Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 19 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Học sinh cần:

- Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng.

- Nắm được những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng.

- Nắm vững các khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp như khu công nghệ cao, khu chế xuất.

 

doc60 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 19 - Tiết 36 - Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II. Nd: Tuần 19. Tiết 36. BÀI 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( tt). 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng. - Nắm được những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng. - Nắm vững các khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp như khu công nghệ cao, khu chế xuất. b. Kĩ năng: - Kết hợp kênh chữ và kênh hình phân tích và nhận xét các vấn đề quan trọng. - Kĩ năng phân tích và so sánh các số liệu, dữ liệu trong bảng, lược đồ theo câu hỏi. c. Thái độ: Bảo vệ môi trường. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Sgk, giáo án, tập bản đồ, lược đồ vùng. b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Hoạt động nhóm. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: (1’). Kdss 4.2. Ktbc: (không). 4.3. Bài mới: (37’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 * Hoạt động nhóm. Phân tích. - Giáo viên cho học sinh họat động nhóm từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức ghi bảng. * Nhóm 1: Cho biết đặc điểm cơ cấu sản xuất công nghiệp trứơc và sau giải phóng ở vùng có gì thay đổi? TL: # Giáo viên: - Trước 1975: Công nghiệp phụ thuộc, cơ cấu đơn giản, phân bố nhỏ hẹp.. - Sau 1975: Cơ cấu cân đối, đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng: Khai thác dầu; hóa dầu; cơ khí điện tử; công nghệ cao; chế biến lương thực, thực phẩm, xuất khẩu,hàng tiêu dùng. * Nhóm 2: Quan sát bảng 32.1( cơ cấu kinh tế) Nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng và của cả nước? TL: * Nhóm 3: Quan sát H 32.2 nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp của vùng? TL: # Giáo viên: - Tập trung ở 3 trung tâm. - Gồm những ngành: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm - Do lợi thế của thành phố: Vị trí địa lí; nguồn lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng phát triển; chính sách đầu tư .. * Nhóm 3: Những khó khăn trong phát triển công nghiệp vùng ĐNB? TL: # Giáo viên: - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng. - Lực lượng lao động tại chỗ chưa phát triển về lượng và chất. - Công nghệ chậm đổi mới. - Nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Chuyển ý. Hoạt động 2 * Trực quan. + Quan sát bảng 32.2 nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm cùa vùng? Cây công nghiệp hàng năm phát triển như thế nào? TL: - Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp. - Phân bố rộng rãi, đa dạng chiếm diện tích khá lớn. - Cây công nghiệp hàng năm phát triển mạnh. + Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng ĐNB? TL: - Vùng có thế mạnh: Thổ nhưỡng ( đất ba dan và đất xám); Khí hậu cận xích đạo; Tập quán và kinh nghiệm sản xuất; Cơ sở công nghiệp chế biến; Thị trường xuất khẩu. + Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất? Vì sao cây công nghiệp đó được trồng nhiều ở vùng này? TL: - Ưa khí hậu nóng ẩm, ít gió lớn. + Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi? TL: - Chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển. + Quan sát lược đồ vùng xác định vị trí hồ Dầu Tiếng, Thủy điện Trị An? Vai trò? TL: - Công trình thủy điện lớn nhất nước, diện tích 270 km2 chứa 1,5 tỉ m3. - Trị An điều tiết nước cho nhà máy thủy điện Trị An, cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, khu công nghiệp, đô thị tỉnh Đồng Nai IV. Tình hình phát triển kinh tế : 1. Công nghiệp: - Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng. - Công nghiệp – xây dựng chiềm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng. - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Nông nghiệp: - Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. - Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm phát triển mạnh đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả. - Chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp. 4.4. Củng cố và luỵên tập: (4’). – Hướng dẫn làm tập bản đồ. + Ngành sản xuất công nghiệp của vùng như thế nào? - Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng. - Công nghiệp – xây dựng chiềm tỉ trọng lớn (59,3%) trong cơ cấu kinh tế của vùng. - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. + Chọn ý đúng, sai : Cao su được trồng nhiều ở ĐNB vì: a. Có nhiều vùng đất ba dan màu mỡ, lao động có kinh nghiệm trồng cao su. b. