1. Về kiến thức:
- HS cần phân tích được mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giai pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng xuất .
- Suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu
3. Về tư tưởng: Giáo dục tinh thần lao động
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 24 - Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết PPCT:24. Tiết 1. lớp 9/4
Ngày dạy:13/11/09
Người dạy: Trần Thị Hường
THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ
BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- HS cần phân tích được mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồâng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giaiû pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng xuất .
- Suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu
3. Về tư tưởng: Giáo dục tinh thần lao động
- Trọng tâm của bài là vẽ sơ đồ
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên của vùng Đồâng bằng sông Hồng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:5’
?Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1995-2002? HS xác định trên bản đồ 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và Hải Phòng
?Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
2. Mở bài:GV: Em hãy cho biết số dân của đồng bằng sông Hồng năm 2002? HS: 17,5 triệu người. GV:Với số dân như vậy hãy nhận xét? HS : Dân số đông. Vậy dân số và lương thực của vùng có mối quan hệ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
. Bài mới:
HĐ1: Cá nhân
GVyêu cầu hs đọc đề bài , xác định yêu cầu của bài tập:
Dựa vào bảng 22.1. Tốc độ tăng dân số , Sản lượng lương thực Sản lượng lương thực theo đầu người, vẽ biểu đồ đường thể hiện mối quan hệ giữa lương thực và dân số
GV hướng dẫn cách vẽ:
+Vẽ từng đường trong ba đường ,tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người
* Vẽ biểu đồ:GVgọi hs lên bảng hướng dẫn trực tiếp cách vẽ , yêu cầu cả lớp chú ý theo dõi vẽ theo
-Tiến hành:
+Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc.Trục đứng (trục tung )thể hiện độ lớn của các đối tượng (dân số sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người);trục nằm ngang( trục hoành) thể hiện thời gian
+Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục,chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứngvà độ dài của trục nằm ngang để biểu đồ thể hiện tính mĩ thuật và tính trực quan
+Căn cứ số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên hai trục.Khi đánh dấu các năm trên trục ngang lưu ý đến tỉ lệ (khoảng cách năm: 1995-1998 cách 3 năm, 1998-2000-2002 cách 2 năm Thời điểm đầu tiên (1995 ) điểm mốc nằm trên trục đứng
+Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn
+Hoàn thành biểu đồ:
.Ghi số liệu vào biểu đồ
.Ghi chú giải
.Ghi tên biểu đồ
*GVhướng dẫn hs dựa vào sự biến đổi của các đường trên biểu đồ để nhận xét mối quan hệ dân số -lương thực:
Bài tập 2(:15')Cho hs đọc yêu cầu của đề bài
HS thảo luận 5'
Nhóm 1+2:a)Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở ĐBSH ?
Nhóm3:b)Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH?
Nhóm4:c)Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng?
GVhướng dẫn hs:-Câu a) HS phải nêu được 3 vấn đề: Thuận lợi ; khó khăn; các giải pháp phát triển lương thực
- Câu b) Nêu được cây trồng chịu rét , chịu hạn, cho năng suất cao, ổn định
- Câu c)-Nhờ đâu mà tỉ lệ gia tăng dân số giảm? Khi đó lương thực của vùng sẽ như thế nào?
Đại diện HS trình bày, GV chuẩn xác, bổ sung:
.(GV mở rộng :phù sa sông Hồng trung bình 100 triệu tấn /năm tức là 1,5 kg/ 1m3 nước)
Liên hệ với đồng bằng sông Cửu Long
GV: Cho biết chính sách dân số kế hoạch hóa đình ?
HS: Mỗi gia đình có 1 hoặc 2 con.
GV liên hệ gia đình ít con với gia đình đông con
HS nêu một số biện pháp kế hoạch hóa gia đình
GV: Hiện nay đồng bằng sông Hồng là vựa lúa thứ hai của cả nước, góp phần đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ mấy trên thế giới?
HS :Đứng thứ hai
1. Hướng dẫn vẽ biểu đồ
Nhận xét:
-Tổng sản lượng và bình quân lương thực đầu người phát triển nhanh hơn sự gia tăng dân số
2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20,21, hãy cho biết:
a. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
* Thuận lợi: -Đất phù sa màu mỡ Nguồn lao động dồi dào
-Thị trường tiêu thụ rộng
-Trình độ thâm canh cao
* Khó khăn: -thời tiết thất thường
-Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp
-Đấât lầy thụt, đất mặn ,đất phèn
*Giải pháp phát triển lương thực:
-Đầu tư thủy lợi , cơ khí hóa làm đất, chọn giống cây trồng ,vật nuôi tốt, thuốc bảo vệ thực vật, phát triển công nghiệp chế biến
b. Vai trò của vụ đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng.
