỉ tấn.

File đính kèm:

  • docDai cuong VN 3.doc