Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 23 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Kiến thức.

 Sau bài học, học sinh cần :

- Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm cả nước.

- Vị trí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nước phong phú, đa dạng, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực.

2. Kĩ năng.

- Làm quen với khái niệm chủ động sống chung với lũ ở ĐBSCL

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 23 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 39 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. Sau bài học, học sinh cần : - Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm cả nước. - Vị trí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nước phong phú, đa dạng, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực. 2. Kĩ năng. - Làm quen với khái niệm chủ động sống chung với lũ ở ĐBSCL - Xác định vị trí địa lí của vùng. - Vận dụng để tạo thành phương pháp kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở ĐBSCL. II. Chuẩn bị. 1. GV. - Lược đồ tự nhiên của ĐBSCL - Tranh ảnh về ĐBSCL nếu có 2. HS. - Xem bài trước và dự kiến trả lời câu hỏi SGK - Nghiên cứu vị trí địa lí vùng ĐBSCL. III. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định và kiểm tra bài cũ (không kiểm tra). 2. Giới thiệu bài mới (LDSGK). 3. Dạy bài mới. HĐcủa GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 (12’) * Hình thức tổ chức. GV giới thiệu vị trí phạm vi lãnh thổ của vùng trên lược đồ vùng ĐBSCL. GV chia nhóm cho HS thảo luận nội dung sau: ? Dựa vào hình 35.1 và SGK cho biết ĐBSCL gồm mấy tỉnh ? Diện tích ? Dân số ? ? Hãy xác định ranh giới của vùng trên đất liền và các đảo, quần đảo trong vùng ? Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm bạn nhận xét bổ sung GV chuẩn xác kiến thức. ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ? (- Liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Công. - Vùng có đường bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo. - Đồng bằng châu thổ rộng, nhiều phù sa...) GV kết luận: Hoạt động 2(20’) * Hình thức tổ chức. Chia nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: ? Quan sát hình 35.1 và thực tế cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình ĐBSCL ? (- Độ cao trung bình 3-5m so với mặt biển. - Độ dốc trung bình 1cm/km...) ? Khí hậu có đặc điểm gì? Sinh vật có đặc điểm gì ? (GV lưu ý : Tuy là vùng ít có bão. Nhưng những năm gần đây do biến đổi của thời tiết...) - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm bạn nhận xét bổ sung GV chuẩn xác kiến thức. ? Dựa vào hình 35.1 hãy cho biết các loại đất chính ở ĐBSCL ? Giá trị của từng loại đất ? (- Đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn quả. - Đất mặn ven biển thích hợp cho việc nuôi tôm...trồng rừng). GV chuẩn xác kiến thức: ? Dựa vào hình 35.2 nhận xét thế mạnh về TNTN ở ĐBSCL để sản xuất lương thực, thực phẩm ? GV kết luận: Chú ý 4 lợi thế của sông Mê Công. - Nguồn nước tự nhiên dồi dào. - Thủy sản phong phú. - Bồi đắp phù sa hàng năm. - Tuyến đường giao thông quan trọng trong và ngoài nước. ? Bằng sự hiểu biết của mình cho biết một số khó khăn của ĐBSCL trong kinh tế ? (- Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn. - Mùa khô kéo dài gây thiếu nước. - Mùa lũ gây ngập úng diện rộng...) ? Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn ở ĐBSCL? Hoạt động 3(10’) * Hình thức tổ chức. ? Dựa vào vốn hiểu biết cho biết đặc điểm dân tộc của ĐBSCL có gì giống và khác ĐBSH ? (ĐBSH chỉ có người kinh...) ? GV dựa vào bảng 35.1 nhận xét tình hình dân cư xã hội ở ĐBSCL so với cả nước: - Chỉ tiêu nào cao hơn cả nước ? - Chỉ tiêu nào thấp hơn cả nước ? GV chốt kiến thức: Cá nhân/nhóm - Quan sát lược đồ. -Thảo luận theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm bạn nhận xét bổ sung. Trả lời (theo hiểu biết của cá nhân) Cá nhân/nhóm - Thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm bạn nhận xét bổ sung. - Trả lời (theo hình) - Nhận xét - Theo dõi gợi ý của giáo viên. - Trả lời - Trả lời Cá nhân - Trả lời. - Nhận xét trả lời. I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ. - Vị trí nằm liền kề phía Tây vùng ĐNB. + Bắc giáp Campuchia. + Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan. + Đông Nam giáp biển Đông. + Đông Bắc giáp vùng ĐNB. - ĐBSCL có đ/k thuận lợi để kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. - Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực ĐNÁ. 2. ĐKTN & TNTN. - Địa hình tương đối bằng phẳng. - Diện tích khoảng 39.734 km2. - Khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú. - Sinh vật trên cạn và dưới nước phong phú đa dạng. - Có 3 loại đất chính: + Đất phù sa ngọt chiếm 1.2 triệu ha. + Đất phèn, đất mặn 2.5 triệu ha. Kết luận: - TNTN có nhiều thế mạnh để nông nghiệp. - Lợi thế của sông Mê Công... III. Đặc điểm dân cư, xã hội. - Là vùng đông dân và có nhiều dân tộc sinh sống (kinh, khơ me, chăm, hoa...) - Người dân cần cù lao động, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. - Mặt bằng dân trí chưa cao. IV. Củng cố (2’). 1. Nêu thế mạnh về một số TNTN để kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL ? 2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCL ? V. Hoạt động nối tiếp(1’). 1. Học bài và làm bài tập trong SBT.chuẩn bị giấy kiểm tra tiết sau kiểm tra 15’. 2. Xem trước bài 36 và dự kiến các câu trả lời. VI. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUẦN 23.TIẾT 39.DOC