- Đưa vụ đông vào sản xuất chính mang lại hiệu quả kinh tế cao
c. Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp ,bình quân lương thực đạt trên 400kg/người
IV. Củng cố
GV kiểm tra biểu đồ của hs ,cho cả lớp xem một số biểu đồ đúng ,thẩm mĩ
V. Hướng dẫn bài về nhà
-Đọc bài 23"Vùng Bắc Trung bộ"-xem kênh hình-dự kiến trả lời các câu hỏi trong bài
-Tìm tư liệu và viết tóm tắt giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha -Kẽ Bàng hoặc thành phố Huế
Tuần 13
Tiết PPCT:25. Tiết 2. Lớp 9/4
Ngày dạy:18/11/09
Người dạy: Trần Thị Hường
Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I/MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Sau bài học hs cần:
-Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
-Thấy được những khó khăn do thiên tai hậu quả chiến tranh ,các biện pháp cần khắc phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì CNH_HĐH đất nước.
2. Kĩ năng:
-Biết đọc lược đồ, biểu đồ và khai thác kiến thức để trả lời theo câu hỏi dẫn dắt
-Biết vâïn dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng Bắc -Nam, Đông -Tây trong phân tích một số vấn đề tự nhiên và dân cư xã hội
-Sưu tầm tài liệu để làm bài tập
II/ THIẾT BỊ:
-Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
-Một số tranh ảnh về vùng Bắc Trung Bộ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Ổn định lớp: 1' Kiểm diện, KTSS
1. Mở bài:Chúng ta đã biết những đặc điểm cơ bản về thiên nhiên ,con người và tình hình phát triển của 2 vùng lãnh thổ phía Bắc( HS nêu tên 2 vùng). Bài học hôm nay ,chúng ta sẽ tìm hiểu vùng đầu tiên của dải đất miền Trung.Đó là vùng có tầm quan trọng trong sự liên kết Bắc -Nam,liên kết mọi mặt giữa Việt Nam-Lào,là vùng có tài nguyên khoáng sản,rừng, biển ,du lịch đa dạng và phong phú, là vùng có nhiều thiên tai gây không ít khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng (HS nêu tên vùng)
2. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
10'
20'
10'
Cho hs quan sát hình 23.1 kết hợp với bản đồ tự nhiên của vùng ,xác định vị trí của vùng: đường biên giới quốc gia trên đất liền, dải Trường Sơn Bắc và đường ven biển
Chú ý : -Phía Tây Trường Sơn Bắc là Lào,Thái Lan, Mianma
-Phía đông là biển Đông
GV:Nêu ý nghĩa vị trí của vùng?
HS nêu
GV phân tích mở rộng:
-Cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía Nam
-Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển Đông và ngược lại
-Bắc Trung Bộ là ngã tư đường đối với trong nước và các nước trong khu vực
Vị trí địa lí càng thuận lợi ,cơ hội phát triển càng lớn
GV:Nhận xét hình dáng của vùng?
HS:Hẹp ngang
GVkhắc sâu:Hình dáng hẹp ngang, kéo dài theo hướng TB_ĐN với quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất Bắc -Nam .Vấn đề giao thông vận tải có tầm quan trọng hàng đầu
HS lên bảng xác định dải Trường Sơn Bắc
GVcho hs quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung bộ?
HS:-Phía đông là sườn đón gió gây mưa lớn
-Trường Sơn Bắc là nguyên nhân gây hiệu ứng phơn với gió Tây khô nóng vào mùa hè dẫn đến nguy cơ cháy rừng thiếu nước sinh hoạt
GV: Có thể dẫn chứng câu hát Trường Sơn Đông, Trương Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa bay
GV:Dựa vào hình 23.1 cho biết sự phân hóa lãnh thổ từ Tây sang Đông?
HS:Tây : núi ,gò ,đồi
Đông :đồng bằng hẹp ven biển ,đầm ,phá
GV:Nêu các hoạt động sản xuất theo sự phân hóa lãnh thổ?
HS:Núi ,gò ,đồi:Phát triển rừng ,chăn nuôi gia súc lớn,trồng cây công nghiệp lâu năm
Đồng bằng (Thanh-Nghệ -Tĩnh )là trọng điểm sản xuất lương thực
Đầm phá ven biển:Nuôi trồng thủy sản
GV:Cho hs lên bảng xác định dãy Hoành Sơn
GV:Dựa vào lược đồ hình 23.1 và biểu đồ hình 23.2 hãy:
So sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn?
