Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 18: Kiểm tra viết: 1 tiết

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng vào làm bài kiểm tra.

 - Ý thức tự giác học tập của học sinh.

 2. Kỹ năng

 Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên

 Nội dung câu hỏi kiểm tra

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 18: Kiểm tra viết: 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 18 KIỂM TRA VIẾT: 1 TIẾT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng vào làm bài kiểm tra. - Ý thức tự giác học tập của học sinh. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh II. Chuẩn bị 1. Giáo viên Nội dung câu hỏi kiểm tra 2. Học sinh Giấy kiểm tra, đồ dùng học tập III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu 3. Tiến trình bài kiểm tra: (45’) ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm khách quan (3 đ) Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý đúng: Câu 1: Trong các vùng sau vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn nhất ? a. Duyên hải Nam Trung bộ b. Đông Nam Bộ c. ĐBSCL d. ĐBSH Câu 2: (2.5 điểm) Sắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp: A. Loại hình GT B. Vai trò, đặc điểm A + B 1. Đường sông a. Giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa hiện nay. 1+ 2. Đường sắt b. Quan trọng nhất là đường Thống Nhất (Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh) 2+ 3. Đường bộ c. Mới khai thác ở mức độ thấp. Tập trung khai thác ở lưu vực vận tải sông Cửu Long, lưu vực vận tải sông Hồng. 3+ 4. Đường hàng không d. Hoạt động đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại 4+ 5. Đường biển e. Đang được phát triển theo hướng hiện đại. 5+ II. Tự luận(7đ) Câu 1 (2đ): Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải ở nước ta? Câu 2: (2đ): Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet tác động đến đời sống kinh tế xã hội nước ta như thế nào ? Câu 3 (3 đ): Dựa vào bảng số liệu sau em hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1990 và năm 2002 ? Nêu nhận xét ? Năm Tổng số gia súc Gia cầm Trứng sữa Phụ phẩm CN 1990 2002 100 100 63.9 62.8 19.3 17.5 12.9 17.3 3.9 2.4 HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm khách quan (4điểm) Mỗi ý đúng 0.5 đ Câu 1 1 2 3 4 5 B C B A E D II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: (3đ) * Thuận lợi: - Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển với các nước trên thế giới. - Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc Nam, đường bờ biển dài trên 3200 km nên việc giao thông giữa các miền Bắc – Trung – Nam khá dễ dàng. * Khó khăn: - Nước ta có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo chiều Bắc Nam làm cho giao thông có nhiều trở ngại. - Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão , lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá gặp nhiều khó khăn... Câu 2: (2đ) Việc mở rộng dịch vụcó cả hai mặt tích cực và tiêu cực. a. Mặt tích cực: - Dịch vụ điện thoại và Internet giúp cho việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế được tiện lợi và nhanh chóng nhất.(0.75đ) - Học tập trên mạng, trao đổi mua bán trên mạng, đọc báo trên mạng(0.75đ) b. Mặt tiêu cực: Nhiều thông tin hình ảnh đồi trụy, bạo lực nguy hại, nhất là đối với học sinh và thanh thiếu niên(0.5đ) Câu 3: a. Vẽ biểu đồ chính xác, đẹp và có chú dẫn (2.5 điểm) b. Nhận xét: Gia súc, gia cầm, sản phẩm phụ chăn nuôi giảm, trứng sữa tăng. (0.5 đ) HẾT IV: Củng cố/ đánh giá(1’) GV thu bài V: Dặn dò Y/c HS về học bài 16. VI. Rút kinh nghiệm. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ Tuần 10 Tiết 19 Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần biết được: 1. Kiến thức - Nắm vững ý nghĩa vị trí địa lí, những thế mạnh và khó khăn cơ bản của ĐKTN & TNTN, đặc điểm dân cư xã hội của vùng. - Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tiểu vùng TB & ĐB, đánh giá trình độ p/t giữa hai tiểu vùng, tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, p/t kinh tế xã hội. 2.Kĩ năng - Xác định ranh giới của vùng, vị trí một số TNTN quan trọng trên bản đồ. - Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu p/t dân cư xã hội. II. Chuẩn bị 1.GV - Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi BB. - Bảng hệ thống 2. HS Xem bài trước và trả lời các câu hỏi SGK III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ(không). 