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, Nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh. c. Là nguyên liệu sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp, thị trường lớn. d. Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến; thị trường xuất khẩu. Đáp án. a,b,c, đúng; d sai. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) - Học thụôc bài. - Chuẩn bị bài mới: Vùng ĐNB (tt). Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nd: Tuần 20. Tiết 37. BÀI 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ( tt). 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Hiểu dịch vụ là họat động kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn TNTN và kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm. - Hiểu được TPHCM và các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu các vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tầm quan trọng đặc biệt với ĐNB và cả nước. - Hiểu rõ khái niệm vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. b. Kĩ năng: Khai thác thông tin trong lược đồ, bản đồ, c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, lược đồ vùng. b. Học sinh: sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Hoạt động nhóm . 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: (1’). Kdss. 4.2. Ktbc: (4’). + Ngành sản xuất công nghiệp như thế nào? (7đ). - Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngàn quan trọng. - Công nghiệp – xây dựng chiềm tỉ trọng lớn (59,3%), trong cơ cấu kinh tế của vùng - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu + Chọn ý đúng: Cao su được trồng nhiều ở ĐNB vì: (3đ). a. Có nhiều vùng đất ba dan màu mỡ, lao động có kinh nghiệm trồng cao su. b. Khí hậu có tính chất cận xích đạo,nền nhiệt ẩm cao, ít gió mạnh. c. Là nguyên liệu sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp, thị trường lớn. d. Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến; thị trường xuất khẩu. * Đáp án. a,b,c, đúng; d sai. 4.3. Bài mới: (33’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 * Trực quan. + Quan sát bảng 33.1 (tỉ trọng.) nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng so với cả nước? TL: - Tỉ trọng các dịch vụ có chiều hướng giảm (1995 -2002). - Giá trị tuyệt đới của các loại hình dịch vụ cần tăng nhanh. - Giáo viên cho họat động nhóm từng địa diện nhóm trình bày bổ xung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng? * Nhóm 1: Quan sát H 14.1 cho biết từ TPHCM đi các thành phố khác bằng những loại hình giao thông nào? TL: # Giáo viên: - Nhiều loại hình giao thông: Oâtô, đường sắt, biển, hàng không. * Nhóm 2: Phân tích vai trò đầu mối giao thông vận tải của TPHCM? TL: # Giáo viên: - Các tuyến đường trong hệ thống giao thông của vùng taọ thành mạng lưới quy tụ tại TPHCM là tiêu đề tạo nên sự giao lưu trong vùng, liên vùng và quốc tế. * Nhóm 3: Quan sát H 33.1 và kiến thức đã học cho biết vì sao ĐNB có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? TL: # Giáo viên: - Vị trí địa lí kinh tế thuận lợi. - Có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác. - Vùng phát triển năng động có trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trội. - Số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với tiến bộ khoa học, tính năng động với nền sản xuất hàng hóa. * Nhóm 4: Hoạt động xuất khẩu của TPHCM có những thuận lợi gì? TL: # Giáo viên: - Vị trí thuận lợi (cảng Sài Gòn). - Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại. - Nhiều ngành kinh tế phát triển taọ ra nhiều hàng xuất khẩu. - Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất. + Tại sao tuyến du lịch từ TPHCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp? TL: - TPHCM là trung tâm vùng du lịch phía Nam, khách du lịch đông. - ĐNB có số dân đông, thu nhập cao nhất nước. - Các điểm du lịch trên có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển( khách sạn, khu vui chơi). - Khí hậu quanh năm tốt cho sức khỏe,phong cảnh đẹp, (đô thị, cao nguyên, bãi biển). Chuyển ý. Hoạt động 2 * Trực quan. - Giáo viên giới thiệu khái quát 3 trung tâm kinh tế ở ĐNB. + Xác định vị trí các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên bản đồ kinh tế VN? TL: Học sinh xác định. + Quan sát bảng 33.2 ( biểu đồ. Tỉ trọng ) nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước? TL: - Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước. - Tỉ trong GDP của vùng chiếm 35.1% so với cả nước. - Cơ cấu vùng có sự chuyển dịch to lớn. Tỉ trọng GDP trong công nghiệp xây dựng lên tới 56,6% cả nước. - Dịch vụ là ngành kinh tế phát triển mạnh.Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% cả nước. 3. Dịch vụ: - Dịch vụ rất đa dạng gồm các họat động thương mại, du lịch vận tải. - Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến động. - TPHCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của ĐNB và cả nước. - ĐNB là nơi có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài cả nước. V. Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đới với ĐNB và đối với các tỉnh phía nam của cả nước. 4.4. Củng cố và luỵên tập: (4’) –Hướng dẫn làm tập bản đồ. + Ngành dịch vụ của ĐNB như thế nào? - Dịch vụ rất đa dạng gồm các họat động thương mại, du lịch vân tải. - Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến động. - TPHCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của ĐNB và cả nước. - ĐNB là nơi có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài cả nước. + Chọn ý đúng: Tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: @. Tây Ninh, Long An. b. Cần Thơ, Tây Ninh. c. Tiền Giang, Long An. d. Cần Thơ, Tiền Giang. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) – Học thuộc bài. - Chuẩn bị bài mới: Thực hành. Chuẩn bị theo yêu cầu bài thực hành. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nd: Tuần 21. Tiết 38. BÀI 34: THỰC HÀNH. PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ. 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phái Nam. b. Kĩ năng: - Sử lí phân tích số liệu thống kê. Tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn,liên hệ thực tiễn c. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bộ môn. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, lược đồ tự nhiên VN.. b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Kỹ năng tổng hợp kiến thức 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: (1’). Kdss. 4.2. Ktbc: (4’). + Ngành dịch vụ của ĐNB như thế nào? (7đ). - Dịch vụ rất đa dạng gồm các họat động thương mại, du lịch vân tải. - Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến độ - TPHCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của ĐNB và cả nước - ĐNB là nơi có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài cả nước. + Chọn ý đúng: Tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: (3đ). @. Tây Ninh, Long An b. Cần Thơ, Tây Ninh. c. Tiền Giang, Long An. d. Cần Thơ, Tiền Giang. 4.3. Bài mới: (33’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thịêu bài mới. Hoạt động 1 * Tổng hợp kiến thức - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ. hình cột. + Tiến hành vẽ : Ghi chú: . + Nhận xét biểu đồ.? TL: - các ngành công nghiệp trọng điểm vùng ĐNB thể hiện thế mạnh sản xuất công nghiệp của vùng và chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. - Các ngành có tỉ trọng ưu thế cao so với cả nước: Nhiên liệu ( dầu thô 100%); Cơ khí điện tử; Hóa chất, Chuyển ý. Hoạt động 2. * Hoạt động nhóm - Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đại diện nhóm trình bày bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức ghi bảng. * Nhóm 1: Những nguồn công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có của vùng? TL: # Giáo viên: - Khai thác nhiên liệu - Điện. - Chế biến lương thực,thực phẩm. * Nhóm 2: Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động? TL: # Giáo viên: - ngành chế biến lương thực, thực phẩm. - Ngành công nghiệp dệt may. * Nhóm 3: Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao? TL: # Giáo viên: - Các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, ngành điện. - các ngành công nghiệp cơ khí điện tử. - Các ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng. * Nhóm 4: Vai trò của vùng ĐNB trong phát triển công nghiệp của cả nước? TL: # Giáo viên: - Là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước 351% (2002). Giá trị gia tăng bình quân đầu người (2002) đạt 17,84 tr đồng,gấp 2,6 lần mước bình quân của cả nước. - Công nghiệp là thế mạnh của vùng,sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 56,5% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (2002). . - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ba trung tâm kinh tế lớn tạo lên ba cực tam giác phát triển công nghiệp đã đạt trình độ cao về phát triển kinh tế, vượt trước nhiều mặt so với vùng khác trong cả nước. Bài tập 1. . - Trục tung thể hiện tỉ lệ % chia thành 10 đoạn. - Trục hoành thể hiện tỉ trọng của một số sản phẩm công nghiệp. - Các ngành công nghiệp trọng điểm vùng ĐNB thể hiện thế mạnh sản xuất công nghiệp của vùng và chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. - Các ngành có tỉ trọng ưu thế cao so với cả nước: Nhiên liệu ( dầu thô 100%); Cơ khí điện tử; Hóa chất, Bài tập 2: 4.4. Củng cố và luỵên tập: ( 4’). + Dựa vào biểu đồ. H 34.1 sgk, và kiến thức đã học chọn từ thích hợp để điền vào nhận xét sau: - Trong các vùng kinh tế của cả nước, vùng ĐNB chỉ chiếm (a).. về Diện tích (b) .về dân số nhưng là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất so với (c). của vùng và so với công nghiệp của các vùng khác trong cả nước. Năm 2001 các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng chiếm tỉ lệ cao so với cả nước là (d) TL: (a). 7,2%; (b). 13,7%; (c). Các ngành kinh tế; (d). Dầu thô, cơ khí, điện tử, Hóa chất dệt may, chế biến lương thực và thực phẩm. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’). – xem lại bài thực hành. - Chuẩn bị bài mới: Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nd: Tuần 22. Tiết 39. BÀI 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Hiểu được đồng bằng sông Cữu long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước phong phú, đa dạng; người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế động lực. b. Kĩ năng: - Làm quen với khái niệm chủ động sống chung với lũ. - Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình giải thích một số vấn đề bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long. c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: giáo án, tập bản đồ, sgk, lược đồ vùng. b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Phương pháp đàm thoại. – Hoạt động nhóm 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: (1’). Kdss. 4.2. Ktbc: (không). 4.3.Bài mới: (37’). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1 * Trực quan. + Quan sát lược đồ vùng cho biết vùng gồm mấy tỉnh? Diện tích? Dân số? TL: - 13 tỉnh. - Diện tích 39.734 km2. - Dân số: 16,7 tr người (2002). + Xác định ranh giới của vùng trên đất liền và các đảo, quần đảo? TL: - CaÙc đảo và quần đảo trong vịnh Thái Lan và biển Đông. + Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? TL: - Liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Giữa một khu vực năng động nhất nước ta. - Vùng nằm gần các tuyến đường giao thông khu vực và quốc tế, cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Công. - Vùng có bờ biển dài gồm nhiều đảo và quần đảo. - Đồng bằng châu thổ rộng phì nhiêu – vùng sản xuất lương thực lớn nhất, vùng thủy sản, vùng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta.. Chuyển ý. Hoạt động 2 * Hoạt động nhóm * Trực quan. + Quan sát H 35.1( lược đồ vùng).cho biết địa hình đồng bằng có đặc điểm gì? TL: - Độ cao trung bình 3 – 5m so với mực nước biển. - Độ dốc trung bình 1cm/km. + Với vị trí địa lí của vùng khí hậu có đặc điểm gì? Sinh vật có đặc điểm gì? TL: - Giáo viên tuy là vùng ít bão hoặc nhiễu loạn thời tiết song gần đây có nhiều những tai biến thiên nhiên. + Quan sát H 35.1 cho biết những loại đất chính của vùng và sự phân bố? TL: - Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu màu mỡ thích hợp trồng lúa nước, cây con cây ăn quả. - Đất phèn: Đồng Tháp Mười, Hà Tiên,Cà Mau. - Đất mặn dọc vành đai biển Đông, vịnh Thái Lan. Được cải tạo nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng ngập mặn. - Giáo viên chia nhóm cho học sinh họat động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức ghi bảng. * Nhóm 1: Quan sát H35.2 ( sơ đồ) nhân xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng để sản xuất lương thực, thực phẩm? TL: # Giáo viên: - Nguồn nước tự nhiên dồi