HS:Rừng và khoáng sản ở phía Bắc dãy Hoành Sơn lớn hơn phía Nam
GV treo tranh hai di sản thế giới và giới thiệu thêm:Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng với động Phong Nha được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (2003) ,là tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phát triển du lịch ở phía Nam dãy Hoành Sơn.GV giải thích từ Phong Nha và giới thiệu thêm về vườn quốc gia Phong Nha.Hàng năm vườn quốc gia Phong Nha -Kẽ Bàng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan
* Cố Đô Huế là di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận năm 1993 nằm bên bờ sông Hương thơ mộng -Kinh đô một thời của Việt Nam, Huế nổi tiếng với đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. GV có thể cho hs hát một số câu hát về Huế.
GV:Bằng kiến thức đã học ,hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ?
HS nêu:Bão, lụt, hạn hán, lũ quét, gió phơn Tây nam, xâm nhập mặn và cát lấn ven biển
GV giải thích : cát bay , cát lấn
GV: Thiên tai nào thường xảy ra và gây khó khăn cho vùng?
HS: Bão ,lũ
GV: Ngoài ra vùng còn chịu ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh: nằm tròng vùng bị chia cắt trong kháng chiến chống Mỹ
GV liên hệ giáo dục HS tinh thần tương thân tương ái : Cả nước đang hướng về khúc ruột miền Trung sau đợt lũ vừa qua
GV:Nêu các biện pháp khắc phục?
HS:-Bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn-Trồng rừng phòng hộ-Xây hồ chứa nước-Triển khai rộng rãi mô hình nông -lâm kết hợp-Xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống các dân tộc cư trú ở vùng núi và gò đồi phía Tây
HS thảo luận 2'
Quan sát bảng 23.1 hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ?
HS lên bảng trình bày trên bản đồ
GV treo tranh một số dân tộc trong vùng. HS quan sát và liên hệ các dân tộc ít người ở Sóc Trăng.
GV:Để phân biệt các dân tộc dựa vào đặc điểm gì?
HS:Ngôn ngữ ,trang phục, tập quán sản xuất ,truyền thống lễ hội
GV: So sánh đặc điểm dân cư của vùng với trung du và miền núi phía Bắc có gì khác?
HS: vùng trung du và MNBB người Kinh sống xen kẽ với người dân tộc
GV: Tại sao có sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế của vùng?
HS: Do ảnh hưởng của địa hình dãy Trường Sơn Bắc
GV:Cho hs đọc bảng 23.2và nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
HS nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với cả nước,đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
GV:Mặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có tiềm năng gì ?
HS : Người dân có truyền thống hiếu học, có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm ,giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh chống thiên tai và chống ngoại xâm.Ngoài ra , vùng có nhiều di tích lịch sử ,văn hóa: Cố đô huế là di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận; có vườn quốc gia và các bãi tắm mang lại tiềm năng lớn về du lịch.
GV cho HS xác định một số bãi tắm: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm...
GV mở rộng: Là nơi sinh ra nhiều nhà danh nhân văn hóa ,chính trị :Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn...
I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
-Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước,giữa nước ta với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
-Hẹp ngang
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Khí hậu:chịu ảnh hưởng sâu sắc của dải Trường Sơn Bắc
-Địa hình:phân hóa từ Tây sang Đông
-Rừng
-Khoáng sản
-Du lịch
-Biển
*Thiên tai: Bão, lũ quét, lụt, hạn hán, cát lấn, cát bay
III/ Đặc điểm dân cư ,xã hội
-Đây là địa bàn cư trú của 25 dân tộc
-Đồng bằng ven biển phía đông :Dân tộc Kinh
-Miền núi, gò, đồi, ở phía tây là các dân tộc ít người
-Nguồn lao dộng dồi dào.
-Mức sống chưa cao
-Cơ sở hạ tầng yếu
IV/ Củng cố:5'
? HS lên bảng xác định vị trí, giới hạn của vùng?
? HS làm bài tập theo nhóm trong phiếu bài tập
V. Dặn dò:
-Học bài theo câu hỏi SGK-Làm bài tập 1,2 trang 85
-Sưu tầm tư liệu (bài viết,ảnh ) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha-Kẽ Bàng hoặc thành phố Huế ,theo chủ đề : thiên nhiên, con người, hoạt động kinh tế , văn hóa. Có thể sưu tầm từ sách báo, tạp chí hình, mạng Internet.
-Đọc bài 24 :Phần kinh tế vùng Bắc Trung bộ-Xem các biểu đồ và lược đồ hình 24.3-Dự kiến trả lời các câu hỏi trong bài
File đính kèm:
- Bai 22 va 23 dia li 9.docx