3. Giới thiệu bài.(1’) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1(10’) *Cách tiến hành: GV dùng lược đồ các vùng kinh tế trọng điểm giới thiệu lãnh thổ vùng Trung du miền núi BB (cả các đảo và quần đảo). GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: Quan sát hình 17.1 hãy xác định vị trí địa lí của vùng? ? Chung đường biên giới với các quốc gia nào? ? Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên, kinh tế-xã hội? (Cấu trúc địa chất, địa hình, tài nguyên). - Khí hậu khu vực có mùa đông lạnh, sát chí tuyến Bắc nên tài nguyên sinh vật đa dạng. - Có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc, Lào, ĐBSH, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quảnhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức. - Yêu cầu một học sinh lên xác định vị trí của vùng trên lược đồ. Hoạt động 2(15’) * Mục tiêu cần đạt: - Biết được ĐKTN& TNTN của vùng và những thuận lợi và khó khăn trong p/t kinh tế. * Cách tiến hành: ? Dựa vào hình 17.1 và kiến thức đã học cho biết đặc điểm chung của ĐKTN miền núi BB và TDBB? - TB địa hình cao, đồ sộ nhất đất nước. - Đông Bắc núi trung bình. - Trung du dạng úp bát có giá trị p/t kinh tế ? GV yêu cầu HS xác định vị trí các mỏ than, sắt, thiếc và các dòng sông Đà, Lô, Gâm, Chảy trên lược đồ? - GV chia nhóm phân công cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: ? Căn cứ vào bảng 17.1 hãy nêu sự khác biệt về ĐKTN giữa hai tiểu vùng TB&ĐB? ? Nêu thế mạnh kinh tế và những khó khăn trong sự p/t kinh tế do ĐKTN? ? Tại sao nói vùng TD & MNBB là vùng giàu có nhất nước ta về tài nguyên khoáng sản và thủy điện? ? Vì sao việc p/t kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và TNTN? - Tài nguyên cạn đất trống đồi trọc p/t, thiên tai biến động - Ảnh hưởng tới môi trường và nguồn nước Đại diện các nhóm báo cáo kết quảnhóm khác nhận xétchốt lại câu hỏi 3. Giáo viên kết luận: GV mở rộng kiến thức Chuyển ý Hoạt động 3(10’) * Cách tiến hành: Y/C HS theo dõi SGK và cho biết: ? Ngoài người kinh vùng TD và MNBB là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người nào? Đặc điểm sản xuất của họ? ? Dựa vào bảng số liệu 17.2 nhận xét sự chênh lệch về dân cư xã hội của hai tiểu vùng ĐB&TB? Kết luận: - TB thấp kém hơn ĐB về dân cư xã hội. - 2 tiểu vùng thấp hơn trung bình cả nước về dân cư xã hội. ? Tại sao TDBB là địa bàn đông dân và p/t kinh tế xã hội cao hơn miền núi BB? (Trung du gần đồng bằng, gần nguồn nước, nguồn đất lớn, thuận lợi giao thông ) ? Hãy kể những công trình p/t kinh tế miền núi BB mà em biết? GV kết thúc bài học Cả lớp/nhóm - HS theo dõi - Thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. Xác định vị trí của vùng trên lược đồ. Cá nhân/ nhóm - Dựa vào H17.1 Và kiến thức hiểu biết trả lời câu hỏi. - Xác định vị trí các mỏvà các dòng sông. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét. Cá nhân - Theo dõi SGK trả lời. - Dựa vào bảng nhận xét. - Suy nghĩ trả lời. - Dựa vào hiểu biết trả lời. I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. - Phía Bắc giáp TQ. - Phía Tây giáp Lào. - Phía Đông Nam giáp biển. - Phía Nam giáp với vùng ĐBSH và BTB. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Là vùng có đặc trưng địa hình cao nhất nước ta, đặc biệt địa hình dạng đồi úp bát có giá trị kinh tế lớn. - Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới p/t. - Tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong phú đa dạng. III. Đặc điểm dân cư- xã hội. - Vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. - Dân tộc ít người chính: Thái, Mường, Dao, Mông, Tày, Nùng. - Đời sống một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, song nhà nước quan tâm p/t kinh tế xóa đói giảm nghèo. IV: Củng cố(4’) 1. Yêu cầu HS lên xác định vị trí của vùng trên lược đồ? 2. Nêu đặc điểm địa hình của hai tiểu vùng? V: Dặn dò(1’) 1. Làm bài tập 1.2.3 SGK và vở BT. 2. Xem trước bài 18 và hình 18.1 VI. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUẦN 10.TIẾT 18-19.DOC