Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: nắm được đặc điểm của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm ở trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để phát triển bền vững.

2/ Kĩ năng:

 -Phân tích và so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ.

-Củng cố kỉ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê.

-Có kĩ năng viết và trình bày một báo cáo ngắn gọn.

3/ Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề sử dụng, cải tạo và chống xói mòn đất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17. Tiết 34 Ngày soạn: 15/12 Ngày giảng: 24/12 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: nắm được đặc điểm của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm ở trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên; những thuận lợi, khó khăn và giải pháp để phát triển bền vững. 2/ Kĩ năng: -Phân tích và so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ. -Củng cố kỉ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. -Có kĩ năng viết và trình bày một báo cáo ngắn gọn. 3/ Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề sử dụng, cải tạo và chống xói mòn đất. II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC VÀ TƯ LIỆU CẦN THIẾT: Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam. Thước kẻ, máy tính cá nhân, át lát địa lý Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ : Bài mới: *Giới thiệu bài mới: GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học. Cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất trong giờ học. *Vào bài mới: Giáo viên Học sinh Kiến thức cơ bản * GV yêu cầu HS làm bài tập 1/112 sgk * GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận * GV Nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức. * GV hướng dẫn HS viết dàn ý báo cáo. * GV nêu một số thông tin về đặc điểm sinh thái, tình hình sản xuất và phân bố của chè và cà phê trên thế giới. HĐ1(nhóm) * Bước 1: Dựa vào bảng 30.1 trả lời câu hỏi. * Bước 2: Cá nhân trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. * Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời. HĐ2(cá nhân/ cả lớp) * Bước 1: HS nghe GV hướng dẫn viết báo cáo. * Bước 2: HS thu thập thông tin. * Bước 3: HS viết báo cáo. * Bước 4: Đại diện HS lên trình bày báo cáo của mình(có sử dụng bản đồ lược đồ khi báo cáo). Các HS khác góp ý chỉnh sửa để hoàn thiện bản báo cáo. Bài tập 1: Phân tích bảng thống kê 30.1 a. Xác định các loại cây công nghiệp của mỗi vùng: -Cây công nghiệp lâu năm trồng được trên cả hai vùng là cà phê, chè. - Cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được Trung Du và miền núi Bắc Bộ là cao su, tiêu, điều. b. So sánh sự chênh lệch về diện tích và sản lượng chè, cà phê ở hai vùng: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích chè lớn hơn Tây Nguyên 2,8 lần còn sản lượng lớn hơn 2,3 lần. - Tây nguyên có diện tích và sản lượng cà phê rất lớn chiếm 85,1 % diện tích và 90,6% sản lượng cà phê cả nước còn trung du và vùng núi Bắc Bộ chỉ mới trồng thử nghiệm. Bài tập 2: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: chè, cà phê. CÂY CHÈ Chè là loại cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt, thích hợp với loại đất feralit hơi chua, có độ Ph từ 4 đến 6. Năm 2001 nước ta trồng khoảng 98,3 nghìn ha chè, cho sản lượng chè( búp khô) khoảng 75,7 nghìn tấn, đứng thứ 8 trong 44 quốc gia trồng chè trên thế giới . Chè được trồng nhiều hơn ở trung du và miền núi Bắc Bộ với diện tích 67.6 nghìn ha chiếm 68.8% diện tích chè búp khô của cả nước; sản lượng đạt 47 nghìn tấn chiếm 62,1% sản lượng chè búp khô cả nước. Tây Nguyên có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai nước ta với diện tích 24,2 nghìn ha chiếm 24,6% diện tích chè của cả nước; sản lượng đạt 20,5 nghìn tấn chiếm 27,1% sản lượng chè búp khô của cả nước. Sản phẩm chè được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang châu Phi, EU, Tây Á, Nhật Bản, Trung Quốc. CÂY CÀ PHÊ Cà phê rất thích hợp với đất ba dan. Đây là loại cây công nghiệp nhiệt đới thích hợp với nền nhiệt độ, độ ẩm cao song mùa thu hoạch lại phải khô ráo. Năm 2001, nước ta có diện tích cà phê khoảng 565 nghìn ha, cho sản lượng khoảng 840,6 nghìn tấn, đứng thứ hai trong tổng số 73 quốc gia trồng cà phê trên thế giới. Cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên với diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng đạt 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước. Sản phẩm cà phê được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước, đồng thời là mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của ta. Cà phê Việt Nam rất được ưa chuộng trên các thị trường EU, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. Đánh giá: GV chấm điểm bài thực hành của HS Hoạt động nối tiếp: -Hoàn chỉnh bài thực hành. -Xem lại các bài từ 17 đến 30, lập đề cương ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập HKI. DUYỆT: IV.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docbai 30 THUC HANH.doc
Giáo án liên quan