Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tìm hiểu vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên

) Phần đất liền

Phần đất liền nước ta nằm trên bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với CHND Trung Hoa, CHDCND Lào và vương quốc Campuchia. Toạ độ địa lí của các điểm cực được thể hiện ở bảng 5.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tìm hiểu vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. Thông tin. 1. Vị trí địa lí. a) Phần đất liền Phần đất liền nước ta nằm trên bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với CHND Trung Hoa, CHDCND Lào và vương quốc Campuchia. Toạ độ địa lí của các điểm cực được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Toạ độ các điểm cực phần đất liền của lãnh thổ nước ta. Điểm cực Địa danh hành chính vĩ độ kinh độ Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23023’B 105020’Đ Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8034’B 104040’Đ Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22022’B 102010’Đ Đông Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 12040’B 109024’Đ b) Phần biển - Diện tích vùng biển rộng khoảng một triệu kilômét vuông có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ và nhiều quần đảo lớn. - Đường bờ biển dài, chạy dọc theo lãnh thổ từ bắc xuống nam làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. - Vùng biển rộng lớn tiếp giáp với vùng biển nhiều nước trong khu vực. c) Ý nghĩa của vị trí địa lí: Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội, ưu thế nổi bật của vị trí nước ta là vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa trông ra Thái Bình Dương rộng lớn nên nước ta vừa có lợi thế của một quốc gia biển, vừa có lợi thế của một quốc gia trên đất liền (hình 44). 2. Điều kiện tự nhiên. a) Địa hình: Đặc điểm chung của địa hình nước ta: - Phần lớn là đồi núi thấp, có cấu trúc theo hướng tây bắc -đông nam, hướng vòng cung. - Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người. b) Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất nổi bật là nền nhiệt độ cao, nhiệt độ không khí trung bình năm vượt trên 210C, lượng mưa lớn (từ 1500 - 2000mm/ năm) tập trung theo mùa và phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Bên cạnh đó khí hậu nước ta còn có sự phân hóa đa dạng giữa các vùng và diễn biến phức tạp. Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: mùa gió đông bắc vàomùa đông (miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ cao áp lục địa Bắc Á; miềnNam chịu ảnh hưởng nhiều của Tín phong đông bắc) và mùa hạ với gió mùa tây nam. Trong năm, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường và có nhiều thiên tai (bão, lốc, mưa lũ, hạn hán). - Miền Bắc ( từ vĩ tuyến 180B ra Bắc) có một mùa đông lạnh, nhiệt độ các tháng mùa đông xuống dưới 200C (biểu đồ hình 45). - Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn có mùa mưa lệch hẳn về thu đông và đầu mùa hạ bị khô hạn do ảnh hưởng của gió phơn tây nam (biểu đồ hình 47). - Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, mùa khô sâu sắc hơn miền khí hậu phía Bắc (biểu đồ hình 46). Tuy nhiên, chế độ gió mùa, độ cao và hướng một số dãy núi lớn đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng, thất thường. Giữa các vùng, khí hậu có sự khác biệt rõ rệt. - Sông ngòi: + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú, phân bố rộng khắp trên cả nước, song phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. + Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hướng tây bắc - đông nam. + Chế độ nước theo mùa (hình 48) và có nhiều phù sa. - Đất trồng: Nước ta có hai nhóm đất chính là đất feralit và đất phù sa. Nhóm đất feralit có nhiều ở vùng đồi núi với nhiều loại đất khác nhau. Trong đó, loại đất feralit trên đá bazan là loại đất tốt và có giá trị kinh tế nhất chỉ có khoảng 2 triệu ha. Nhóm đất phù sa có ở đồng bằng, tập trung ở các đồng bằng lớn như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các đồng bằng Duyên hải miền Trung. Trong nhóm đất này, loại đất tốt có giá trị kinh tế nhất là đất phù sa trong đê ở đồng bằng sông Hồng, và đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Đất chua, mặn có diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long đang được cải tạo phục vụ sản xuất. Đất phù sa loại tốt có khoảng 3,12 triệu ha chiếm 9,5% diện tích tự nhiên. - Sinh vật: Nước ta có giới sinh vật rất phong phú và đa dạng. Về thực vật, nước ta có 14 600 loài thực vật tự nhiên; về động vật có trên 11200 loài và phân loài. Trong đó, có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. Các vùng sinh thái đa dạng, nhưng tiêu biểu nhất là sinh vật của vùng nhiệt đới ẩm. Các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng tiêu biểu nhất. Trong kiểu rừng nhiệt đới gió mùa có rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh và rừng gió mùa rụng lá. Tuy nhiên, giới sinh vật nguyên sinh ở nước ta bị tàn phá, huỷ diệt nặng nề. Sự giảm sút tài nguyên rừng tự nhiên đã làm cho môi trường sống của sinh vật và con người bị đe doạ. - Tài nguyên khoáng sản: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong đó nhiều loại có giá trị đối với sản xuất công nghiệp (trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao) gồm: than, dầu khí, một số khoảng sản kim loại (sắt, crôm, bôxit, đồng) và phi kim loại (apatit, đá quý, đá vôi).

File đính kèm:

  • docDai cuong VN 1.doc
Giáo án liên quan