dào. - Nguồn cá và thủy sản phong phú. - Bồi đắp phù sa hàng năm, mở rộng đất mũi Cà Mau. - Trong yếu đường giao thông quan trọng trong và ngoài nước. * Nhóm 2: Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng ? TL: # Giáo viên: - Đất phèn đất mặn chiếm diện tích lớn. - Mùa khô kéo dài, nước biển xâm nhập, gây thiếu nước ngọt. - Mùa lũ gây ngập úng diện tích rộng. - Giải pháp: Cải tạo đất; thoát nước cấp nước ngọt cho mùa khô; chung sống với lũ và khai thác lợi thế do lũ mang lại; chuyển hình thức canh tác sang nuôi trồng thủy sản, cá bè, nuôi tôm. + Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn đất mặn? TL: - Diện tích hai loại đất trên lớn, có thể sử dụng sản xuất nông nghiệp cần phải cải tạo: Aùp dụng biện pháp thau chua, rửa mặn, giữ nước ngọt; Đầu tư lượng phân bón lớn (lân) cài tạo đất, chọn giống cây trồng thích hợp. Chuyển ý. Hoạt động 3 * Phương pháp đàm thoại + Nêu sự phân bố dân cư của vùng có điểm gì giống và biệt với đồng bằng sông Hồng? TL: - Đồng bằng sông Hồng chỉ có người kinh. + Quan sát bảng số liệu 35.1 nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng so với cả nước? TL: - Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí và tốc đô thị hóa thấp. - Vùng đông dân thích ứng với sản xuất hàng hóa. + Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long? TL: - Chỉ tiêu tỉ lệ người biết chữ và dân số thành thị thấp hơn so với trung bình cả nước. - Yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng vùng động lực kinh tế. I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: - Là vùng tận cùng phíaTây Nam của tổ quốc ta. - Giáp CPC; Vịnh Thái Lan; biển Đông; vùng ĐNB. - Rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất nước ta. II. ĐKTN và TNTN: - Địa hình tương đối bằng phẳng (Diện tích 39.734km2). - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú. - Sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, đa dạng. - Có 3 loại đất chính giá trị kinh tế cao: phù sa ngọt ( 1,2 tr ha); đất phèn, mặn ( 2,5 tr ha). - TNTN có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp. - Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của vùng. III. Đặc điểm dân cư, xã hội: - Là vùng đông dân có nhiều dân tộc ít người sinh sống như người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. - Người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, với lũ hàng năm. - Mặt bằng dân trí chưa cao. 4.4. Củng cố và luỵên tập: (4’). Hướng dẫn làm tập bản đồ. + Nêu ĐKTN và TNTN của vùng đồng bằng sông Cửu Long? - Địa hình tương đối bằng phẳng (Diện tích 39.734km2). - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú. - Sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, đa dạng. - Có 3 loại dất chính giá trị kinh tế cao: phù sa ngọt ( 1,2 tr ha); đất phèn, mặn ( 2,5 tr ha). - TNTN có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp. - Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của vùng. + Chọn ý đúng: Sự khác biệt về dân cư giữa đồng bằng sông Cữu Long với đồng bằng sông Hồng là: a. Chỉ có người Kinh sinh sống. @. Có rất nhiều dân tộc cùng chung sống. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’). –Học thuộc bài. - Chuẩn bị bài mới: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tt). - Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nd: Tuần 23. Tiết 40. BÀI 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TT). 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Học sinh cần: - Hiểu được vùng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước. - Hiểu rõ công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng. b. Kĩ năng: Phân tích dữ liệu bảng thống kê c. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bộ môn. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, lược đồ vùng. b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan. - Hoạt động nhóm 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: (1’). Kdss. 4.2. Ktbc: (4’). + Nêu ĐKTN và TNTN của vùng đồng bằng sông Cửu Long? (7đ). - Địa hình tương đối bằng phẳng (Diện tích 39.734km2). - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú. - Sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, đa dạng. - Có 3 loại dất chính giá trị kinh tế cao: phù sa ngọt ( 1,2 tr ha); đất phèn, mặn ( 2,5 tr ha). - TNTN có nhiều thế mạnh để phát

File đính kèm:

  • docdia 9 ky II.doc